Vũ Xuân Tiền - Trước hết, cần sự phân quyền thực chất

TBKTSG số 28-2010 có đăng bài "<a
href="http://danluan.org/node/5671">Tập quyền hay phân quyền?</a>"
của TS. Nguyễn Quang A. Xin góp thêm tiếng nói vào vấn đề
rất quan trọng đã được nêu lên.

Quốc hội có dự kiến sửa Hiến pháp trước khi kết thúc
nhiệm kỳ. Rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, trao đổi
để có một bản Hiến pháp thấu lý, đạt tình, là cơ sở
để xây dựng một đất nước Việt Nam "dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", và để có một
nhà nước "của dân, do dân và vì dân".

Song, vấn đề quan trọng, cấp bách hơn cả khi sửa Hiến pháp
là cần xác lập cho được sự phân quyền thực chất, trong
đó Quốc hội phải trở thành Quốc hội thực sự chuyên
nghiệp.

Ở các quốc gia trên thế giới, dù có thể được gọi với
những cái tên khác nhau, nhưng bất kỳ quốc gia nào cũng có ba
nhánh quyền lực độc lập để quản lý, điều hành đất
nước, đó là: <strong>lập pháp</strong>, <strong>hành pháp</strong>
và <strong>tư pháp</strong>.

<strong>Quốc hội</strong> với chức năng lập pháp ban hành
những bộ luật, đạo luật, pháp lệnh để điều chỉnh các
quan hệ trong xã hội nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của
xã hội được thực hiện theo những nguyên tắc chung, hợp lý
và vì lợi ích của đất nước, của nhân dân. Đó cũng là
căn cứ để xử lý những vi phạm của các cá nhân, tổ chức
khi có những hành vi gây thiệt hại cho đất nước ở từng
lĩnh vực như trốn thuế, lậu thuế; tham ô tài sản; buôn, bán
hàng cấm...

<strong>Chính phủ và các cơ quan của chính phủ từ trung ương
đến các địa phương</strong> có trách nhiệm trực tiếp quản
lý, điều hành mọi hoạt động của đất nước trên cơ sở
những luật, pháp lệnh do quốc hội ban hành - đó là nhánh
hành pháp. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, cơ
quan hành pháp không có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành
thay thế các luật, pháp lệnh do quốc hội - cơ quan quyền lực
cao nhất đã phê chuẩn.

<strong>Các cơ quan tư pháp</strong> gồm tòa án nhân dân các cấp
có trách nhiệm kiểm tra, xử lý những vi phạm pháp luật của
các cá nhân, tổ chức khi hoạt động kinh doanh, thi hành công
vụ... cũng trên cơ sở những luật, pháp lệnh do quốc hội
thông qua.

Với chức năng, nhiệm vụ được nêu một cách khái quát như
trên, có thể thấy sự độc lập giữa ba nhánh lập pháp, hành
pháp và tư pháp là điều kiện đặc biệt quan trọng để
đảm bảo sự minh bạch, ngăn chặn sự lạm quyền và hình
thành các nhóm lợi ích cục bộ trong quản lý, điều hành
đất nước.

Mặc dù về tổ chức, ở nước ta có đầy đủ các cơ quan
lập pháp, hành pháp và tư pháp trên văn bản. Song, sự đan xen,
kiêm nhiệm về con người đã hạn chế (ở những mức độ
khác nhau) sự độc lập của những cơ quan này.

Trước hết là ở thành phần của Quốc hội. Là cơ quan lập
pháp - các đại biểu Quốc hội là những người do nhân dân
bầu ra và phải đại diện cho lợi ích của toàn dân, của
đất nước.

Muốn thực hiện được sứ mệnh đó, các đại biểu Quốc
hội phải độc lập hoàn toàn với các cơ quan hành pháp và tư
pháp để không bị ràng buộc, vướng mắc bởi những lợi ích
cục bộ.

Trong Quốc hội của nước ta, điều đó chưa đạt yêu cầu.
Hơn 75% số đại biểu Quốc hội là cán bộ giữ những trọng
trách của các cơ quan hành pháp và tư pháp. Mỗi năm họ chỉ
là "đại biểu Quốc hội" ở hai kỳ họp. Phần lớn thời
gian còn lại họ làm việc và hưởng lương ở cơ quan mình. Vì
vậy, họ khó có thể trở thành người bảo vệ lợi ích chung
nếu lợi ích chung của đất nước và lợi ích cục bộ của
cá nhân/tổ chức họ đang làm việc hay quản lý có xung đột
(điều lại thường xảy ra).

Chính vì vậy, các cơ quan hành pháp can thiệp ngày càng sâu vào
lĩnh vực lập pháp, lái các luật, pháp lệnh do Quốc hội ban
hành theo hướng phục vụ cho lợi ích cục bộ là hiện tượng
đã, đang và sẽ còn xảy ra.

Chẳng hạn, để trình Quốc hội một đạo luật, cơ quan bộ
có liên quan - cơ quan hành pháp - làm nhiệm vụ dự thảo, trình
bày, bảo vệ trước Quốc hội (và không ít trường hợp là
độc thoại). Và kết quả là, Quốc hội thông qua những đạo
luật được gọi là "khung, ống". Sau đó, Chính phủ và các
cơ quan thuộc Chính phủ - cơ quan hành pháp - lại ra những văn
bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đạo luật đó.
Khi chưa có những văn bản "dưới luật" thì luật đã
được ban hành vẫn bị "treo".

Hơn nữa, khi có vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra, các cơ
quan tư pháp phải căn cứ vào "luật khung" và những văn
bản hướng dẫn của các cơ quan hành pháp để xét xử. Do
đó, về bản chất, cơ sở pháp lý để xét xử lại cũng do
cơ quan hành pháp quy định. Cũng chính vì sự lồng ghép về con
người giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp nên chất
lượng chất vấn tại nghị trường Quốc hội chưa đạt yêu
cầu. Qua rất nhiều kỳ họp Quốc hội, có thể thấy, dám
chất vấn một cách thẳng thắn trên nghị trường Quốc hội
chỉ là những đại biểu không có chức sắc gì trong bộ máy
hành pháp.

Để đảm bảo sự độc lập giữa ba nhánh lập pháp, hành
pháp và tư pháp, việc đảm bảo sự độc lập cao hơn nữa
của cơ quan lập pháp có vị trí quyết định. Vì vậy, rất
cần những đại biểu quốc hội chuyên nghiệp; hạn chế đến
mức thấp nhất sự tham gia của quan chức cơ quan hành pháp vào
Quốc hội.

__________________________

(*) Chủ tịch Hội đồng thành viên - Công ty TNHH Tư vấn VFAM
Việt Nam


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5752), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét