tắt là <em>quyền được sống đúng như một con người</em>.
Đó là quyền căn bản của mọi con người trong mọi dân tộc,
mọi quốc gia.
Để đạt được chân lý tưởng chừng đơn giản đó, loài
người đã phải trả giá bằng cả máu và sinh mạng của hàng
triệu người. Biết bao triều đại, bao chế độ chính trị
đã sụp đổ vì đi ngược lại mong muốn đó của loài
người.
Ngày 2- 9- 1945 Hồ Chí Minh, trong tuyên ngôn độc lập đã nhắc
lại chân lý này: <em>"Tất cả các dân tộc trên thế giới
sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do…."</em>. Tư tưởng đó đã
phản ánh rằng quyền được sống và mưu cầu hạnh phúc của
con người là chân lý, là ước mơ của toàn bộ nhân lọai.
Chân lý này hoàn toàn không phụ thuộc vào quan điểm hay thể
chế chính trị. Quyền con người là tự nhiên, là ắt có và
hằng có, là bất khả xâm phạm, tồn tại độc lập và không
phụ thuộc vào việc có hay không thể chế nhà nước.
Kể từ sau tuyên ngôn này của Hồ Chủ Tịch, những nhà lãnh
đạo Việt nam đã "thay đổi" quan điểm, phủ nhận tính
tự nhiên và tồn tại độc lập của quyền con người với
thể chế chính trị. Họ cho rằng quyền con người phụ thuộc
vào các điều kiện kinh tế và chính trị. Quyền con người
không những mang tính phổ quát được nhân lọai thừa nhận mà
có tính riêng biệt, phụ thuộc vào đặc tính văn hóa của
từng dân tộc. Quan điểm này nhằm bảo vệ cho sự tồn tại
của một chế độ chính trị độc tài. Họ đặt sự tồn
tại của đảng cộng sản trên các giá trị nhân quyền đã
được cả nhân loại thừa nhận. Đây chính là nguyên nhân
chủ yếu làm cho hệ thống pháp luật lủng củng và mập mờ,
mang tính hình thức và thiếu khả năng thực thi trong thực
tiễn. Hầu hết các các giá trị quyền con người nhà nước
Việt nam đều thừa nhận bằng cách tham gia hoặc ký kết các
điều ước quốc tế. Nhà cầm quyền Việt nam cũng cố gắng
thể hiện sự thừa nhận các quyền con người của mình trong
các hiến pháp. Tuy nhiên, bản thân các hiến pháp, đặc biệt
là Hiến pháp hiện tại chứa đựng quá nhiều xung đột giữa
quyền con người và chế độ chính trị. Các văn bản luật
dưới Hiến pháp luôn có khuynh hướng ưu tiên cho sự tồn tại
của chế độ, làm mất khả năng thực thi các quyền con
người trong thực tiễn. Sự cản trở này là nguyên nhân chủ
yếu gây ra các xung đột giữa chính quyền với người dân,
tạo ra các hiện tượng phản kháng xã hội.
Bảo đảm và phát triển các quyền con người là bảo đảm cho
người dân của mình có quyền mưu cầu hạnh phúc và tự do.
Thực trạng về nhân quyền ở Việt nam có thể nhìn thấy qua
các nhận định sau:
1- Đối với nhóm quyền về kinh tế xã hội, bao gồm các
quyền: quyền lao động; quyền tự do kinh doanh; quyền sở hữu
hơp pháp về tài sản; quyền được bảo vệ sức khỏe; quyền
bảo vệ về hôn nhân gia đình; quyền mang tính ưu tiên như
quyền trẻ em; quyền phụ nữ.
Quyền lao động, đó là sự tự do lựa chọn nghề nghiệp phù
hơp với mình. Không thể nói nhà nước đã bảo đảm quyền
này khi mà gần 70% dân số Việt nam sống bằng nông nghiệp, mà
tư liệu sản xuất là đất đai bị nhà nước nắm giữ. Hệ
thống các cơ sở công đoàn mang nặng tính hình thức, không
dám đấu tranh cho quyền lợi của người lao động.
Quyền tự do kinh doanh là quyền tự do lựa chọn các ngành
nghề kinh doanh không bị nhà nuớc cấm. Trước năm 1999, nhà
đầu tư muốn kinh doanh phải xin phép nhà nuớc. Năm 2000, khi cho
ra đời luật doanh nghiệp, nhà nước không buộc nhà đầu tư
phải có đơn xin phép nữa mà chuyển sang đơn đăng ký kinh
doanh. Mặc dù thay đổi ngôn từ từ "xin phép" sang " đăng
ký" nhưng bản chất xin – cho vẫn tồn tại thông qua hồ sơ
và trình tự đăng ký kinh doanh. Đó là bước đầu thành lập,
khi vào kinh doanh nhà đầu tư phải vựơt qua hàng lọat giấy
phép con khác, do các bộ, các ngành quản lý tự đặt ra. Năm
2000, thống kê chính thức của nhà nuớc cho thấy Việt nam có
trên 300 lọai giấy phép kinh doanh khác nhau. Khi đó chính Thủ
tướng phải ra lệnh bãi bỏ trên 100 lọai giấy phép, nhưng
đến nay thì lại hình thành gần 400 loại giấy phép khác nữa.
Với một "rừng" giấy phép như "thiên la điạ võng" như
vậy làm sao nói Việt nam có quyền tự do kinh doanh. Mặc khác
khi nói đến tự do kinh doanh không thể không nói đến sự
cạnh tranh lành mạnh, điều này không thể có với nền kinh
tế thị trường theo định hướng XHCN.
Quyền sở hữu tài sản hợp pháp là quyền sơ đẳng nhất
bảo đảm cho điều kiện sinh tồn của con người. Đất đai,
nhà cửa là một trong những điều kiện đó, ngoài ra nó còn
là tài sản có giá trị lớn, là hàng hóa luân chuyển, và
đặc biệt là tư liệu sản xuất chủ yếu của đa số người
dân Việt nam. Nhà nước cho đến nay vẫn chưa cho người dân
có quyền sở hữu về đất đai. Giao quyền sử dụng đất đai
như một sự ban phát, nhà nước có thể thu hồi bất cứ lúc
nào. Đây là nguyên nhân chủ yếu của hàng loạt vụ xung đột
giữa nhà nước và người dân. Ngoài ra còn rất nhiều lọai
tài sản khác, nhà nước bắt người dân phải đăng ký để
quản lý. Các định chế về quản lý hành chính vô hình chung
tước đoạt và hạn chế quyền tự định đoạt tài sản hợp
pháp của người dân.
Quyền đươc bảo vệ sức khỏe, ứng với quyền này là nghĩa
vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng của nhà nước. Trước
tiên phải thấy rằng hệ thống bệnh viện từ trung ương
đến địa phương đã xuống cấp trầm trọng. Các bệnh xá ở
vùng cao, vùng xa hết sức sơ sài và lạc hậu, cá biệt có
nhiều nơi không có bệnh xá. Hệ thống pháp luật về bảo
hiểm y tế còn nhiều bất cập, hay thay đổi gây nhiều bất
lợi cho người dân, đặc biệt người dân nghèo gần như không
thể tiếp cận được với các dịch vụ y tế công.
Quyền bảo vệ hôn nhân và gia đình. Nói đến quyền này không
thể không nói đến trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn.
Đặc biệt là kết hôn với người nước ngoài. Với 19 lọai
giấy tờ khác nhau, hồ sơ đăng ký kết hôn với người nước
ngòai trở thành "ác mộng" với những cặp trai gái yêu nhau
và muốn thành vợ chồng. Cá biệt có cặp phải chia tay nhau vì
không thể nào hòan thành đủ 19 lọai giấy tờ đó. Chưa hết,
sau khi hoàn tất hồ sơ, phải trải qua một cuộc thẩm vấn.
Nhiều câu hỏi thẩm vấn hết sức vô duyên của cán bộ cộng
chức làm đôi trai gái ngượng đỏ cả mặt, không dám trả
lời. Mà không trả lời xem như không thể thành vợ thành
chồng.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5814), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét