Đào Vĩnh Ninh - Bàn về trí thức cùng GS. Nguyễn Minh Thuyết

Chào bác Nguyễn Minh Thuyết.

Có một vài điểm cháu không hiểu rõ lắm về <a
href="http://nguyenxuandien.blogspot.com/2010/07/gs-nguyen-minh-thuyet-ban-ve-tri-thuc.html">bài
viết</a> của bác, mong được thảo luận cùng bác để được
mở rộng kiến thức hơn.

Thứ nhất, bài viết của bác được chia làm 2 phần, định
nghĩa (hay nhận diện) trí thức & sau đó là bàn về các đặc
điểm của trí thức như đã định nghĩa ở phần 1. Vì cấu
trúc lập luận phần 2 dựa vào phần 1 như thế, cho nên nếu
phần 1 có vấn đề thì việc thảo luận ở phần 2 sẽ có
nhiều điểm phải xem xét lại.

Ở phần 1, cháu đồng ý với phần lớn lập luận bác đưa ra
trong các mục 1,2,3. Trong xã hội VN đúng là có nhiều cách nhìn
nhận & đánh giá về tri thức. Tuy nhiên, cháu nghĩ là nó còn
hơi thiếu hệ thống cho nên sẽ dễ bỏ lọt vấn đề & có
thể dẫn đến ngộ nhận.

Như cháu được biết, những người được gọi là "trí thức"
(interlectual) trong xã hội Á đông & xã hội phương Tây rất
khác nhau.

Ở xã hội phương Tây, khoa học (tự nhiên, kinh tế & xã hội)
đã có nền móng & nguồn gốc phát triển lâu đời. Có thể
nói không ngoa là phần lớn nền móng của khoa học hiện đại
đã được xây dựng từ các nước phương tây. Vì thế, từ
"trí thức" thường được dùng để chỉ những người hoạt
động trong môi trường "học thuật" này. Nói cách khác, làm
"trí thức" phải gắn với môi trường "học thuật" và không
có "học thuật" thì không có "trí thức". Vì thế, phù hợp
với danh nghĩa trí thức nhất có lẽ là những giáo sư hay
những người làm nghiên cứu (thực thụ) ở các trường ĐH hay
các trung tâm nghiên cứu.

Cháu chưa từng nghe có ai lại đi bảo Bill Gate, Shakespeare hay Van
Gogh là "trí thức" cả. Họ có thể là doanh nhân thành đạt,
là nghệ sỹ nổi danh, họ có thể thành lập cả những
trường đại học, nhưng không có ai bảo họ thuộc giới trí
thức cả. Edison là nhà phát minh đại tài, nhưng họ cũng gọi
ông là nhà phát minh (Inventor), gọi ông là nhà trí thức dường
như có gì đó là gượng ép, mặc dù có lẽ nó không sai.

Trong xã hội Á đông, hoạt động nghiên cứu khoa học phát
triển rất muộn sau này. Ngay cả từ "Trí Thức" có lẽ cũng
là từ mới được sáng tạo ra từ thời Minh Trị cùng với
những từ như "Chính Trị", "Thể Chế", "Khoa Học"... trong giai
đoạn du nhập kiến thức phương tây vào nước Nhật. Vậy thì
trước đó thì sao? Xã hội Á đông như Việt Nam, Nhật Bản hay
TQ, có những văn nhân, sỹ tử - người được học hành đào
tạo Nho giáo, ta có tài tử là những nghệ sỹ (artist). Bắc Hà
ta có tầng lớp "Sỹ Phu" - có lẽ là những người làm chính
trị & hoạt động xã hội, bởi vì ở thời kỳ đó ta còn
chưa có những từ ngữ hay khái niệm gì về chính trị (ngôn
ngữ gốc Hán của ta thậm chí còn chưa có từ vựng ấy!).

Nếu xét trên một góc cạnh thuần túy chữ nghĩa, từ Trí (知)
có nghĩa là trí tuệ, từ Thức (識) có nghĩa là ghi chép, hiểu
biết, thì trong bối cảnh văn hóa nho giáo như ở nước ta, ở
thời kỳ phong kiến, có thể coi các cụ thuộc tầng lớp văn
nhân, học tập & truyền thụ Nho giáo là những người thuộc
giới tri thức, nhưng rõ ràng nó có sự gượng ép bởi những
gì ta được đào tạo trong môi trường nho giáo chủ yếu là
truyền đạt kiến thức thuộc về văn hóa, xã hội, chứ rất
ít tính chất nghiên cứu, truy tìm chân lý hay sáng tạo trong
đó.

Con người ta sinh ra, cấu trúc tự nhiên đã tương đối giống
nhau. Ai ai cũng phải dùng đầu óc, dù trong bất cứ công việc
gì, đơn giản đến phức tạp, có chăng là vùng nào của bộ
não phải hoạt động nhiều hơn mà thôi. Có nghiên cứu nói
rằng, có đến 40% năng lượng của con người khi hấp thụ vào
cơ thể là để nuôi bộ não. Có lẽ, với những người lao
động tay chân, tỷ lệ này có thấp hơn, nhưng chắc sẽ chẳng
ai có thể sống - làm việc mà không cần suy nghĩ. Vì thế,
nếu chỉ dựa vào yếu tố công việc có dựa vào đầu óc, suy
nghĩ hay không thì có lẽ sẽ rất khó phân biệt ai là trí
thức, ai không. Và cũng không nhât thiết là công việc dựa vào
suy nghĩ mà đã quy ngay rằng đó là người làm việc trí thức.
Trường hợp cụ Tú Xương có lẽ là một điển hình như vậy.
Cụ có thể là một nhà thơ, là nho sỹ, nhưng gượng ép cụ
vào là giai cấp "trí thức" thì liệu có ổn không nhỉ!?

<center>* * *</center>

Quay trở lại bài viết của bác, việc phải tìm một định
nghĩa có tầng lớp "trí thức" & việc bác chỉ ra những đặc
điểm của nó làm cháu có cảm giác thế này.

Dường như, định nghĩa "Trí Thức" & các đặc điểm của giai
cấp trí thức bác đưa ra có một sự ảnh hưởng rất lớn
từ định nghĩa về tầng lớp Trí Thức của chủ nghĩa
Marx-Lenin. Theo đó, tầng lớp Trí Thức sẽ là tầng lớp lãnh
đạo xã hội, cho nên ở những đặc tính của tầng lớp trí
thức, bác gắn vào nó cả những tố chất như những tố chất
của những nhà lãnh đạo - như lòng tin, tính háo danh và hoài
bão, hay cả lòng tự trọng hay tính sáng tạo nữa.

Những đặc tính như ham học, ham đọc hay thói quen lật lại
vấn đề, đúng là những đặc tính ở người trí thức, nhưng
đó là phương pháp, là thói quen chứ chưa đủ để phân biệt
trí thức với những người thuộc những lĩnh vực khác. Ở
những xã hội phát triển, đó là những tính cách bình thường
trong cuộc sống & là những thủ tục bình thường trong công
việc.

Có lẽ, suy nghĩ của cháu còn hạn hẹp, chưa vượt ra
ngoài khỏi giới hạn của môi trường nghiên cứu khoa học,
nhưng phải chăng, chính nó mới lại là bản chất, là công
việc thực thụ của giới trí thức!?

Và cháu nghĩ rằng, có lẽ chỉ khi nào mọi người có một
cách hiểu thấu đáo về giới trí thức, thì mới mong người
trí thức làm (và được làm) đúng công việc của mình, mới
mong nền giáo dục & khoa học của nước nhà được cải thiện
tốt hơn. Điều này có lẽ là khó, rất khó, bởi xã hội ta
đã bị ảnh hưởng sâu - nặng bởi tư tưởng triết học của
Marx quy định trách nhiệm xã hội cho người trí thức rồi,
nhưng cháu tin rằng, khi xã hội được cởi mở hơn và mọi
người được tự do thảo luận như thế này, thì mọi người
sẽ có điều kiện tiếp xúc với những ý kiến khác mình để
suy nghĩ sâu hơn và nhìn được nhiều mặt khác nhau của một
vấn đề nào đó.

Kính thư.

D.V.N

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/5734), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét