ai, mặt mũi thế nào vì đến giờ mẹ con là ai, có tồn tại
trên cuộc đời này hay không bố còn không biết. Nhưng con à,
khi bố kể cho con nghe câu chuyện này, là vào 1 buổi tối trong
căn phòng ấm áp của gia đình mình, nơi mà trên 1 cái giường
nho nhỏ mẹ con đã nhắm mắt ngủ khò, còn bố đang vất vả
để dỗ cho con ngủ. Khổ vậy đấy con à, nhưng hôm nay là
ngày chẵn và mẹ đã phân công như thế.
Cho nên bây giờ, bố sẽ kể cho con nghe 1 truyện cổ tích Việt
Nam có tên là Tấm Cám. Bố thấy nhiều người bảo, họ không
thích truyện Tấm Cám của mình tại vì hành động trả thù
của Tấm cũng ác độc quá, họ đã so sánh nó với truyện Cô
Bé Lọ Lem của nước ngoài, truyện đã được ông thầy
người Mỹ truyền đạt cho học trò vô cùng sinh động và ý
nghĩa. Bố sẽ kể lại chuyện ấy cho con trước nhé.
<div class="special_quote">... Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy
giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.
Trước tiên thầy gọi một học sinh lên kể chuyện Cô bé Lọ
lem. Em học sinh kể xong, thầy cảm ơn rồi bắt đầu hỏi.
Thầy: Các em thích và không thích nhân vật nào trong câu chuyện
vừa rồi?
Học sinh (HS): Thích Cô bé Lọ Lem Cinderella ạ, và cả Hoàng tử
nữa. Không thích bà mẹ kế và chị con riêng bà ấy. Cinderella
tốt bụng, đáng yêu, lại xinh đẹp. Bà mẹ kế và cô chị kia
đối xử tồi với Cinderella.
Thầy: Nếu vào đúng 12 giờ đêm mà Cinderella chưa kịp nhảy
lên cỗ xe quả bí thì sẽ xảy ra chuyện gì?
HS: Thì Cinderella sẽ trở lại có hình dạng lọ lem bẩn thỉu
như ban đầu, lại mặc bộ quần áo cũ rách rưới tồi tàn. Eo
ôi, trông kinh lắm!
Thầy: Bởi vậy, các em nhất thiết phải là những người
đúng giờ, nếu không thì sẽ tự gây rắc rối cho mình. Ngoài
ra, các em tự nhìn lại mình mà xem, em nào cũng mặc quần áo
đẹp cả. Hãy nhớ rằng chớ bao giờ ăn mặc luộm thuộm mà
xuất hiện trước mặt người khác. Các em gái nghe đây: các em
lại càng phải chú ý chuyện này hơn. Sau này khi lớn lên, mỗi
lần hẹn gặp bạn trai mà em lại mặc luộm thuộm thì người
ta có thể ngất lịm đấy (Thầy làm bộ ngất lịm, cả lớp
cười ồ). Bây giờ thầy hỏi một câu khác. Nếu em là bà mẹ
kế kia thì em có tìm cách ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội
của hoàng tử hay không? Các em phải trả lời hoàn toàn thật
lòng đấy !
HS: (im lặng, lát sau có em giơ tay xin nói) Nếu là bà mẹ kế
ấy, em cũng sẽ ngăn cản Cinderella đi dự vũ hội.
Thầy: Vì sao thế?
HS: Vì… vì em yêu con gái mình hơn, em muốn con mình trở thành
hoàng hậu.
Thầy: Đúng. Vì thế chúng ta thường cho rằng các bà mẹ kế
dường như đều chẳng phải là người tốt. Thật ra họ chỉ
không tốt với người khác thôi, chứ lại rất tốt với con
mình. Các em hiểu chưa? Họ không phải là người xấu đâu,
chỉ có điều họ chưa thể yêu con người khác như con mình mà
thôi.
Bây giờ thầy hỏi một câu khác: bà mẹ kế không cho Cinderella
đi dự vũ hội của hoàng tử, thậm chí khóa cửa nhốt cô bé
trong nhà. Thế tại sao Cinderella vẫn có thể đi được và lại
trở thành cô gái xinh đẹp nhất trong vũ hội ?
HS: Vì có cô tiên giúp ạ, cô cho Cinderella mặc quần áo đẹp,
lại còn biến quả bí thành cỗ xe ngựa, biến chó và chuột
thành người hầu của Cinderella.
Thầy: Đúng, các em nói rất đúng ! Các em thử nghĩ xem, nếu
không có cô tiên đến giúp thì Cinderella không thể đi dự vũ
hội được, phải không?
HS: Đúng ạ!
Thầy: Nếu chó và chuột không giúp thì cuối cùng Cinderella có
thể về nhà được không?
HS: Không ạ!
Thầy: Chỉ có cô tiên giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên các em
cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần
có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định
là tiên là bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em
có càng nhiều bạn càng tốt.
Bây giờ, đề nghị các em thử nghĩ xem, nếu vì mẹ kế không
muốn cho mình đi dự vũ hội mà Cinderella bỏ qua cơ hội ấy
thì cô bé có thể trở thành vợ của hoàng tử được không?
HS: Không ạ ! Nếu bỏ qua cơ hội ấy thì Cinderella sẽ không
gặp hoàng tử, không được hoàng tử biết và yêu.
Thầy: Đúng quá rồi! Nếu Cinderella không muốn đi dự vũ hội
thì cho dù bà mẹ kế không ngăn cản đi nữa, thậm chí bà ấy
còn ủng hộ Cinderella đi nữa, rốt cuộc cô bé cũng chẳng
được lợi gì cả. Thế ai đã quyết định Cinderella đi dự
vũ hội của hoàng tử?
HS: Chính là Cinderella ạ.
Thầy: Cho nên các em ạ, dù Cinderella không còn mẹ đẻ để
được yêu thương, dù bà mẹ kế không yêu cô bé, những
điều ấy cũng chẳng thể làm cho Cinderella biết tự thương
yêu chính mình. Chính vì biết tự yêu lấy mình nên cô bé mới
có thể tự đi tìm cái mình muốn giành được. Giả thử có em
nào cảm thấy mình chẳng được ai yêu thương cả, hoặc lại
có bà mẹ kế không yêu con chồng như trường hợp của
Cinderella, thì các em sẽ làm thế nào?
HS: Phải biết yêu chính mình ạ!
Thầy: Đúng lắm! Chẳng ai có thể ngăn cản các em yêu chính
bản thân mình. Nếu cảm thấy người khác không yêu mình thì
em càng phải tự yêu mình gấp bội. Nếu người khác không
tạo cơ hội cho em thì em cần tự tạo ra thật nhiều cơ hội.
Nếu biết thực sự yêu bản thân thì các em sẽ tự tìm
được cho mình mọi thứ em muốn có. Ngoài Cinderella ra, chẳng
ai có thể ngăn trở cô bé đi dự vũ hội của hoàng tử,
chẳng ai có thể ngăn cản cô bé trở thành hoàng hậu, đúng
không?
HS: Đúng ạ, đúng ạ!
Thầy: Bây giờ đến vấn đề cuối cùng. Câu chuyện này có
chỗ nào chưa hợp lý không?
HS: (im lặng một lát) Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại
nguyên dạng như cũ, thế nhưng đôi giày thủy tinh của
Cinderella lại không trở về chỗ cũ.
Thầy: Trời ơi! Các em thật giỏi quá! Các em thấy chưa, ngay
cả nhà văn vĩ đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả
truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích của người dịch) mà cũng có
lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì đáng sợ cả.
Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em
muốn trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác
phẩm hay hơn tác giả của câu chuyện Cô bé Lọ lem ! Các em có
tin như thế không ?
Tất cả học sinh hồ hởi vỗ tay reo hò...</div>
Con thấy không, ông thầy ấy thật đáng ngưỡng mộ đúng
không nào, bố đồng ý rằng truyện Cô Bé Lọ Lem ấy về
phần giá trị nhân văn thì hơn truyện Tấm Cám nhà mình, nhưng
con biết không, khi người ta đem so sánh 2 truyện cổ tích ấy
với nhau, họ đã so sánh một cách cập lệch để rồi không
thích truyện Tấm Cám, đến nỗi có người còn bảo sẽ không
bao giờ kể cho con cái họ nghe. Với bố thì khác, điều ý
nghĩa nhất mà bố rút ra từ câu chuyện mới kể ở trên đó
là cái cách thức mà ông thầy người Mỹ ấy đã truyền đạt
câu chuyện đến học trò mình, những nét đẹp tâm hồn mà
ông ấy thổi vào lòng những đứa trẻ, chứ nếu truyện cổ
tích ấy mà được kể hay đọc bằng một phong cách khác, con
sẽ thấy nó cũng chẳng tuyệt vời đến thế đâu.
Điều mà ông thầy ấy đã làm được, bằng tất cả tâm
huyết của mình dành cho lớp trẻ của nước Mỹ đó là nêu
cao đến mức tối đa những giá trị tốt đẹp và đồng thời
hạn chế đến mức tối thiểu những khuyết điểm, thiếu sót
và mặt xấu của vấn đề. Trên tinh thần đó, bố cũng muốn
con của bố mai này khi va chạm, đối diện với bất kỳ một
vấn đề gì, hãy phát huy đến mức cao nhất những mặt tốt
đẹp và giảm thiểu đến mức thấp nhất những khía cạnh
còn thiếu sót hay bất cập. Được như vậy, ta sẽ nhìn thấy
cuộc sống luôn tốt đẹp hơn con ạ.
Con thấy đấy, người Việt mình luôn tự hào 4000 năm Văn
Hiến, nhưng buồn thay đó lại chỉ là một niềm tự tôn hão
huyền, người ta lấy đó để làm lẽ tự hào nhưng bản thân
họ lại không hề biết giữ gìn, bảo tồn và phát huy chính
cái niềm tự hào sâu xa đó. Người Việt mình xấu quá phải
không con, thật là vô trách nhiệm quá phải không con! Dĩ nhiên,
nguyên nhân thì nhiều lắm lắm mà bố thì không muốn nói
nhiều đến ở đây, vì đó đã quá là một sự thật hiển
nhiên rồi. Nếu bảo là tổ tiên mình không có một nền nhân
sinh, nhân văn sâu sắc ấy là không đúng, ấy là vô ơn và quay
lưng lại với cha ông, nhưng buồn là chúng ta đã không lưu
giữ được khi mà hầu hết người ta quá thờ ơ, vô trách
nhiệm với chính những giá trị đem lại lợi ích cho mình, cả
về vật chất lẫn tinh thần. Một lịch sử 4000 năm dựng
nước và Văn Hiến là một điều mà không mấy quốc gia trên
thế giới này có được nhưng sự may mắn của chúng ta, có
đáng buồn không con, khi mà chúng ta không biết giữ. Chúng ta
đã lấy những giá trị của tổ tiên, cha ông để lại để
làm cái vỏ bọc che đậy cho những toan tính vụ lợi tầm
thường, chúng ta dùng điều đó làm 1 tấm khiên để che chắn
cho 1 lối sống không định hướng, không có sự cầu tiến
vươn lên, chúng ta mượn giá trị đó để khoác lên mình vẻ
hào nhoáng, bóng bẩy, kiêu hãnh nhưng lại chỉ là cái vẻ bề
ngoài để lừa bịp đầy vụ lợi mà không hề trân quý nó,
không hề có ý thức giữ gìn, bảo vệ, tôn vinh và phát huy nó
để làm một vẻ đẹp tinh thần cao thượng. Chúng ta đã quá
vô ơn với tổ tiên và vô trách nhiệm với bổn phận của
mình con ạ. Bố lấy 1 dẫn chứng cụ thể và điển hình nhất
để cho con rõ nhé. Các nước châu Âu, phương Tây có lịch sử
dựng nước không lâu đời bằng chúng ta, có nền phong tục,
văn hoá lưu truyền không bền vững, sâu sắc bằng chúng ta,
thế nhưng họ biết trân quý từng giá trị mà cha ông họ để
lại. 1 trong những thứ ấy chính là tinh thần trách nhiệm. Con
nhìn nhé, ngày nay họ đang rất nỗ lực xoá bỏ án tử hình;
nếu chỉ nhìn đơn giản, con có thể nghĩ rằng đó chỉ vì
họ cảm thấy điều đó là quá tàn nhẫn nên muốn huỷ bỏ
nó, nhưng không phải thế đâu con à, đó chỉ là 1 phần thôi.
Bởi 1 nền luật pháp nghiêm minh sẽ luận tội thật chính xác
và cất nhắc mức độ xử lý 1 cách đúng mực, có nghĩa là
kẻ chịu án tử hình thực sự đã phạm tội đến mức độ
đáng chết. Nhưng vì thấy việc tước bỏ mạng sống 1 con
người là tàn nhẫn, và điều quan trọng hơn nữa là người ta
đã thừa nhận phần trách nhiệm của mình đối với kẻ phạm
tội ấy nên họ đã chọn giải pháp bãi bỏ tử hình. Con
hiểu không? Đó là 1 sự ý thức về trách nhiệm xã hội, vì
mỗi cá nhân đều chính là 1 bào tử của xã hội, cho nên mọi
người đều có mối liên đới trách nhiệm với nhau, và khi 1
kẻ bị biến chất, tha hoá và làm những điều tồi tệ thì
những người còn lại cảm thấy họ đã chưa làm tròn trách
nhiệm quan tâm đến phần tử lân cận dẫn đến việc nó bị
biến đổi lệch lạc và trở thành 1 sự cản trở tiến trình
vận động chung của cả xã hội. Nên dù là kẻ phạm tội
đáng chết, nhưng người ta cũng thấy có phần trách nhiệm
của mình trong đó, và rồi vì tính nhân đạo, nhân văn như
bố đã nói ở trên, họ chấp nhận chịu trách nhiệm bằng
cách cho kẻ đáng chết kia sống tiếp. Con nên nhớ, kẻ đáng
chết ấy sẽ được sống tiếp bằng chính công sức lao động
của những người khác trong xã hội thông qua tiền thuế của
nhà tù, nghĩa là người ta sẵn sàng chấp nhận mất bớt
quyền lợi vì những kẻ không đáng, nhưng như thế họ không
áy náy vì tinh thần trách nhiệm và họ muốn cho kẻ ấy sống
để nhìn lại chính mình, cải tạo được hay không cải tạo
được nhưng cũng sẽ là 1 bài học cho toàn xã hội. Và 1 giá
trị còn đáng quý hơn, đó chính là sự tha thứ từ những
nạn nhân, thân nhân của các nạn nhân, dĩ nhiên không phải là
tha thứ tất cả nhưng là không đòi hỏi phải sát phạt vì
những gì đã mất mà sẽ không thể nào lấy lại được, đó
là giá trị mà bố vô cùng trân trọng và quý báu đó con à.
Bố thấy rất buồn, vì trong khi người ta không được thừa
hưởng nhiều nhưng lại hết mực trân trọng và nỗ lực phát
huy thì chúng ta lại chỉ biết bám vào những giá trị được
thừa hưởng ấy, hạ thấp giá trị của nó và thực dụng hoá
nó một cách vô trách nhiệm.
Và Tấm - Cám của mình đây, bố kể con nghe nhé
... Ngày xửa ngày xưa...
- Con của bố này, theo con nghĩ việc cô Tấm bị khổ sở, bất
công như vậy thì những ai là người có lỗi nào? Chắc chắn
không phải chỉ có bà dì ghẻ và Cám đâu đúng không nào, mà
còn có cả lỗi của cha cô Tấm nữa. Khi mẹ Tấm mất sớm,
cha Tấm đã cưới vợ khác - là bà dì ghẻ, mẹ ruột của
Cám; khi đó nếu như là 1 người cha thực sự thương con và có
trách nhiệm thì cha của Tấm đã phải chọn 1 người thật
lòng thương con gái mình và nếu được như vậy thì nàng Tấm
đâu phải chịu khổ sở, đoạ đày như trong truyện đúng
không con. Vậy là cha cuả Tấm cũng có lỗi, lỗi thiếu trách
nhiệm và quan tâm đến con mình, đó cũng vô tình tạo thành
điều kiện để sự độc ác của bà dì ghẻ có cơ hội phát
huy làm hại Tấm. Nên con nhớ nhé, sau này khi làm bất cứ 1
chuyện gì, con phải cân nhắc thiệt hơn, và phải luôn suy xét
trách nhiệm liên đới đến những người khác để tránh
những điều đáng tiếc.
- Lại nói chuyện khi 2 chị em Tấm và Cám ra ao bắt cá, con
nhớ lấy bài học Tấm bị Cám lừa nhé, để mỗi khi làm gì
cũng cần phải suy nghĩ, đắn đo chứ đừng quá cả tin,
người khác nói sao mình cứ rắp tin vậy vì như thế không
chỉ hại chính mình trở thành kẻ bị lừa, mà cũng còn vô
tình tạo cơ hội cho những thói mánh khoé, lừa lọc phát
triển nữa. Mỗi con người là 1 cái nút của 1 cái mạng lưới
xã hội rộng lớn nên khi 1 cái nút bị gì là nó ảnh hưởng
đến cả 1 mạng lưới chung hết đấy, dù nó có thể nhỏ
đến mức không ai nhận ra điều đó, nhưng nhiều cái nhỏ góp
lại sẽ thành 1 vấn đề không nhỏ nữa.
- Và cái chuyện mẹ Cám bênh Cám mà đày đoạ Tấm, con có
thể ghét bà ta nhưng đừng đừng quá bức xúc đến mức ghê
tởm hay thù nghịch vì con biết không, đó cũng là tâm lý chung
của hầu hết mọi người mà thôi, tuy mức độ ở đây thì
quá đáng thật. Nhưng nếu nhìn về mặt tích cực nhất, thì
bà dì ghẻ của Tấm không phải là 1 người tốt, nhưng ít ra
cũng là 1 bà mẹ rất thương con mình, và bà mẹ nào cũng vậy
con à, mẹ con cũng thương con nhiều như và hơn thế, nên con
phải biết thương yêu và kính trọng mẹ mình cho trọn đạo
làm con, con nhé!
- Lại nói sau khi Tấm bị Cám lừa thì chỉ biết ngồi đó
khóc, khóc cho đến khi bụt hiện ra giúp đỡ. Con của bố
đừng bắt chước Tấm như thế nhé, vì nước mắt không giải
quyết được vấn đề gì và trên đời này không có ông bụt
thật. Những khi quá buồn, nước mắt sẽ giúp con vơi bớt
cảm giác thương đau, nhưng không thể cứ ngồi mà khóc, phải
biết đứng dậy, nghĩ cách và làm lại con à; phải chiến
đấu, giữ lấy lòng tin nhưng đừng phó mặc số phận cho
những lực lượng siêu nhiên hay những chỗ dựa không có
thực. Khi đối diện với 1 vấn đề, mỗi người sẽ có một
cách ứng phó riêng, nhưng khóc lóc thì là cách chung của rất
nhiều người mà không giải quyết được chuyện gì con ạ,
nên hãy khóc ít thôi và cứng cỏi lên, hãy đối diện sự
thật dù khó vượt qua nhất, bởi trốn tránh tức là khước
từ mọi cơ hội và khả năng thay đổi nó. Con hãy nhớ, sẽ
không có may mắn và cơ hội cho những người tự đánh mất
chính mình bao giờ cả. Tiên, bụt chỉ là đại diện cho sự
yếu đuối và khao khát của con người mà thôi. Trong đời này,
tiên, bụt không có nhiều phép thuật như trong cổ tích và
hiện thân qua chính những người bạn hữu, thân thuộc của
mình con ạ, cho nên đừng dựa dẫm cả vào họ nhưng hãy luôn
biết quý trọng và đối xử tốt với bạn bè con nhé.
Trong truyện cổ tích, cô Tấm đã chết đến mấy lần nhưng
đều được cứu sống lại bằng phép lạ. Trên thực tế
không có chuyện đó đâu, con nhớ nhé. Cho nên, mạng sống là
vô cùng quan trọng và mình cần phải hết sức trân quý, giữ
gìn con hiểu không, phải sống thì mới có thể thực hiện
được những gì mình muốn chứ chết rồi thì sẽ chẳng bao
giờ sống lại được đâu.
- Và chi tiết mà nhiều người phê phán nhất, chính là cách mà
Tấm đã trả thù mẹ con nhà Cám, nhiều người cho rằng như
thế cũng quá độc ác, dã man. Con biết không, ấy thực ra là
bởi vì người ta đã xây dựng 1 hình ảnh cô Tấm quá hoàn
hảo nên mới dẫn đến bị thất vọng bởi chính hình tượng
ấy, chứ nếu xét cho công bằng thì Tấm chết đi sống lại 5
lần 7 lượt như thế thì 2 mẹ con Cám phải trả mạng cũng là
lẽ bình thường, nhưng người ta đã bị mâu thuẫn giữa 2
thái cực đó là sự tốt đẹp toàn mỹ và sự trả thù sòng
phẳng, dẫn đến những cái nhìn về sự việc trả thù của
Tấm cũng thiếu khách quan. Tuy nhiên, bố không ủng hộ kiểu
trả thù như của cô Tấm trong truyện cổ tích này, vì đó là
lối hơn thua quá tầm thường. Lẽ ra, đã được tiên, bụt
giúp đỡ đến thế, thì Tấm cũng nên vị tha hơn mà dạy cho
mẹ con nhà Cám những bài học nhớ đời và cho họ cơ hội
sửa sai thì câu chuyện sẽ kết thúc thật là tốt đẹp đúng
không nào. Thế nhưng vì Tấm không làm được điều đó, nên
con thấy đấy, cho đến bây giờ Tấm đã không được tất
cả mọi người yêu quý là vì vậy. Bố muốn con của bố, sau
này dù có gặp chuyện gì, đừng lấy việc sát hại đối thủ
làm tiêu chí trả thù, chúng ta cần đáp trả lại những gì
đủ để bảo vệ lấy mình và để cho những kẻ gây ra tội
lỗi phải nếm trải bài học và hoàn trả lại những gì đã
gây ra, nhưng đừng nên là 1 cái chết, bởi chết rồi thì sẽ
không còn gì nữa và mạng sống dù là của ai cũng vô cùng quý
giá, hiểu không con! Và hãy nhớ, đừng bao giờ nghĩ đến
những trò độc ác như mẹ con nhà Cám, vì hậu quả sẽ chẳng
khi nào nhẹ hơn như thế.
- Con thấy không, vậy nếu mà suy xét cho thật kỹ, thì truyện
Tấm Cám của mình, đâu có gì tệ hơn truyện Cô Bé Lọ Lem
của nước ngoài đâu, có chăng là ở mức độ phức tạp của
câu chuyện và những suy nghĩ chủ quan mà người ta gán ghép cho
nó mà thôi...
Người Việt mình khi kể truyện cổ tích cho con cái, thường
ít khi nào chú ý đến giá trị giáo dục để hướng dẫn con
mình, mà họ chỉ kể cho hết nội dung truyện như là 1 bổn
phận bắt buộc mà họ không thích vậy, nên đã đánh mất
rất nhiều ý nghĩa và những giá trị đạo đức, lối sống,
những bài học cần truyền đạt. Đó cũng 1 phần là do thiếu
ý thức trách nhiệm tinh thần với con cái mình con ạ. Những
mầm non thế hệ mới của đất nước đã không được chăm
sóc, nuôi dưỡng và uốn nắn đủ chuẩn mực nên khó phát
triển vượt trội là điều tất nhiên, và bố nghĩ đó cũng
là 1 trong những nguyên nhân trì trệ của đất nước mình. Bố
khát khao gì, chắc là con bố biết!
- Bố hi vọng con yêu dấu của bố sẽ luôn tìm được những
giá trị tốt đẹp, tích cực và hết lòng giữ gìn, phát huy
chúng trong mọi tình huống và mọi vấn đề, và hãy sống là 1
người có tinh thần trách nhiệm con nhé.
- Khi con sống có trách nhiệm, con sẽ thấy mỗi lần phê phán 1
sự việc hay 1 người nào con cũng sẽ tự biết nhìn lại mình,
từ đó sẽ hạn chế được thái độ quá gay gắt đối với
người khác cũng như luôn biết tự kiểm điểm chính bản
thân, không cực đoan, không đổ thừa, không chạy tội.
- Xem kìa, mẹ con ngủ say quá đạp bung hết cả chăn ra rồi.
Giờ thì đắp chăn lại cho mẹ và cả nhà mình cùng ngủ thôi
nào, sáng mai cục cưng của bố còn phải đến trường nữa
chứ.
<em>Sài Gòn, 11/06/2010</em>
Kẻ chưa có người yêu kể truyện cổ tích Việt Nam để ru con
ngủ.
Sphinx 2.0 Son of Liberty
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5011), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét