Chính Tâm - Từ thực trạng Dân Chủ nghĩ về hiện tượng Nguyễn Văn An

Đã bao lâu nay hai chữ dân chủ! không những luôn là đề tài,
là nguồn suy nghĩ, suy tư và là nguồn cảm hứng cho những ai
nặng lòng với đất nước, mà hai chữ dân chủ còn là sự
khát khao cháy bỏng của hàng chục triệu người dân VN. Dân
chủ còn là tiền đề, là nền tảng cho sự phát triển toàn
diện của một quốc gia, một dân tộc đang trên đường đi
tìm ấm no hạnh phúc cho mình.

Nhìn ra thế giới trước các dân tộc khác, rất không may
cho đất nước Việt Nam đã không có cái diễm phúc được
hưởng nền dân chủ thực sự như 120 quốc gia khác trên thế
giới. Nguyên nhân thì rất nhiều. Khách quan cũng có, mà chủ
quan cũng là nguyên nhân quan trọng khi con người Việt Nam đã
không có đủ bản lĩnh để vượt qua vòng cương tỏa của
lịch sử để lại và vượt qua chính mình mà thời đại đã
và đang tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho dân tộc VN.

<strong> Nhân tố con người là quyết định</strong>

Từ cái sự "không may" đó mà nguyên nhân do yếu tố chủ
quan làm tôi suy nghĩ hơn cả. Từ trong sâu thẳm của sự suy
nghĩ tôi cho rằng nguyên nhân chủ quan mà cốt lõi là yếu
tố"con người". xuất phát điểm từ những cá nhân là rất
quan trọng. Chính yếu tố cá nhân đã ảnh hưởng đến lịch
sử, đến xã hội và cộng đồng đã quyết định cho tương
lai vận mệnh của cả một dân tộc. Ông Hồ Chí Minh là một
ví dụ điển hình cho sự ảnh hưởng đó.

Mở rộng tầm nhìn, chúng ta sẽ thấy thành quả mà nhân
loại đã đạt được, những yếu nhân là nhân tố góp phần
đưa thế giới đến một nền hòa bình là một minh chứng cho
vai trò cá nhân kiệt xuất là hết sức quan trọng. Cũng như
chúng ta đã thấy những cá nhân tiêu cực, độc đoán bệnh
hoạn đã góp phân phá hoại và kéo lùi lịch sử nhân loại,
lịch sử dân tộc hành chục thậm chí hàng trăm năm.

Trở lại vấn đề lịch sử Việt nam cũng không nằm ngoài
ngoại lệ đó, chế độ độc tài đang làm cho đất nước
"ba chìm bảy nổi"là điều ai cũng thấy. Khi điểm lại,
người ta thấy căn nguyên cũng bởi chưa có một cá nhân nào
có đủ năng lực, bản lĩnh để đảm đương được vài trò
lãnh đạo, nhằm đưa đất nước tiến lên, hoặc nếu có thì
cũng bị khắc chế, do cơ cấu tổ chức bó buộc, nên không
thể hiện và phát huy được năng lực cá nhân làm thay đổi
tinh hình.

Phía bên kia phe đối lập cũng vậy cái gọi là PTDC đã hơn
35 năm qua, tiến trình dân chủ hóa của Việt Nam vẫn giậm
chân tại chổ Khi kiểm điểm lại người ta thấy trong thời
gian qua đa phần những cá nhân do những nguyên nhân và lý do
nào đó, vì quyền lợi và lợi ích địa vị của cá nhân, phe
nhóm, giáo phái bị xâm hại mà bức xúc, tiêu cực, bất đồng
quan điểm với nhóm lợi ích độc tài cầm quyền để lấy hai
chữ dân chủ làm bình phong cho các hoạt động của mình, chứ
thực tâm và thực chất chưa có ai làm đúng và hiểu đúng
nghĩa của bản chất dân chủ.

Vì vậy, khi đọc và tìm hiểu các bài viết và trả lời
phỏng vấn của ông Nguyễn Văn An (NVA) nói về vấn đề dân
chủ, tôi thật sự ngạc nhiên về quan điểm và tư tưởng
của ông nhìn nhận vấn đề dân chủ một cách thấu đáo và
tâm huyết

<strong> Thân thế sự nghiệp và tư tưởng dân chủ của ông
Nguyễn Văn An</strong>

Đã từ lâu ông An là một trong hai người trong bộ máy
lãnh đạo của đảng CS mà tôi có ấn tượng và đôi chút
cảm tình. Trường hợp thứ nhất là ông Võ Văn Kiệt, là
người mà sau này sự sám hối của ông qua những hàng động
và baì viết về khái niệm yêu nước và dân tộc, đã tạo
lên sự thay đổi đáng kể, đã có tác dụng chính trị- xã
hội không nhỏ trong quá trinh hòa hợp hòa giải dân tộc cho
đất nước, tạo lên sự xích lại đáng kể từ hai phía.

Những suy tư trăn trở trước thực trạng đất nước đã
thay đổi quan điểm tư tưởng của ông Kiệt và được ông
chuyển hóa bằng hành động thông qua những bài viết và việc
làm nhằm khơi gợi, kêu gọi chủ nghĩa yêu nước cho mọi
người Việt Nam. Rất tiếc việc làm của ông lại chỉ có
được ở giai đoạn cuối cuộc đời và tư tưởng " chủ
nghĩa yêu nước" của ông vẫn chỉ là khoác cái vỏ bên
ngoài khi chế độ độc tài vẫn còn hiện hữu và là vật
cản chính cho sự phát triển của đất nước. Tuy chưa phải
là chìa khóa mở ra tương lai sán lạn cho dân tộc, nhưng dù sao
cá nhân ông vẫn mang tư tưởng tiến bộ so với rất nhiều
người trước kia và hiện nay đang nắm quyền cai trị đất
nước

Còn trưởng hợp của ông Nguyễn Văn An tuy không có thân
thế và sự nghiệp cách mạng nổi trội như ông Kiệt. Xuất
thân chỉ là một kỹ sự điện bình thường, nhưng do thời
vận đã đưa ông An đã leo lên một trong những vị trí chủ
chốt của ban lãnh đạo đảng. Nhưng mọi người chỉ được
biết nhiều tới ông, khi ông làm chủ tịch quốc hội thay ông
Mạnh, bởi cách điều hành và những quyền lợi của quốc
hội được ông thực hiện đã mang tới cho quốc hội những
kỳ họp mới mẻ và sống động, khiến cho dư luận quan tâm
chủ ý mõi khi có kỳ họp quốc hội.

Với cương vị chủ tịch quốc hội, ông luôn điều khiển
các kỳ họp một cách cởi mở nghiêm túc nhưng rõ ràng mạch
lạc. Ông đã khơi gợi, động viên khuyến khích các quyền
chất vấn, quyền phát biểu cho các ông bà nghị gật mà bấy
lâu nay các kỳ họp quốc hội trước không ai dám và nếu có
thường tẻ nhạt và chán ngắt.

Sau khi nghỉ hưu, không như một số người khác như Phan Văn
Khải hay Trần Đức Lương...vv...sau khi về vươn là mất tiêu
luôn, thì với ông thi thoảng người ta thấy ông vẫn đăng
đàn trả lời phỏng vấn một số báo đài về các vấn đề
chính trị xã hội

Tuy chỉ là một con dân nhưng tôi vẫn thường quan tâm và
theo dõi đến những vấn đề dân chủ, lên trường hợp của
ông Nguyễn Văn An đã gây cho tôi những ấn tượng nhất
định. Kể từ khi đọc bài PV của ông trên mạng Vietnamnet <a
href="http://dantri.com.vn/c202/s202-327153/gop-phan-phan-dau-cho-muc-tieu-dan-chu-theo-tu-tuong-cua-bac.htm">"Góp
phần phấn đấu cho mục tiêu dân chủ theo tư tưởng của
Bác"</a> đã gây cho tôi ấn tượng sâu sắc.

Những khái niệm dân chủ của ông rất đơn giản nhưng lại
đi vào thực chất. Dân chủ có nghĩa dân làm chủ, mà dân là
ông chủ thì phải có quyền quyết định mọi vấn đề. Điều
quan trọng ở đây là việc ông mổ xẻ vấn đề quyền quyết
định của dân được đảng lạm dụng và biến thái là quyền
quyết định gián tiếp. Có nghĩa là thông qua quyết định
của các đại biểu của dân do dân bầu cử lên (thực chất
là đại biểu của đảng) chứ người dân chưa bao giờ được
trực tiếp quyết định các vấn đề trọng đai của đất
nước.

Ông cũng nhấn mạnh đây là vấn đề mấu chốt cơ bản và
thực chất của dân chủ. Bằng không sẽ chỉ là sự giả tạo
ngụy biện mà thôi.

Mới gần đây nhất, ông lại nhấn mạnh đến quyền làm
chủ của dân khi <a href="http://danluan.org/node/5493">đăng đàn
trả lời phỏng vấn Vietnamnet</a> nhân dịp quốc hội có chủ
trương sửa đổi lại hiến pháp. Ông cho rằng hiến pháp là
vấn đề rất quan trọng bởi nó bộ luật mẹ, luật gốc của
một quốc gia. Muốn có một hiến pháp văn minh, tiến bộ và
đạt hiệu quả thì phải được thông qua ý kiến (trưng cầu
dân ý) và quyền phúc quyết trực tiếp của nhân dân đối
với hiến pháp.

Trong khuôn khổ bài viết có hạn và chỉ tập trung vào vấn
đề dân chủ lên tôi không đi sâu vào phân tích bài trả lời
phỏng vấn của ông có liên quan tới những vấn đề khác. Rõ
ràng quan điểm và tư tưởng của ông Nguyễn Văn An về vấn
đề dân chủ có tính cốt lõi, là nền tảng cho những vấn
đề cơ bản khác. Chỉ có người thực lòng vì dân mới có tư
tưởng dân chủ thấu đáo và tâm huyết đến như vậy.

Ở vào hoàn cảnh của ông An dù sao tuy về hưu nhưng ông
vẫn là một đảng viên kỳ cựu, vẫn sinh hoạt, chịu sự
lãnh đạo của tổ chức và nhất là để làm sao quan điểm
và tư tưởng của mình lọt và qua vòng kiểm duyệt được báo
đài cho đăng phát, cần phải biết điểm dừng và tránh phạm
húy" Kiêng kỵ nói tới những điều động chạm hoặc có ý
chỉ trích tới thế lực là đảng CSVN. Hoặc phải lấy danh
nghĩa tư tưởng của một thần tượng để thể hiện quan
điểm của mình sao cho dung hòa, như trường hợp bài trả lời
phỏng vấn "Góp phần phấn đấu cho mục tiêu dân chủ theo
tư tưởng của Bác" là một ví dụ. Nhưng có đôi lúc ông
cũng không ngại né tránh khi nhấn mạnh đến thực quyền hiện
nay:

<div class="special_quote">Hiện nay khoảng 90% đại biểu Quốc hội
là đảng viên. Do vậy mà nhiều người cho rằng, về hình
thức thì Quốc hội quyết, song thực chất là Đảng quyết .
Quyết định của Quốc hội chỉ là quyết định mở rộng
trong nội bộ Đảng. Như vậy là từ Dân chủ đầy đủ
chuyển sang Quốc hội chủ một phần, Dân chủ một phần, song
cả Dân và Quốc hội đều còn nhiều hình thức nên nhiều
người cho rằng Đảng mới thực quyền. Thực tế đó cho
thấy, quyền của Dân - của người làm chủ còn bị phân tán
quá lớn.(hết trích)</div>


Qua nội dung của bài trả lời phỏng vấn đã cho thấy ông An
đã hiểu rõ hơn ai hết sức mạnh của vấn đề dân chủ cũng
như lực cản làm cho dân chủ bị trì trệ là do thế lực nào
gây lên, chỉ có điều do hoàn cảnh để biết điểm dừng khi
phát biểu mà thôi.

<strong> Vẫn còn thiếu một vấn đề cốt lõi.</strong>

Trong bài trả lời phỏng vấn ông An có nêu lên còn nhiều vấn
đề khác cần được thay đổi và khắc phục, nhưng chủ yếu
đi sâu vào phân tích ba vấn đề cốt lõi đó là:

<div class="special_quote">1/- Dân được quyền phúc quyết Hiến
pháp và sửa đổi Hiến pháp, để cho đúng nghĩa với thể
chế Dân chủ Cộng hòa, Dân là chủ đích thực của đất
nước.

2/- Quyền của nguyên thủ quốc gia cần được tập trung hơn,
nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành
của cơ quan hành pháp.

3/- Phân công và kiểm soát quyền lực cần được cân bằng
hơn, nhằm phòng ngừa sự lạm quyền và thoái hóa quyền lực,
chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu và cơ hội trong hệ thống
chính trị.</div>


Nhưng theo tôi ông An còn quên hoặc không dám nhắc tới một
vấn đề cốt lõi nữa mà nếu không có nó những vấn đề
trên của ông An sẽ lại rơi vào tình trạng dân chủ hình
thức như hiện nay. Đó là vấn đề phi chính trị hóa đối
với các tổ chức giám sát và kiểm soát quyền lực.

Cũng như các nước khác khi thực hiện chế độ tam quyền
phân lập, thì các tổ chức đảng phái chính trị không được
tham gia vào các cơ quan có chức năng giám sát hay kiểm soát
quyền lực như quân đội, cảnh sát hay tòa án, viện công tố
(viện kiểm sát). Nếu người nào là thành viên của tổ chức
chính trị muốn tham gia các tổ chức trên phải tuyên bố ly
khai ra khỏi tổ chức đó, trước khi muốn trở thành công
chức của các cơ quan đó.

Chúng ta hãy thử tưởng tượng, nếu quân đội cảnh sát hay
tòa án viện kiểm sát vấn do đảng CS nắm giữ và lãnh đạo
thì sẽ có sự mâu thuẫn rất lớn, bởi giữa lợi ích của
cộng đồng và lợi ích của phe nhóm thường là xung đột mâu
thuẫn nhau. Vậy thì một viên chức chắc chắn sẽ chịu sự
tác động và chỉ đạo của tổ chức mình tham gia và sẽ xử
lý công việc chuyên môn theo chiều hướng có lợi cho tổ chức
của mình.

Cũng như chúng ta thấy ngoài quyền dân chủ thì chính trị là
nền tảng quan trọng của xã hội. Việc ông An đưa ra ba vấn
đề cốt lõi trên mà không dám động chạm hoặc không đưa
vấn đề chính trị, đảng phái vào một trong những vấn đề
cốt lõi là chưa đảm bảo thực hành dân chủ một cách triệt
để

<strong> Chủ nghĩa yêu nước dựa trên nền tảng gì?</strong>

Cho đến nay khi so sánh tư tưởng của ông Kiệt và ông An,
chúng ta nhận thấy tuy cùng yêu nước nhưng mỗi người lại
thể hiện một cách khác nhau. Ông Kiệt thì dựa vào tư tưởng
dân tộc để hô hào mọi người thể hiện tinh thần yêu
nước. Nhưng cái tinh thần ấy nó chỉ dâng lên trong thời
khắc thời điểm nào đó mà thôi. Trong khi đó bên cạnh khí
thế và tinh thần yêu nước được người dân thể hiện, thì
có không ít những cá nhân vị kỷ đục nước béo cò, những
nhóm lợi ích đã lợi dụng quyền lực để mưu lợi riêng đã
tác động tiêu cực đến người dân. Thì tinh thần yêu nước
sau đó sẽ xẹp như bong bóng mà thôi.

Còn cách thể hiện tinh thần yêu nước như ông An được
thể hiện tuy không hô hào sôi động để trở thành phong trào,
nhưng nó có chiều sâu và cơ bản hơn bằng việc người dân
phải thực sự làm chủ đất nước từ vị thế người chủ
thì họ mới thể hiện tinh thần yêu nước một cách trọn
vẹn.

Trên đời không ai yêu mình bằng chính mình. Tôi có quyền thì
tôi sẽ bảo vệ lợi ích của chính mình, đồng thời sẽ gắn
chặt quyền lợi với nghĩa vụ, khi mà đất nước của tôi,
tài sản của chung cũng có một phần đóng góp của tôi và lẽ
dĩ nhiên tôi phải có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ nó.

Có nghĩa là một thể chế dân chủ là quyền làm chủ thực
sự của người dân, người dân sẽ có nghĩa vụ và trách
nhiệm của một vị thế ông chủ. Thì khi đó tất cả quyền
lợi và nghĩa vụ được chuyển hóa bằng tinh thần yêu nước
một cách thực dụng và cụ thể chứ không phải tinh thần yêu
nước theo kiểu hô hào bốc đồng trong chốc lát.

Trong bài phỏng vấn, ông An cũng nêu ra khái niệm rất xác
đáng khi so sánh hai chữ "thần dân" khi xưa, mọi của cải
lẫn con người của quốc gia đều là của một mình ông vua.
Người dân chịu thân phận đục chịu trong nhờ, nếu gặp
được một ông vua anh minh thì dân dễ sống, không may gặp
phải ông vua ngu tối thì dân sẽ khổ cực, đói nghèo.

Còn ngày nay là chế độ "công dân" thì ngược lại, của
cải và ông vua đều là của mọi người, thì việc tìm ra một
ông vua hiền, xứng đáng là quyền của người dân. Hay nói
một cách khác ngày nay người dân là ông chủ có quyền lựa
chọn để thuê một người nào đó vào vị trí ông vua xứng
đáng vào vị trí lãnh đạo để phục vụ dân và điều hành
đất nước. Nếu ông vua đó còn minh mẫn thì vẫn sử dụng,
bằng không thì phế bỏ thay thế người khác. Tốt dùng xấu
bỏ, mà không phải trông nhờ vào vận may rủi như thời phong
kiến xưa kia.

Vì vậy để trả lời cho câu hỏi tinh thần yêu nước phải
dựa trên nền tảng gì, thì chúng ta thấy việc so sánh tinh
thần yêu nước của ông Kiệt và ông An đã làm sáng tỏ vấn
đề:
<em>Tinh thần yêu nước phải dựa trên
nền tảng dân chủ mới là triệt để, còn nếu dựa trên nền
tảng dân tộc chủ nghĩa thì vẫn có thể bị lạm dụng, bị
chiếm đoạt
</em>
<strong>Nhận xét và Kết luận</strong>

Thời gian là sự sàng lọc cho quá trình để tìm ra cái
đúng cái sai. Nếu là đúng nó sẽ được phát huy và phát
triển. Còn nếu đi không đúng hướng sẽ nó loay hoay và cuối
cùng lại quay trờ về vạch xuất phát ban đầu và người ta
đã thấy 35 năm đã quá đủ cho mọi người chiêm nghiệm và
rút ra những bài học để sửa chữa. Nhưng cho đến nay tôi
chưa thấy có ai có tư tưởng dân chủ như ông Nguyễn Văn An,
mặc dù đề tài dân chủ luôn là đề tài nóng bỏng, thậm
chí là mục tiêu của rất nhiều người. Nhưng để nắm bắt
và hiểu được gốc rễ của vấn đề dân chủ lại có rất
ít người hiểu được.

Thậm chí, không những vậy mà người ta đón nhận quan
điểm và tư tưởng của ông một cách rất hờ hững, cho đến
nay chưa có bài viết nhận xét hay phản biện nào xứng tầm
để khơi dậy chủ đề dân chủ do ông An nêu lên. Có chăng
chỉ là những bài viết với cái nhìn cực đoan, nghi kỵ cho
rằng thông qua ông An, đảng CS muốn đánh tiếng nhằm thay
đổi chế độ do bị khủng hoảng và nhân dịp chuẩn bị
đại hội XI

Thật là ấu trĩ cho những tư tưởng mơ hồ của ai đó. Họ
lên hiểu rằng đảng CSVN là một tổ chức độc tài tập thể
có bản lĩnh và có đủ kinh nghiệm để biết cần phải làm
gì? Ở đây ta cần phân tích có hai tình huống xảy ra.

Một là việc đưa những bài phỏng vấn của ông An là
liều thuốc thử, nhằm thăm dò nghe ngóng phản ứng của dư
luận đối về vấn đề dân chủ ở mức độ nào, đã đến
lúc cần phải thay đổi chưa, để có đối sách điều chỉnh.
(Và với cái phản ứng kiểu này chắc chắn vấn đề dân chủ
còn lâu mới được họ xem xét đến)

Hai là sự thắng thế của phe "cấp tiến", kết hợp với
hàng loạt các sự kiện khác, như việc quốc hội bác dự án
đường sắt cao tốc, phanh phui mổ xẻ các vấn đề kinh tế
có liên quan đến chính phủ, mà trong đó có nhiều thành viên
bảo thủ che chắn nhằm bảo vệ lợi ích phe nhóm, thì bài
viết của ông An được đăng vào thời điểm nhạy cảm cũng
là điều đáng phải suy nghĩ.

Nhưng trên hết và gạt bỏ những phỏng đoán mơ hồ cho dù
ông An là ai đi chăng nữa, thì ông vẫn là người Việt Nam,
chúng ta cũng nhận thấy một điều ông An là một nhân tố
tích cực, có quan điểm và tư tưởng tiến bộ đáng trân
trọng, những vấn đề dân chủ ông nêu lên là rất có giá
trị, bởi nó là mục tiêu quan trọng cho tiến trình dân chủ
hóa đất nước. nếu ông là đảng viên CS thì điều đó lại
càng cho ta đáng trân trọng và khâm phục hơn, bởi tiếng nói
đúng lại được phát ra từ một nhóm độc tài cầm quyền.
Cho dù đó là sự sám hối không bao giờ được coi là muộn
màng và cần được trân trọng

Chúng ta cần lên án những cái nhìn cực đoan quá khích, tư
tưởng hận thù, nghi kỵ đã ngấm sâu vào máu, lên cái nhìn
về quá khứ "nhìn đâu và lúc nào cũng thấy địch". Tư
tưởng phe phái bên này bên kia của họ vẫn còn là một vật
cản rất lớn. Cho dù xét về sâu xa những cái gì họ đã thể
hiện cả trong quá khứ và hiện tại, họ cũng chính là nguyên
nhân làm chậm quá trình dân chủ hóa đất nước không kém
người cộng sản.

Lúc này hơn bao giờ hết, vai trò của mỗi cá nhân có tư
tưởng tiến bộ là rất quan trọng, cho dù họ là ai cũng cần
cổ vũ và ủng hộ nếu họ đưa ra quan điểm phù hợp có lợi
cho dân cho nước. Thậm chí còn cổ vũ và chấp nhận họ có
khả năng đóng góp cho quá trình dân chủ hóa trong mọi cương
vị nào nếu họ có khả năng và bản lĩnh đảm đương được
cương vị đó.


Hà Nội, ngày 9/7/2010

Chính Tâm

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5622), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét