Duy Ngọc - Bó tay với ông GS Trần Quang Hải!

<center><img src="/files/u1/843358_4264779_n.jpg" width="600" height="430"
alt="843358_4264779_n.jpg" /></center>

Trong bài "<a
href="http://sgtt.vn/Van-hoa/126404/Cong-chieng-Tay-Nguyen-san-xuat-tai-Thai-Lan.html">Cồng
chiêng Tây Nguyên sản xuất tại Thái Lan</a>" trên SGTT
(26-7-2010) khi được phỏng vấn, GS Trần Quang Hải cho biết
cồng chiêng Tây Nguyên đang thay đổi chóng mặt, xuất hiện
nhiều bộ cồng chiêng sản xuất ở Thái Lan, báo động sự lai
căng. Ông Hải mạnh miệng phát biểu: "<em>Cồng chiêng do bàn
tay người Tây Nguyên làm ra, nó thấm đẫm hơi thở của núi
rừng. Mỗi một cái cồng, cái chiêng, có khi phải tỉ mẩn
rèn, đúc cả năm trời mới làm xong. Cứ hoàn thành một dàn
cồng chiêng, là lại tiến hành tế lễ, giết gà, mổ bò, mổ
trâu</em>". Cồng chiêng do người Tây Nguyên làm ra? Cả năm
trời mới xong một cái chiêng? Tế lễ khi làm xong bộ cồng
chiêng? Thiệt bất ngờ khi GS Trần Quang Hải miêu tả một cách
tỉ mỉ, chi tiết đến như vậy. Không biết ông Hải đã tận
mắt chứng kiến người dân tộc thiểu số Tây Nguyên đúc
cồng chiêng chưa, và đúc ở đâu?

Thực tế thì các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên không hề
đúc được cồng chiêng. Họ chỉ sử dụng cồng chiêng
"nhập ngoại" vào các sự kiện sinh hoạt văn hóa của họ.
Lúc đầu thì cồng chiêng vào Tây Nguyên chủ yếu theo đường
từ Lào sang, có xuất xứ từ Trung Quốc, Myanma. Những chiếc
cồng chiêng này có giá trị rất cao, thậm chí đổi nhiều con
trâu mới có được một chiếc, nó là tài sản lớn trong các
gia đình Bana, Jarai, Ê đê... Sau này, và chỉ rất lâu sau này
thì các làng đúc đồng dọc theo duyên hải miền Trung mới
đúc cồng chiêng mang lên bán cho người Tây Nguyên. Làng Phước
Kiều (Điện Bàn, Quảng Nam) là nơi cùng cấp một số lượng
lớn cồng chiêng lên Tây Nguyên cho đến bây giờ. Ông Dương
Ngọc Sang, một nghệ nhân đúc đồng lão làng ở Phước Kiều
cho biết trước đây ở Phước Kiều chỉ đúc các vật dụng
gia đình bằng nhôm đồng như xoong, chảo..., cho đến khoảng
sau 1960 mới bắt đầu đúc cồng chiêng mang lên Tây Nguyên bán.
Chuyện là những thợ nhôm đồng ở Phước Kiều khi mang nồi
chảo lên các tỉnh Tây Nguyên bán dạo thì thấy những chiếc
cồng chiêng được các dân tộc ở đây nâng niu, trao đổi nhau
với giá trị cao. Họ nảy ra ý định đúc những chiếc cồng
chiêng mô phỏng theo rồi đem lên bán. Lúc đầu họ chỉ biết
đúc phôi, tiếng chiêng họ đúc kêu không đúng do họ không
biết gì về âm thanh cồng chiêng Tây Nguyên cả. Những người
già ở các làng Tây Nguyên có am hiểu về cồng chiêng, dùng
búa chỉnh lại độ dày mỏng để tiếng chiêng phát ra đúng,
có thể chơi được trong giàn cồng chiêng. Mãi sau này người
Phước Kiều mới học được cách chỉnh âm cho cồng chiêng sau
khi đúc phôi xong. Và những chiếc chiêng từ Phước Kiều lên
chất lượng và giá thường thấp hơn nhiều so với những
chiếc cồng chiêng nhập vào qua đường Lào trước kia, mà sau
này không hiểu vì lí do gì không còn nhập vào nữa.

Cồng chiêng được đúc từ hợp kim đồng và thiếc với tỉ
lệ thích hợp. Vấn đề ở đây là kỹ thuật đúc, pha trộn
kim loại sẽ quyết định chất lượng chiếc chiêng sau khi ra
đời, chứ không phải là chuyện tỉ mẩn "tốn cả năm
trời" như GS Hải nói. Thực sự việc đúc một chiếc chiêng
không bao giờ, không cần phải lâu đến vậy, thường chỉ vài
ngày.

Ông Hải nói: "<em>Người Tây Nguyên tin rằng, lớp đồng đen
trên bề mặt cồng chiêng được phết thêm máu gia súc dùng
trong tế lễ, thì cái cồng, cái chiêng đó đánh lên, mới phát
ra đúng âm thanh của Tây Nguyên. Ấy thế mà hiện nay lại có
những chàng trai Tây Nguyên dám đem những cái cồng, cái chiêng
ông bà, tổ tiên để lại ra gọt chỗ này, cạo chỗ kia, rồi
tạo nên âm giai thất cung thay thế vào để chơi nhạc
mới</em>". Theo tôi biết thì hầu như chiếc chiêng nào dù
tốt đến mấy chơi một thời gian dài đều hỏng tiếng, mất
tiếng, và đều phải cạo sửa, gõ búa để chỉnh lại độ
dày mỏng, lấy lại đúng âm thanh ban đầu. Và âm thanh có tốt
hay không là do chất lượng chiêng, kỹ thuật đúc, còn cái
"huyền thoại máu thú" nghe "hấp dẫn kia" thì tôi chưa
nghe ai nói, và khó mà chứng minh được. Còn việc các chàng
trai Tây Nguyên mà sáng chế, chỉnh sửa lại bộ cồng chiêng
nào đó mà chơi pop, rock... được thì quả tuyệt vời chứ,
sáng tạo đáng khen chứ, sao lại chê. Khi nó chỉ là sáng tạo
ở vài điểm, nó chỉ làm phong phú thêm, chứ khó mà biến
đổi hết cả văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được. Các giai
điệu cồng chiêng Tây Nguyên ở mỗi nơi đều khác khác nhau
rất rõ, và có lẽ nó cũng đã có nhiều biến chuyển, bổ
sung, thêm mới theo thời gian.

Ông Hải cho rằng hiện thiếu các dự án hỗ trợ cho bà con
Tây Nguyên bảo vệ vốn quý truyền thống. Theo tôi, vấn đề
hiện nay của cồng chiêng Tây Nguyên không phải là không có
các dự án hỗ trợ. Ngược lại đang có quá nhiều, mà lại
làm một cách tạp nham, thiếu hiểu biết. Những chiếc chiêng
"dự án" liệu có tốt không khi chỉ cần giảm một lượng
thiết nhất định trong hỗn hợp đồng-thiết là giá thành
chiêng sẽ giảm nhiều, vì giá thiếc đắt gấp nhiều lần giá
đồng. Kéo theo đó chất lượng sút giảm theo, đánh chỉ một
thời gian là điếc, vứt xó. Có nhiều dự án, đưa cồng
chiêng lên Tây Nguyên nhiều hẳn đã hay? Có khi lại gây bội
thực, chán chê, người Tây Nguyên không mua cồng chiêng nữa,
chỉ chờ đem cho. Rồi các lễ hội giả tạo do nhà nước bỏ
tiền ra tổ chức, các buổi biểu diễn công chiêng theo kiểu
sân khấu. Nó có làm sống lại được không gian cồng chiêng
tồn tại bao đời? Không, nó chỉ là những xác ướp, thậm
chí còn không phải xác ướp của không gian công chiêng truyền
thống Tây Nguyên. Là những xác ướp "lạ" từ xa đem tới,
phủ lớp áo Tây Nguyên. Các dự án đó chỉ có "bức tử"
luôn những giá trị văn hóa hãy còn sống của Tây Nguyên mà
thôi.

Văn hóa Tây Nguyên vốn đã bị "đứt gãy" nhiều bởi di
dân ồ ạt, bởi những giá trị mới xô đến đột ngột, đè
nát những giá trị cũ, bởi mất rừng, mất đất, mất rẫy...
Bây giờ lại xúm vào giữ. Mà giữ với những "dự án" moi
tiền,với những tác động thô bạo, thiếu hiểu biết... thì
chỉ làm Tây Nguyên tổn thương thêm thôi.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5830), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét