tỉ đồng và họ lại đề nghị… tăng giá. Lấy mức giá khu
vực so sánh, EVN nói nếu không tăng giá sẽ không thúc đẩy
đầu tư, cung cấp đủ điện cho nền kinh tế!
Cùng lúc, Bộ Y tế đưa ra mức viện phí dự kiến tăng 7-10
lần. Bộ cho rằng việc tăng này là "để phù hợp với sự
biến đổi của mặt bằng giá chung trong 15 năm qua". Trong lúc
đó, HĐND Hà Nội sắp phải họp để quyết mức tăng học phí
theo đề nghị của chính quyền với tỉ lệ tăng… gấp năm
lần hiện tại!
Các dịch vụ nói trên đều là nhu cầu thiết yếu và hiện
tại đều do nhà nước độc quyền cung cấp (là chính). Nên dù
không muốn, người dân vẫn phải chấp thuận. Hơn thế, họ
còn buộc phải đồng ý trong tư thế không đủ căn cứ tin
rằng chất lượng dịch vụ sẽ tăng tương ứng với mức giá
tăng, bởi việc cắt điện ồ ạt, việc xếp hàng qua đêm
để xin học, việc 3-4 bệnh nhân chen chúc trên một giường
bệnh… vẫn đang diễn ra trước mắt!
Nhưng không phải không có những lý lẽ khác để những người
điều hành suy nghĩ.
Chẳng hạn, xét về thể chế, ngoài việc đảm bảo những
quyền căn bản cho công dân, nhiệm vụ lớn nhất của nhà
nước XHCN là chăm lo sự nghiệp sức khỏe và trồng người. Do
đó, ngân sách cho y tế, giáo dục bao giờ cũng nhiều nhất và
ngày càng tăng. Nay biến hai ngành sự nghiệp này thành dịch
vụ thị trường liệu có phù hợp?
Xét về kinh tế, nếu số lỗ 4.700 tỉ đồng của EVN là lớn
thì tại sao không tính đến thiệt hại lớn hơn do thiếu
điện gây ra? Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) vừa "tố"
rằng ngành này thiệt hại ít nhất 5.700 tỉ đồng (300 triệu
USD) do điện cung ứng không đủ nhu cầu sản xuất! Đấy là
riêng Vinatex, còn các ngành kinh tế khác thiệt hại từ việc
thiếu điện là bao nhiêu? Và nếu EVN phải lỗ nhiều hơn để
đảm bảo điện cho sản xuất và tiêu dùng thì sự hy sinh ấy
lại cần thiết cho đất nước.
Còn về "lẽ đời", người dân (cũng là những người làm
công) chỉ có một ý kiến: nhà nước tăng giá thì lấy giá khu
vực ra so, vậy trả lương có lấy mức khu vực ra so không? Theo
tính toán, mức lương công nhân Việt Nam trả theo Nghị định
97 và 98/2009 thấp hơn khu vực 30%-40% và khối doanh nghiệp FDI
đang tận dụng tối đa điều này. Chủ trương nhân công giá
rẻ đã bị Trung Quốc từ bỏ, đã được EU khuyến cáo trong
"Sách Xanh" vừa công bố, vì sao Việt Nam vẫn theo đuổi?
Lương vẫn thấp mà phải trả thêm tiền, người dân vẫn băn
khoăn vì thế!
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5626), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét