Những điều Tốt và Xấu của Việt Nam

Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ bà Hillary Clinton hiện đang ở Hà
Nội trong một chuyến viếng thăm, cùng với những mục đích
khác, đánh dấu kỷ niệm 15 năm bình thường hóa các quan hệ
ngoại giao giữa hai nước Hoa Kỳ và Việt Nam. Người ta có
thể nhận thấy được trong khoảng thời gian này một sự phát
triển rõ rệt trong lĩnh vực giao thương và đầu tư, âu cũng
là chuyện tốt. Nhưng hồ sơ nhân quyền của Hà Nội vẫn còn
rất hỗn tạp, bà Clinton giờ có một cơ hội để đề cập
đến những thiếu sót đó trong chuyến viếng thăm này.

Mặc dù phía Hà Nội đã cố gắng khác thường để nới rộng
tự do kinh tế, họ vẫn thắt chặt bàn tay độc tài với đề
tài chính trị. Khoảng thời gian cởi mở ngắn ngủi trong lúc
họ [Hà Nội] chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế
giới WTO đầu năm 2007 đã được tiếp nối bằng một làn
sóng đàn áp điều đặn gia tăng đối với các nhà bất đồng
chính kiến. Làn sóng đàn áp này bao gồm việc bỏ tù các
thành viên hàng đầu của phong trào tranh đấu thuộc Khối 8406
như LM Nguyễn Văn Lý; việc xét xử hai nhà báo Nguyền Việt
Chiến và Nguyền Văn Hải, hai nhà báo đã viết bài tố cáo
quan chức tham nhũng; và việckhởi tố blogger Nguyễn Hoàng Hải,
người được biết đến với bút danh Điếu Cày, từng chỉ
trích phản ứng của Hà Nội đối với đề tài tranh chấp
lãnh hải với Bắc Kinh ở biển Đông.

Việc lợi dụng luật pháp trong các mục đích chính trị không
chỉ đối với chuyện nội bộ mà thôi – nó còn là một vấn
đề đang gia tăng trong lĩnh vực thương mại. Trong năm nay, hai
ủy viên ban quản trị của hãng hàng không Quantas của Úc đã
bị cản trở không được rời khỏi Việt Nam khoảng 6 tháng
dài trong một vụ tranh chấp giao kèo mua bán xăng dầu. Hai
người này sau cùng đã được ra khỏi Việt Nam vào đầu tháng
này.

Và cũng gần đây, một tòa án TP HCM đã bác bỏ đơn thỉnh
cầu của Lê Công Định, một luật gia đã bị kêu án 5 năm tù
giam vào tháng Giêng vì đã họp mặt với các nhà đấu tranh
dân chủ. Ông Định, một học viên của học bổng Fullbright
đã học luật ở ĐH Tulane (Hoa Kỳ), đã được biết đến là
một luật sư thương mại hàng đầu đã đại diện cho nhiều
công ty ngoại quốc tại Việt Nam và đã thành công trong việc
bào chữa cho phía Việt Nam trong vụ kiện Bộ Thương mại Hoa
Kỳ trong năm 2003. Các thương gia rất có thể đang thắc mắc
tại sao luật sư đại diện của mình lại bị bỏ tù vì
"tội" tranh đấu ôn hòa cho một chính quyền tự do hơn.

Bà Clinton có thể nêu lên câu hỏi này một cách hữu ích khi
gặp gỡ các viên chức lãnh đạo của Việt Nam. Chuyến viếng
thăm này là một cơ hội để thách thức Hà Nội về các vấn
đề như việc họ đàn áp các nhà bất đồng chính kiến trên
mạng Internet, bao gồm các qui định ngăn cản các bài viết
đặt câu hỏi với chính quyền được xem là có tính chất
"lật đổ" hoặc việc ngăn cản truy cập các trang mạng xã
hội như Facebook. Bà Clinton cũng có thể nêu lên các trường
hợp về những nhà bất đồng chính kiến cụ thể như ông
Định, nhất là khi Hà Nội đang chuẩn bị danh sách các tù
nhân sẽ được ân xá theo thông lệ hằng năm vào ngày Quốc
Khánh đầu tháng 9.

Với danh dự của bà Clinton, người ta cho rằng bà Clinton nên
bàn thảo về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ riêng các lãnh
đạo của phía Việt Nam. Nhưng việc bà Bộ trưởng ngoại giao
công khai nói về các vấn đề này cũng quan trọng không kém.
Điều đó sẽ đem đến sự trợ lực tinh thần thiết thực
đối với các nhà tranh đấu đang cố gắng đem tự do dân chủ
đến cho đất nước của họ. Và việc làm này cũng khai thác
sức bật lớn nhất của Hoa Kỳ: khả năng làm cho Hà Nội
phải xấu hổ. Chế độ này muốn có quan hệ tốt với Hoa
Kỳ, không chỉ để chống lại mức ảnh hưởng đang lan rộng
của Trung Quốc trong vùng mà thôi. Cho nên những lời trách
mắng công khai về các quyền tự do sẽ khiến [phía Hà Nội]
day dứt. Điều này rất rõ ràng đối với tự do tôn giáo,
vấn đề mà chỉ có Việt Nam là quốc gia duy nhất thương
lượng sẽ giải tỏa hạn chế để có thể rút tên ra khỏi
danh sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm vì vi phạm quyền tự do tôn
giáo.

Giải tỏa lệnh cấm vận và bình thường hóa quan hệ ngoại
giao đã giúp mở đường cho sự phồn thịnh gia tăng tại Việt
Nam. Nhưng những thiếu thốn về quyền tự do dân sự sẽ trì
kéo quốc gia này, không cho họ nhận thức được khả năng
đáng có của mình. Giờ đây, thay vì ngồi đó và mong mỏi mở
cửa kinh tế sẽ dẫn đến tự do dân chủ một cách nhiệm
màu, Hoa Thịnh Đốn có thể cố gắng giúp đỡ người Việt
có được một chính quyền tự do mà họ nên có song song với
sự phồn vinh mà họ mong muốn. Vài phát biểu mạnh mẽ công
khai của bà Clinton sẽ là một bước tiến vững chắc theo
đúng phương hướng.

<strong>WSJ</strong>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5763), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét