Lana Huyền Chi - Lại "cố đấm ăn xôi" đường sắt cao tốc

Ngỡ rằng việc đường sắt cao tốc sẽ lắng dịu đi khi mà
đất nước còn bao việc quan trọng hơn cần phải làm, như nhà
ở và quyền lợi công nhân, qui hoạch ruộng đất của nông
dân, lạm quyền gây thương vong cho dân trong khi thi hành công
vụ, nền giáo dục lạc hậu, điện năng thiếu trầm trọng,
nhà máy xí nghiệp dùng đồ Trung Quốc - do nhà thầu Trung Quốc
xây dựng lắp đặt bị trục trặc khó sửa lành lặn, doanh
nghiệp nhà nước trước những nguy cơ phá sản vỡ nợ .v.v...
Nhưng không, nó (việc xây dựng đường sắt cao tốc) lại
được khởi động lại sau khi bị quốc hội bác bỏ chưa lâu.

<center>* * *</center>

Thời gian qua, nhiều đại biểu quốc hội, các nhà chuyên môn,
báo chí và hàng nghìn blogger đã đưa ra những luận cứ đầy
đủ tính khoa học và kinh tế. Kết luận chung có thể tóm lại
là: "Hãy tạm quên đường sắt cao tốc đi. Khi nào dân giàu
nước mạnh, có nhu cầu thực sự thì sẽ tính đến sau". Ngoài
những ý kiến phân tích sắc bén ấy, gần đây, đã có thêm
những sự kiện thực tế, cho thấy rất cần phải kiên quyết
ngăn chặn cái "đường sắt cao tốc điên khùng" này lại.

Đó là việc Vinashin đứng trước nguy cơ phá sản, vỡ nợ
khiến chính phủ phải bơm thêm tiền, phải chỉ đạo các doanh
nghiệp nhà nước khác xúm vào gánh chịu hậu quả thay. Một
câu hỏi không thể không đặt ra là: Vì giá vé không phù hợp
với thu nhập của đa số dân Việt Nam, tàu hỏa cao tốc cũng
nằm đắp chiếu như những con tàu to đoành hoành tráng của
Vinashin thì sao? Món nợ Vinashin hơn 4 tỷ USD đã điêu dứng
rồi, thế món nợ đường sắt cao tốc những gần 100 tỷ USD
không hoàn lại được thì làm thế nào? Giải tán chính phủ,
hay tuyên bố nhà nước phá sản?

Đó là việc ngày càng thêm nhiều những vụ tai nạn đường
sắt xảy ra. Đường sắt thấp tốc đã không khắc phục ngăn
chặn được thì sao đảm bảo an toàn cho tuyến đường sắt
cao tốc? Có người "ní nuận" rằng "đường sắt cao tốc có
đường riêng". Vâng, đúng là đường riêng, nhưng có cấm
được dân và trâu bò qua lại không? Có cấm được trẻ em
(và có khi cả người lớn) ném đá "thử xem cái tàu cao tốc
nó bền cỡ nào (!)"? Dải phân cách bằng thép trên các tuyến
đường lớn, gần đô thi, đông người qua lại người dân còn
dỡ đi, ngay dưới hành lang an toàn đường dây điện 500KV
người dân còn liều ở, thử hỏi làm sao ngăn chặn được
việc xâm phạm hành lang an toàn đường sắt cao tốc?

Đó là việc dân Bắc Giang biểu tình phá cổng tỉnh, dân Thái
Bình phơi nắng cán bộ nghành điện, dân Nghệ An khuân cột
điện chắn tỉnh lộ vì mất điện dài ngày, dân Bồng Miêu -
Quảng Nam tập trung phản đối công an tra tấn dã man người
dân mót quặng, phấn khích đến độ cao trào, họ đã xông vào
nhà máy, đập phá cơ sở vật chất, truy đuổi cán bộ và
lấy đi những năm tấn quặng vàng ... cho thấy tinh thần đấu
tranh của người dân ngày càng dâng cao. Làm đường sắt cao
tốc, lấy đi hàng trăm nghìn hecta đất, ảnh hưởng cuộc
sống của hàng vạn hộ dân, chắc hẳn sẽ có nhiều cán bộ
bị phơi nắng, nhiều cổng tỉnh bị phá sập, nhiều con
đường bị tắc nghẽn (vì dân biểu tình).

Những dự án kiểu "Đường sắt cao tốc" hay "trục Hồ Tây -
Ba Vì" là không khoa học, không kinh tế, không có lợi về mặt
chính trị - xã hội. Vì thế chúng mới bị phản đối rầm
rầm. So sánh với những dự án khác, như mua vũ khí của Nga,
làm đường sắt đô thị một ray, xây nhà chung cư cho người
thu nhập thấp ... nào có mấy ai ý kiến ý cò, vì nó sát thực
tế, hợp lòng người.

<center>* * *</center>

Có những việc (như buôn lậu ma túy) người ta biết rõ là
hại cho cộng đồng, nhưng vì lợi ích cá nhân nên vẫn cứ
liều chết lao vào. Đường sắt cao tốc, đường hướng tây
Thủ Đô - Ba Vị dù bị chỉ trích, ngăn chặn nhưng người ta
vẫn không chịu dừng lại, phải chăng cũng là vì lợi ích cá
nhân, phe nhóm? Đã đến lúc người Việt Nam cần phải xếp
những kẻ thích vay tiền làm dự án, thích thu đất của dân
bán lấy tiền, bất chấp hậu quả xấu đứng cùng loại
tương đương như những kẻ buôn bán ma túy.

Đảng TA thường hay kêu gào đề phòng, ngăn chặn và triệt
phá "bọn phản động lợi dụng dân chủ nhân quyền gây bạo
loạn lật đổ". Nhưng có lẽ những "bọn phản động" ấy
chưa thể lật đổ chế độ TA được, vì tổ chức của chúng
còn chệch choạc lắm, non yếu lắm, chả có tí quyền lực
đáng kể nào. Trong khi ấy, giặc ngay chính trong lòng đảng TA
thì mạnh khỏe, nhiều quyền lực, tổ chức gắn kết quyền
lợi bè nhóm chặt chẽ, già dặn kinh nghiệm hơn nhiều. Những
dự án tốn kém không mang lại lợi ích thiết thực cho dân sẽ
làm mất lòng dân. Ruộng đất bị thu hồi, tiền đền bù ít
và tiêu hết, không nghề nghiệp nuôi thân, dân sẽ nổi loạn.
Cộng thêm những bất bình về khoảng cách giàu nghèo, bất
bình vì quyền lợi công nhân không được đảm bảo, "cha anh
thiên triều" bị khó khăn không chống lưng cho được nữa,
đảng TA sẽ về đâu? Mất quyền lãnh đạo là ở chỗ ấy và
tan đảng cũng là ở chỗ ấy.

Có người bảo rằng "lũ lãnh đạo mặt dày chúng biết tỏng
tòng tong là đảng sắp tèo, thời của chúng sắp hết, nên cố
sức vơ vét rồi chuồn, chỉ khổ cho dân ta phải è cổ ra trả
nợ và gánh chịu tất tần tật mọi hậu quả tai hại". Nghe
khủng khiếp quá, có thật thế không, đảng TA ơi!


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/6280), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét