chồng Hàn Quốc giết sau ngày cưới không phải tin xấu đầu
tiên trên báo chí Việt Nam về hôn nhân ngoại tịch. Trong
mười hai năm qua, kể từ khi có làn sóng các cô gái Việt Nam
lấy chồng ngoại tịch, nhiều bi kịch đã được báo chí trong
nước đưa tin nhiều, thậm chí, dường như báo chí bị ám
ảnh về nhu cầu đưa tin một cách cảm tính về vấn đề này:
<em>Nghèo – lấy chồng ngoại – bi kịch – xã hội quan
tâm</em>. Nhưng nếu các cô gái lấy chồng nội, các cô vẫn
phải đối diện các nguy cơ như bị giết, bị băm nhỏ xác
nhét ống cống, bị ăn bám hành hạ v.v… mà không được xã
hội hỗ trợ can thiệp ngay tức thời, có những cô phải chịu
bạo lực gia đình tới 30-40 năm.
<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Tại sao xã hội đã bỏ
rơi Ngọc, cho đến tận khi cô chết? Nói một cách khác, chúng
ta đã đứng ở đâu khi Hồng Ngọc lớn lên, khi gia đình cô
nghèo, khi cô mười tám tuổi, theo lên thành phố, quyết định
đời mình, quyết định hôn nhân?<img class="quoright"
src="/misc/quoright.png"/> <br class="quoteclear"></div></div>
Tôi muốn đặt ngược lại trình tự này, một cách lý tính:
Tại sao không phải là "<em>Xã hội quan tâm – vẫn bi kịch
– vẫn lấy chồng ngoại – vẫn nghèo</em>"? Hay là bởi mấu
chốt đầu tiên "Xã hội" đã hẫng hụt? Tại sao xã hội
đã bỏ rơi Ngọc, cho đến tận khi cô chết? Nói một cách
khác, chúng ta đã đứng ở đâu khi Hồng Ngọc lớn lên, khi gia
đình cô nghèo, khi cô mười tám tuổi, theo lên thành phố,
quyết định đời mình, quyết định hôn nhân?
Di dân và tự do hôn nhân là quyền quyết định của mỗi một
người, không ai có quyền bắt ép một cô gái phải yêu ai, yêu
người hơn mấy tuổi, phải "<em>không được lấy chồng
Hàn</em>", hay "<em>không được lấy chồng Đài Loan già tàn
tật</em>". Trước đây đâu đó còn một quy định của Sở
Tư Pháp rằng không xem xét chấp nhận các hồ sơ lấy chồng
ngoại tịch mà chú rể và cô dâu chênh nhau hơn 20 tuổi, tôi
thấy đây là một hành vi vi phạm nhân quyền nhất mà một cơ
quan quản lý xã hội của Việt Nam có thể "nghĩ" được ra.
Vậy, trách nhiệm của xã hội và sự can thiệp điều chỉnh
của cơ quan quản lý có thể xuất hiện ở đâu, để hỗ trợ
những cô dâu như Hồng Ngọc trên đường họ tìm kiếm cuộc
sống hạnh phúc?
Tôi nghĩ, những đau xót mà chúng ta đang cảm nhận, và những
lời trách móc những cô dâu ít tìm hiểu chồng ngoại mà đã
kết hôn, thực ra là những lời kết tội dành cho chính những
người không lấy chồng ngoại chúng ta.
Hồng Ngọc chỉ có lỗi nếu Hội phụ nữ cơ sở đã tư vấn
ít nhất 40-50 giờ cho cô về sự lựa chọn hôn nhân và kỹ
năng sống, nếu Sở ngoại vụ, Sở tư pháp đã sát hạch
được trình độ tiếng Hàn của cô và tiếng Việt của chú
rể đủ để giao tiếp xây dựng cuộc sống chung, luật sư
cũng đã tư vấn cho cô các vấn đề pháp lý để tự bảo vệ
bản thân trước khi cô xin Visa, thế nhưng cô vẫn kiên quyết
lấy kẻ sát nhân tiềm năng.
Tôi mong muốn được thấy những chứng nhận ấy, như mong
được thấy những chứng minh trách nhiệm của xã hội trước
khi một cô gái tự đâm đầu vào bi kịch của mình. Nếu
không, những gì chúng ta xót thương đau đớn nó chỉ nằm ở
cảm giác tức thời đối với một cô dâu đã chết, chứ
không làm chúng ta có trách nhiệm hơn chút nào với những cô
dâu còn chưa chết.
Trong thời gian năm năm tham gia các dự án hỗ trợ và chăm sóc
di dân tại Đài Loan, tôi phải tiếp xúc với khá nhiều các bi
kịch hôn nhân ngoại tịch của các cô dâu Việt Nam, trong số
đó, số các vụ cô dâu Việt bị giết và bị hại nhiều
tương đương số lượng các cô dâu Việt giết và hại nhà
chồng. Vậy không thể đổ lỗi cho một phía hoặc chỉ đổ
lỗi cho hôn nhân giữa hai cá nhân quá khác biệt, mà phải nhìn
rộng ra những chênh lệch văn hóa và kinh tế của cả một xã
hội, những ý thức và thay đổi "chậm rãi" của cộng
đồng không theo kịp mong muốn của cá nhân và mỗi gia đình,
hơn nữa, những gì dẫn tới bi kịch hoàn toàn có thể ngăn
chặn ngay từ đầu, từ lúc cô còn ở Việt Nam, cô có quyền
chọn lựa tương lai khác.
Chứ không phải chỉ bằng những bài báo cảnh tỉnh khi cô dâu
đã chết.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5663), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét