href="http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_H%E1%BB%AFu_Th%E1%BB%8D">luật
sư Nguyễn Hữu Thọ</a> đọc tại Đại hội Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam TP. HCM năm 1988. Bài phát biểu do Võ
Linh Hà ghi, và đã in trong cuốn "<em>Luật sư Nguyễn Hữu
Thọ gắn bó với dân tộc, với nhân dân, với cách
mạng</em>" - NXB Chính Trị Quốc Gia - 1996.</em>
<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>
<ul>
<li><a
href="http://vietnamnet.vn/chinhtri/201007/Mot-tam-guong-khong-khuat-phuc-truoc-cuong-quyen-921502/">Luật
sư Nguyễn Hữu Thọ: Một tấm gương không khuất phục trước
cường quyền</a></li>
<li><a href="http://danluan.org/node/5520">Lo Hão - Đôi điều về
Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, một tổ chức Đảng giả danh xã
hội dân sự</a></li>
</ul></div>
... Trong nhiều bài phát biểu ở Đại hội này, dưới
những góc cạnh khác nhau, đều toát lên tinh thần lo toan,
trăn trở trước tình hình đất nước còn quá nhiều
khó khăn. Nhưng vì sao đất nước ta lại rơi vào một
tình trạng khó khăn như thế? Có phải do người Việt Nam
chúng ta thiếu khả năng, lười biếng, thiếu năng động,
sáng tạo? Chắc là không ai nghĩ như thế, vì quá khứ
của dân tộc ta, vì những thành tựu mà người Việt Nam
khi ra nước ngoài đã đạt được, chứng minh là không
phải như thế. Tôi nghĩ rằng phải phân tích nguyên nhân
từ căn bệnh quan liêu, bảo thủ, trì trệ còn nặng nề
trong bộ máy lãnh đạo các cấp, từ sự thiếu dân chủ
và chưa dám mạnh dạn đấu tranh của chúng ta. Đừng có
ảo tưởng rằng những người quan liêu, bảo thủ sẽ tự
giác trao cho nhân dân quyền dân chủ, tự giác cụ thể
hóa để thực hiện sự nghiệp đổi mới. Vấn đề
tùy thuộc rất nhiều vào sự đấu tranh của các tổ
chức đại diện cho nhân dân là Quốc hội, Hội đồng
Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể…
Chúng ta phải đau lòng mà nhận thấy rằng vừa qua sự
đấu tranh của những công cụ ấy của nhân dân vẫn còn
rất yếu. Không phải là chúng ta không có điều kiện
để đấu tranh mà là các tổ chức nói trên vẫn còn
chưa dám đấu tranh và đã tỏ ra yếu ớt. Vì sao, theo quy
định, Mặt trận Tổ quốc là tổ chức có quyền
giới thiệu người ra ứng cử vào cơ quan Nhà nước
lại không đứng ra thật sự lựa chọn người có tài,
đức để giới thiệu mà thường ngoan ngoãn làm theo danh
sách được đưa xuống từ cấp trên? Chỉ thị 17 của Ban
Bí thư đã quy định những nhiệm vụ và quyền hạn của
Mặt trận Tổ quốc, vì sao Mặt trận không chủ động,
vận dụng và đấu tranh thực hiện? Vì sao Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể là những tổ chức của
nhân dân lại chỉ thụ động thi hành những gì đã
được quyết định mà không chủ động nắm bắt, phản
ánh, đấu tranh để những vấn đề bức xúc của quần
chúng được giải quyết? Quốc hội là cơ quan quyền
lực cao nhất, nhưng cũng đấu tranh yếu ớt. Những gì
đạt được ở những phiên họp QH gần đây vẫn chưa phải
là những điều cơ bản. Bãi miễn các chức vụ nhà nước là
quyền của QH và Hội đồng nhân dân (HĐND), nhưng quyền ấy
chưa bao giờ được sử dụng. Quốc hội đã thế, HĐND còn
yếu hơn. Chúng ta tốn tiền của, thì giờ để tổ chức bầu
cử ra các cơ quan dân cử, để các cơ quan đó hội họp mỗi
năm mấy lần, nhưng đã giải quyết được những gì phục vụ
nhân dân? Người ta chỉ thấy cơ quan thừa hành là ủy ban nhân
dân là tổ chức chịu sự kiểm soát của HĐND, nhưng chủ
tịch của UBND lại cũng là chủ tịch của HĐND. HĐND quyền
lực như thế mà không có bộ máy đầy đủ, không có ngân
sách, thậm chí còn không có cả trụ sở. Những điều khôi
hài như thế vẫn chưa được đấu tranh để thay đổi. Nhân
dân ai cũng thích cái bánh thật chứ chẳng ai thích cái
bánh vẽ. Chỉ có những kẻ bất tài, có quyền lợi cá
nhân gắn với những cơ chế tổ chức hình thức mới
thích những thứ hoạt động hình thức đó.
Điều đau lòng là trong nhiều năm liền trôi qua, chúng ta vẫn
còn duy trì những thứ hình thức, hữu danh vô thực đó.
Khuyết điểm lớn của chúng ta là chưa có dân chủ thật sự.
Nhiều nguyện vọng chính đáng của người dân chưa được
đấu tranh thực hiện, người dân chưa thật sự chọn lựa
được những người lãnh đạo theo sự tín nhiệm của
họ.Tất cả vấn đề là phải đấu tranh để thực hiện.
Cuộc đấu tranh này không giống cuộc đấu tranh đối kháng
với địch trước đây nhưng cũng phải diễn ra quyết liệt.
Nghị quyết Đại hội VI và những chủ trương đúng đắn của
Đảng phải được đấu tranh để thể chế hóa thành luật.
Khi đã có luật thì phải đấu tranh để luật được thi hành.
Không có luật pháp thì không thể bảo đảm được quyền dân
chủ.Chức năng, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, các cơ quan
dân cử, các tổ chức quần chúng phải được phân định rõ
ràng, không thể để tình trạng giẫm chân, bao biện làm thay
tiếp tục xảy ra mãi được.Tòa án phải có tính độc lập,
không thể xử án theo những lệnh lạc đã được ra sẵn. Tôi
cho rằng Mặt trận Tổ quốc cũng cần có một qui chế rõ ràng
về mối quan hệ của mình với các cơ quan nhà nước. Tôi nghĩ
rằng dù cho đại hội này của Mặt trận Tổ quốc TP có thành
công đến đâu, vấn đề vẫn tùy thuộc ở sự dũng cảm
đấu tranh trong những ngày sắp tới. <em><strong>Dân chủ không
thể có bằng sự ban ơn mà bằng sự đấu tranh.</strong></em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5631), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét