Giáp Văn Dương - Giá như...

Câu chuyện Vinashin chưa có hồi kết. Nhưng có thể nghe thấy
vĩ thanh của nó là điệp khúc: "Giá như…".

Với riêng tôi, đó là giá như chính phủ đầu tư cho giáo dục
thay vì đầu tư cho Vinashin thì có lợi biết nhường nào.

Theo một nghiên cứu công bố gần đây, ở Trung Quốc, một
nước có đặc điểm kinh tế - xã hội khá tương đồng với
Việt Nam, mức đóng góp của đầu tư giáo dục vào sự phát
triển kinh tế chiếm 24.4% trong khoảng 1952-2003. Riêng cho thời
kỳ mở cửa, sự đóng góp này là 29.7% (*).

Đến giờ, tuy chưa có số liệu thống kê mức độ đóng góp
của Vinashin cho sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam, nhưng
chắc chắn đó là một số âm, vì số nợ khổng lồ mà
Vinashin mang trên mình ước tính lên đến 90000 tỷ đồng.

Mức độ đóng góp của giáo dục cho sự tăng trưởng của kinh
tế Việt Nam, tuy chưa có số liệu chính thức, nhưng có thể
mong đợi ở mức tương tự như của Trung Quốc.

Chỉ cần một đánh giá sơ bộ đó, cũng đủ làm cho mỗi
người phải thốt lên tiệc nuối: "Giá như…"

Giá như số tiền đầu tư cho Vinashin được dùng để đầu tư
cho giáo dục.

Giá như có những nghiên cứu và đánh giá minh bạch về hiệu
quả của những suất đầu tư.

Giá như có một cơ chế phân bổ nguồn lực sao cho hiệu quả.

Giá như không có nghịch lý: chính phủ đổ hàng tỷ đô-la
để đầu tư cho những "Tập đoàn không đáy" trong khi tính
chuyện đi vay 400 triệu USD để xây 4 trường "Đại học
đẳng cấp quốc tế" với hy vọng thay đổi nền giáo dục
đại học đã quá ư lạc hậu.

Giá như lời nói đi đôi với việc làm: "Quốc sách hàng
đầu" trên giấy phải là quốc sách hàng đầu trên thực
tế.

Và cuối cùng, giá như không có giá như.

_________________

(*) Fan Bo-nai and Lai Xiong-xiang, A study on the rate of contribution of
education investment to the economic growth in China, Frontiers of Education
in China, Vol. 1, No. 4, Dec., 2006.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5707), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét