Vũ Duy Phú - Thế giới đang hội tụ về một loại xã hội nhân bản và văn minh, còn Việt Nam đang ở đâu?[*]

Không phải ngẫu nhiên, bà Virginia Foote, trưởng phái đoàn
thương mại Mỹ - Việt đã phải nói rằng, nếu Việt Nam cứ
như thế này, thì chỉ có người Việt Nam "chơi" được
với người Việt Nam (Phương Loan, TuầnVietnam, ngày 8 tháng 7
năm 2010). Tại sao thế? Vì Việt nam thông qua rất nhiều luật,
song thông qua rồi để đấy; Việt nam có luật Doang nghiệp,
song còn những "lệ" dưới luật, các DN nước ngoài theo
cách làm ăn nghiêm chỉnh, thì khó chen chân vào (do đó, DN
nước nào làm ăn tiêu cực,lại dễ chiếm lĩnh trận địa);
Việt nam có hệ thống kế toán, kiểm toán, song vẫn theo cách
của mình là chính chứ không theo hệ thống kế toán, kiểm
toán quốc tế, đó là kẽ hở để tiêu cực tham nhũng không
được kiểm soát, mà còn phát triển tinh vi v.v... Nhân có
những chuyện như Dự án đường sắt cao tốc, mở rộng Thủ
đô, khai thác Bauxite tại Tây nguyên, tập đoàn Vinashin... mỗi
câu chuyện nói lên một dạng mắc mứu, một dạng tồn tại
liên quan đến cơ chế, thể chế, chưa thật sự đổi mới,
đang bung ra.

Việt Nam còn đang ở mức Đổi mới để theo kịp cái mà Thế
giới đã có từ hàng nửa thế kỷ nay, cho đến đầu thế kỷ
XXI này. Ta tạm gọi cái Đổi mới này là Đổi mới thế kỷ
XX, Đổi mới pha I. Nội dung của Đổi mới thế kỷ XX là: 1/
xây dựng hoàn chỉnh nhà nước pháp quyền; 2/ thực hiện đầy
đủ kinh tế thị trường hàng hóa; 3/ mở rộng hoạt động
tự do của xã hội dân sự. Tất cả những cái đó được
định hướng XHCN, có nghĩa là, những gì trong phạm vi ba nội
dung đó ở các nước phát triển mà chưa được tốt, vi phạm,
thậm chí đi ngược lại quyền lợi của nhân dân lao động,
của cộng đồng dân cư, thì ta phải tìm cách, vừa học tập,
vừa cải tiến khắc phục, cũng như các nước phát triển họ
đã và đang tìm cách cải tiến khắc phục mấy chục năm nay.
Các nước phát triển từ lâu đã bắt đầu phát triển thị
trường xã hội, doanh nghiệp xã hội; đang đẩy mạnh quản lý
nhà nước hệ thống kế toán, tài chinh ngân hang, kiểm tra,
hạn chế gắt gao chi tiêu tài chính công; đang thu hẹp độ tự
do của "khen thưởng" ngoài thu nhập của các nhà quản lý;
thông qua những luật mới về bảo hiểm xã hội; đưa ra nhiều
định chế mới bảo vệ tài nguyên, môi trường; xiết chặt
hơn những điều kiện để sở hữu vũ khí giết người hàng
loạt, và chuyển sang hướng thủ tiêu toàn phần vũ khí hạt
nhân v.v... Đó là những chuyển biến tích cực đã và đang
diễn ra, ta cần theo cho kịp.

Thế giới hiện nay đang Đổi mới đến một pha hiện đại,
pha II, tương ứng với thế kỷ XXI. Đổi mới này là hệ quả
của sự phát triển sức sản xuất rất nhanh chóng cuối thể
kỷ XX, đầu thế kỷ XXI sinh ra, đi theo nó là những tiến hóa
kinh tế xã hội trên thế giới chưa từng xẩy ra. Có thể nói
tóm tắt như sau:

Một mặt, toàn bộ những hậu quả của quá trình tăng trưởng
và phát triển 2, 3 thế kỷ vừa qua đã dẫn thế giới đến
tình trạng sau đây: 1/ Dân cư Trái đất ngày càng đông lên,
nhu cầu tiêu dùng và sản xuất ngày càng cao vượt quá khả
năng cung cấp và tái tạo của Trái đất; 2/ Tài nguyên ngày
càng khan hiếm; Môi trường ngày càng suy thoái, Trái đất ngày
càng biến đổi theo hướng bất lợi cho cuộc sống trên hành
tinh; 3/ Cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia dân tộc, giữa các
nền văn minh có xu hướng bị những hạn chế 1/ và 2/ nói trên
tiếp tục làm biến dạng, trở thành méo mó, tiêu cực, ngược
chiều với xu hướng phát triển văn minh, tiến bộ. Toàn thế
giới, vì vậy, đang vào một cuộc tổng lực trong cuộc đấu
tranh với ba loại giặc: giặc khan hiếm, thiếu đói; giặc dốt
về cách sống hợp lý, không tệ nạn, ô nhiếm và khủng bố;
và giặc ngoại xâm từ các thế lực hiếu chiến còn dư sót
lại trong cộng đồng loài người.

Mặt khác, do dân trí các nước phát triển ngày càng tăng lên,
chính phủ các nước đều chịu áp lực theo xu hướng tiến
hóa lên một loại xã hội ngày càng tốt đẹp hơn (mà ta vẫn
gọi là CNXH, còn bên TBCN thì gọi là xã hội hậu TB, hay xã
hội tư bản văn minh - dân chủ gì gì đó...), chúng gần như
đều hội tụ vào những ước mơ lý tưởng tốt đẹp như
nhau: Một thế giới hòa bình, hữu nghị thật sự, không xâm
lược, lấn át lẫn nhau, cùng chung lưng đấu cật giải những
bài toàn tầm cỡ toàn cầu và vũ trụ theo hướng phát triển
văn minh, bền vững. Trong xu hướng này, Thứ nhất, quyền lực
thực sự sẽ từ chính quyền chuyển sang tay nhân dân. Nói khác
đi nhân dân sẽ trở thành người quản lý kiểm soát chính
quyền (như người chủ quản lý ô-sin vậy). Thứ hai, là
chuyển từ nhãn quan và các quan điểm dựa trên giai cấp đấu
tranh và quyền lợi quốc gia hẹp hòi, sang nhãn quan công dân
hành tinh và các vấn đề toàn cầu. Thứ ba, các tồn tại vật
chất và tổ chức trước đây thường theo cấu trúc hình tháp,
nay chuyển sang hình mạng, ví dụ, tổ chức doanh nghiệp và
tập đoàn hình mạng, xậy dựng thành phố thay vì tập trung cao
độ cỡ chục triệu dân, đường xá chồng chất 3 – 4 tầng,
các khu dân cưu đông đúc ngẹt thở, nay chuyển sang theo hệ
thống vệ tinh, thành phố nhà vườn xen kẽ, hài hòa, dân thành
thị sống hòa với thiên nhiên, dường như đây là sự mô
phỏng của hệ thống tin học, viễn thông hiện đại và nơ ron
thần kinh... Thứ tư, công nghệ thế kỷ XXI sẽ giúp loài
người vượt khỏi nguy cơ của sự cạn kiệt các nguồn tài
nguyên, nhiên liệu và những khuyết tật chủ quan nặng nề
của con người. Và điều đặc biệt kỳ diệu là chính sự
tiến bộ khoa học công nghệ cộng với "chính quyền được
nhân dân quản lý" sẽ giúp loài người "tự phát" thực
hiện được ước mơ ngàn đời của mình là thực hiện quá
trình xã hội hóa, công huữ hóa tư liệu sản xuất (dấu hiệu
quan trọng nhất của CNXH) không cần cách mạng bạo lực, không
cần chuyên chính vô sản, cái mà Mác và Lênin đã phải trải
qua về lý thuyết và thực tiễn và gần như đã thất bại
hoàn toàn tại thời điểm cuối thế kỷ XX. Trước đó, Mác
đã chứng minh rằng, nguyên nhân của mọi sự bất công và các
tệ nạn xã hội khác là sự chiếm hữu tư nhân tư liệu sản
xuất, thì nay, sang thế kỷ XXI, với Đổi mới pha II, bằng các
đợt sóng cách mạng mới về khoa học và công nghệ cao, cùng
với hội nhập quốc tế, và chỉ cần với thể chế chính
trị dân chủ, tự do của CNTB (khi chính quyền được nhân dân
quản lý), quá trình xã hội hóa, công hữu hóa tư liệu sản
sẽ được bắt đầu. Mà điều này có thể tin được, vì
mọi người đều thấy rằng, tại các nước TB phát triển,
đã tồn tại rất nhiều điều kiện để họ có thể dẫn
đầu quá trình này! (Vì để nói tới những đặc điểm quan
trọng của Đổi mới pha II sẽ tới, nên tôi phải liệt kê ra
vấn đề xã hội hóa, công hữu hóa tư liệu sản xuất tự
phát, khác hẳn những tư duy lý luận máy móc hiện nay, khi mà
sức sản xuất xã hội còn lạc hậu, chưa cho phép)

Nhìn tổng thể, ta thấy mâu thuẫn thế giới thời đại mới
(thế kỷ XXI) không còn bị chi phối bởi tính chất hạn hẹp
là giữa các giai cấp với nhau, mà bị chi phối bởi tính mở
rộng ra toàn dân, toàn quốc gia và toàn cầu. Loài người sẽ
phát triển nhanh xu hướng thứ hai, và bằng cách đó, sẽ giải
quyết được những khó khăn do xu hướng thứ nhất tạo ra.

Nếu trước đây, cuộc đấu tranh giữa con người với con
người xẩy ra trong phạm vị giữa các giai cấp là chính, và
đấy chính là nguồn cảm hứng phát sinh ra học thuyết Mác –
Lênin, thì nay, cuộc đấu tranh giành quyền sống đã chuyển pha
sang cuộc đấu tranh giữa các quốc gia dân tộc và trên phạm
vi toàn cầu là chính. Đây chính là nền tảng của tư duy đi
trước của Hồ Chí Minh, học thuyết mà ngay từ những năm
1945, 1946, Hồ Chí Minh đã đề xướng và vận dụng: Cách mạng
tháng 8 là sự kiện Nhân dân đoàn kết "là một" tạo ra và
kiểm soát chính quyền; Toàn dân đồng lòng "không phân biệt
giai cấp, giầu nghèo, sang hèn, tôn giáo, già trẻ, gái
trai...", tất cả đứng lên đấu tranh vì độc lập và tự do
cho dân tộc, bảo về sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
Người đã lãnh đạo toàn thể nhân dân diệt ba thứ giặc:
Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Phải chăng, ngay từ
thủa ấy đã có cái gì đó giống với, hướng tới cuộc
Đổi mới của toàn thế giới văn minh ở thế kỷ XXI này?

Trên tinh thần nói trên, mô hình CNXH cho đến nay, còn khá xa
mới hình thành một cách đầy đủ, song tính ra cũng đã có
tới 7 - 8 kiểu. Chính vì vậy, cũng có thể nói là chưa đâu
có mô hình hoàn chỉnh về CNXH. Mô hình của CNXH đích thực
còn đang được hình thành dần dần trong quá trình cọ sát,
tìm tòi, chọn lọc những cái hay và loại trừ những cái dở
đang tồn tại ở các nước có định hướng phát triển XHCN,
trước hết là các nước TB phát triển, và các nước đang
chuyển đổi.

Việt nam ta, muốn đuổi kịp, thì cùng một lúc vừa phải
hoàn thành Đổi mới pha I, vừa phải thấy những yêu cầu và
bắt tay ngay vào chuẩn bị gấp rút cho Đổi mới pha II. Hồ
Chí Minh, một người con của dân tộc Việt Nam, đã đi trước
thời đại, cớ sao con dân của Người lại tụt hậu ghê gớm
làm vậy?

Đó là lý do, chúng ta cần vượt qua những mắc mứu cá nhân
của chính mình, hãy suy nghĩ như những người trí thức trung
thực, như những vị lãnh đạo cao cấp giầu trí tuệ đã về
hưu, hoàn toàn không bị ràng buộc bởi "luật chơi" còn
lạc hậu đang tồn tại, trước hết, trước khi bàn vào những
chuyện phát triển kinh tế xã hội cụ thể, phải định hình
cho rõ ràng, chính xác một thể chế chính trị văn minh, tiến
bộ của nước Việt Nam ngang tầm thế giới ở nửa đầu của
thế kỷ XXI. Bản tuyên bố chính trị của Đại hội XI, nếu
có, sẽ là lời cam đoan vượt lên chinh mình của con dân Việt
Nam hiện nay , xứng đáng với vị anh hùng dân tộc, người
công dân xuất chúng của cả hành tinh Hồ Chí Minh./.

<em>Vũ Duy Phú</em>

[*] Tựa đề do BBT Dân Luận mạn phép đặt lại.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5759), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét