kiến Đại hội XI: Trách nhiệm lịch sử</a>" của Nguyễn
Trung)</em>
Cách đây không lâu, khi bàn về mối quan hệ Việt Nam – Trung
Quốc, trong cộng đồng blogger Việt Nam nhiều người đã đặt
ra câu hỏi Liệu chúng ta đã bao giờ dám thể hiện mình là
một dân tộc lớn?
<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>
<ul>
<li><a href="http://danluan.org/node/373">Fukuzawa - Thoát Á Luận (Chủ
trương thoát khỏi những vị láng giềng Châu Á để vươn
lên)</a></li>
</ul></div>Nếu hiểu "dân tộc lớn" theo nghĩa lành mạnh là
một dân tộc hùng cường, thân thiện với thế giới và có
tiếng nói được thế giới tôn trọng chứ không phải với
hàm ý sô vanh cực đoan thì liệu có thể nói rằng chúng ta
cũng đã từng có những cơ hội để trở thành một dân tộc
lớn?
Nhiều người đã nghĩ rằng chúng ta từng có những cơ hội
đó, ít nhất là vào năm 1945 ngay sau khi chủ nghĩa phát xít
đầu hàng và vào năm 1975 khi Tổ quốc thống nhất, giang sơn
thu về một mối.
Vậy thì điều kiện nào để chúng ta có lại được những cơ
hội như vậy? Theo tôi đó là khi chúng ta không bị trói buộc
vào bất kỳ một ý thức hệ lạc hậu nào để đến nỗi tự
đánh mất đi khả năng tư duy độc lập.
Việt Nam đã bao giờ độc lập về ý thức hệ với Trung
Quốc?
Nếu hiểu ý thức hệ không chỉ theo nghĩa hẹp là đi theo TBCN
hay XHCN thì, người viết bài này thiển nghĩ rằng trong lịch
sử hàng nghìn năm của dân tộc chúng ta chưa bao giờ ta độc
lập với người TQ về ý thức hệ, cho dù tại nhiều thời
điểm trong lịch sử chúng ta độc lập với họ về chủ
quyền lãnh thổ. Trước đây là Nho giáo và các lề thói phong
kiến khác. Bây giờ thì ít nhất là ở cấp nhà nước, Việt
Nam vẫn lấy Trung Quốc làm hình mẫu để đi theo trên cơ sở
một ý thức hệ (mặc dù chỉ là mượn danh) mà nguồn gốc
của nó đều không phải xuất phát từ cả Trung Quốc và Việt
Nam.
Chính vì cái sự "chia sẻ" như vậy mà sau các cuộc chiến
tranh giữ nước, vua tôi nước Nam vẫn cứ phải bày đặt
chuyện triều cống "thiên triều" cho dù chúng ta có giành
được những chiến thắng vang dội để kết thúc chiến tranh.
Các nhà sử học của ta luôn cho rằng đó là sách lược đúng
để giữ hòa khí đối với nước lớn. Quan điểm này dường
như cũng đang chi phối chính sách đối ngoại của nhà nước
cho đến nay mà không ít người vẫn cho là khôn ngoan.
Phải chăng quan điểm này xuất phát từ tư duy luôn coi Việt
Nam là nước nhỏ yếu so với Trung Quốc và hình như cho đến
nay hầu như ít ai dám có suy nghĩ vượt khỏi tầm tư duy đó.
Về diện tích lãnh thổ thì rõ ràng Việt Nam nhỏ hơn Trung
Quốc rất nhiều. Chúng ta lại không may mắn khi ở liền kề
với "anh bạn" luôn luôn có dã tâm thôn tính.
Nhưng đâu phải chỉ có Việt Nam mới nhỏ hơn Trung Quốc và
liền kề với Trung Quốc. Hãy nhìn Nhật Bản, Hàn Quốc – các
nước này cũng ở bên cạnh TQ và có diện tích lãnh thổ
tương tự Việt Nam nhưng tôi không nghĩ họ luôn tự coi mình
là nhỏ yếu hơn so với Trung Quốc.
Trong thực tế thì Trung Quốc cũng chưa bao giờ dám coi các
nước đó là nhỏ yếu. Điều đó được thể hiện trong thực
tế khi Trung Quốc luôn luôn mạnh tay hơn với Việt Nam trong
những tranh chấp trên biển. Họ cũng chỉ bắn giết, bắt bớ
ngư dân của chúng ta chứ chưa bao giờ dám làm điều đó đối
với Nhật Bản hay các nước láng giềng khác.
Trong lịch sử, người Trung Quốc có truyền thống sợ kẻ
mạnh hơn và bắt nạt kẻ yếu hơn mình.
Nhưng oái oăm thay, trong số các nước láng giềng mà TQ có tham
vọng về lãnh thổ, Việt Nam là nước duy nhất có cùng quan
điểm ý thức hệ với họ ở cấp vĩ mô.
Có lẽ chính sự "chia sẻ" này làm cho Việt Nam dường như
chưa bao giờ thoát ra khỏi cái bóng của Trung Quốc để luôn
luôn phải "cầu hòa" trong thế yếu vì sợ ném chuột thì
vỡ cái bình chung cùng thờ, mà không dám tư duy xa hơn rằng
chúng ta hoàn toàn có đầy đủ khả năng và điều kiện để
có được một cái "bình" của riêng mình, độc lập và ưu
việt hơn hẳn so với Trung Quốc. Và chỉ như vậy chúng ta mới
có cơ hội để phấn đấu trở thành một nước không nhỏ và
không yếu, ít ra là đối với Trung Quốc.
Trung Quốc hiện biết rất rõ điểm yếu này của Việt Nam và
đang tận dụng nó một cách tối đa.
<h2>Tại sao luôn luôn phải đi sau?</h2>
Nhưng dân tộc Trung Hoa, vốn cũng là một dân tộc vĩ đại và
thông minh nên tôi tin rằng không sớm thì muộn họ cũng sẽ
thoát ra khỏi những ràng buộc về bất kỳ ý thức hệ lạc
hậu nào để bắt kịp với thế giới văn minh, để bước
chân vào đúng con đường mà các nước văn minh trên thế giới
đang đi mà không phải loay hoay mày mò tìm ra một con đường
"ưu việt" nào khác . Nếu không thay đổi như vậy thì dân
tộc Trung Hoa cũng không bao giờ trở thành "dân tộc lớn"
theo nghĩa lành mạnh của cụm từ này để có đủ phẩm chất
trở thành cường quốc lãnh đạo thế giới như ước mơ của
họ. Tôi nghĩ người Trung Hoa thừa biết điều này.
Nhưng dù Trung Quốc biết mình sẽ phải thay đổi thì họ cũng
không bao giờ muốn Việt Nam thay đổi trước họ. Kinh nghiệm
lịch sử trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã chứng tỏ
điều đó, chẳng hạn như việc Việt Nam phải để Trung Quốc
gia nhập WTO trước cũng chỉ là một ví dụ cụ thể trong rất
nhiều những ví dụ về những "quả lừa" mà họ đã áp
dụng cho Việt Nam.
Vấn đề là những người đang nắm các cương vị lãnh đạo
có đủ tâm và đủ tài để độc lập về tư duy hay không, có
bao giờ trăn trở rằng tại sao chúng ta chưa bao giờ dám vượt
lên trước mà luôn luôn liếc mắt trông chừng để bám theo
sau, nghĩa là chỉ muốn làm cái bóng của anh bạn láng giềng?
Chẳng lẽ đến bây giờ, sau bao nhiêu kinh nghiệm cay đắng
trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc mà chúng ta vẫn không dám
tự mình thay đổi trước một cách ngoạn mục và bất ngờ
để "anh bạn láng giềng" phải tâm phục khẩu phục mà
chỉ dám (hoặc buộc phải) thay đổi sau khi "anh bạn" ấy
đã và (chắc chắn) sẽ thay đổi?
HH
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5643), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét