<ul>
<li><a href="http://danluan.org/node/4815">Câu chuyện nước Nhật -
Cái gì làm nên nước Nhật?</a></li>
</ul></div>
Dần dần mình bị thuyết phục là cái dân tộc tính của Việt
Nam là thiện chiến, hung hăng. Người Việt cổ võ cho điều
thiện nhưng không bao giờ bị thuyết phục là cái thiện sẽ
được vinh danh, và xã hội - nhìn một cách tổng thể - không
chấp nhận một sự nhân ái của con người, sự nhân ái là
một thứ xa xỉ phẩm thừa thãi. Đấy không phải là cái thứ
mới xuất hiện ở thời đại này hay ở chế độ này khác,
là mình nghĩ nó đã là một thứ niềm tin vô hình ở trong tâm
trí của người Việt.
Theo mình nghĩ tâm trí của người Việt - nhìn một cách tổng
thể - bị thuyết phục bởi những điều sau:
1, Cái thiện không thể thắng cái ác, cái thiện là số lẻ,
cái thiện không có năng lực để tự cứu lấy mình: Trong các
truyện như Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt, v.v... thì
cách duy nhất để gỡ mối cho người "tốt" là bụt hay thần
tiên hiện ra để giúp. Không có bóng dáng của một thế lực
trung gian có thể giúp đỡ giải quyết điều này -- điều thú
vị là ở chỗ cùng là văn học dân gian nhưng Trung Quốc có
những vị như Bao Công, là những vị là người có quyền hành
trong tay để giúp người. Mình nghĩ là người Việt rất khó
tin hay bị thuyết phục rằng rằng nếu không luồn lách, minh
bạch thì không thể tồn tại trên thế giới không có thần
tiên này được.
Truyện của Trung Quốc cũng thấy những thứ như anh hùng hảo
hớn kết nghĩa lập được bang hội để chống lại cái "ác"
(Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thuỷ Hử,...) để lại tiếng vang muôn
đời, nhưng truyện Việt Nam thì ngay cả đến thế hệ của
Lục Vân Tiên cũng chỉ "<em>làm ơn há dễ trông người trả
ơn</em>".
2, Có quyền hay có tiền thì ắt là đểu: Chuyện ăn hối lộ,
hiếp đáp người khác của những người có quyền hay có tiền
(Trạng, Kiều, Thạch Sanh,...), chứ không (ít ra là ít?) thấy
bóng dáng của những người có quyền hay có tiền mà anh minh.
Và tất cả những người tốt đều end up trở thành có quyền
(làm hoàng hậu, làm vua,...)
3, Phải trả thù: Thay vì "mụ phù thuỷ bị sét đánh chết"
(@<em>Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn</em>), thì phiên bản nàng
Bạch tuyết của người Việt Nam là "Mẹ Cám lăn ra chết khi
phát hiện Tấm lừa mình ăn nước mắm làm bằng xác của Cám
yay "
4, Phải có một nền giáo dục khôn lỏi, tình hơn lý, ngại
tìm tòi, thế hệ sau không thể khôn hơn thế hệ trước: Đặc
biệt là ở truyện Trạng, nếu muốn đạt được mục đích
thì phải khôn lỏi. Ngoài ra những cái truyện về học hành
thì không cổ võ cho sự ham hiểu biết, dám làm tới tận cùng
mà phải "đang đi thi về quê chịu tang chú" "khóc mù mắt"
hoặc ít ra là học hành thì để đỗ đạt có tiền có quyền
v.v... Chịu rất nhiều ảnh hưởng của Khổng Giáo trong đó
đến bây giờ vẫn ra rả cổ võ cho "Tiên học lễ hậu học
văn". Tìm cách thoả hiệp thay vì tìm cách giải quyết (vẽ
rồng trong 10 canh trống, xâu sợi chỉ qua con ốc...)
5, Trẻ con nên tham gia vào bạo lực, chiến tranh: Các truyện
như Thánh Gióng, Sợ Dừa cuối cùng kết thúc bằng việc trẻ
con đi đánh giặc. Trần Quốc Toản 15 tuổi jailbait bóp nát
quả cam, trẻ con đánh trận giả lấy lau làm cờ rất kinh...
Cho nên mình nghĩ không có gì là lạ khi mà những tư tưởng
này nó thể hiện ở một xã hội hội nhập mà mình có điều
kiện nhìn ra thế giới một cách thuận tiện hơn. Ngay cả khi
có điều kiện như thế, nhưng cách phản ứng của người
Việt khi nhìn thấy những cái đó vẫn rất hạn chế ở chỗ
họ nói "ồ, nhưng xã hội Việt không thể áp dụng được như
xã hội Mỹ." Điều này dễ hiểu vì một người lớn lên trong
những tu tưởng như thế thì rất khó mà có thể nghĩ rằng
tới một ngày nào đó xã hội Việt Nam - nhìn một cách tổng
thể - có thể tiến xa đến một mức mà có thể nghĩ một
cách chân thành là những điều mình đề cập ở trên không
đúng.
Ý của tớ là không phải là nền giáo dục hay cái khỉ mẹ gì
cả, mà vấn đề là ở con người và xã hội và nền văn hoá.
Chúng ta rất đáng tiếc là ở một cái xã hội nó mất gốc
rùi, cho nên đừng nói tớ là nền giáo dục không nhân bản.
Nền giáo dục chó nào mà chẳng nhân bản, chẳng dạy con
người phải vị tha, phải biết nhường nhịn, phải trung
thực... Sự thật thế nào, sự thật là bọn trẻ con nó có
chấp nhận cái ý tưởng đấy ở trường từ cái ông thầy
dạy triết hay đạo đức ăn như một con lợn không, nó có tin
cái ý tưởng đấy khi nó ra đường nó nhìn thấy cảnh sát
nhìn thấy tiền là như chó thấy cứt không, nó có thừa nhận
cái ý tưởng đấy ở nhà khi nó nhìn thấy mẹ nó nhồi gà
để lừa người khác không?
Vấn đề, bạn ạ, không phải là lý thuyết, mà là cách thực
hành. Ở Mẽo chỗ tớ chẳng có cái thằng mẹ nào nó đề
cập đến đạo đức ra rả, chẳng đứa nào nhìn thấy
"<em>Sống học tập theo gương đạo đức bác Hồ vĩ đại</em>"
mà con người ta sống chan hoà thân thiện tốt đẹp vãi cả
đái. Vì người ta có một cái triết lý, có một cái xã hội
mà người ta có sự tin tưởng và có sự thực thi của cái
niềm tin đó, và có pháp luật để trừng phạt những cái sự
phá vỡ cái niềm tin đó. Ở Việt Nam chúng ta không có một
cái nào trong 3 thứ đó: sự tin tưởng, sự thực thi và pháp
luật.
Mình đơn giản chỉ nghĩ mình cứu được từng cá nhân của
người Việt, khi và chỉ khi những cá nhân đấy họ tự cảm
nhận về sự thay đổi chính mình chứ mình không có hy vọng
trùm cái sự tốt đẹp lên toàn xã hội Việt Nam.
<div class="special_quote"><strong>Thành viên Lỗ Trí Thâm</strong>:
Vấn đề về giáo dục đã tốn hết bao nhiêu là giấy
mực kể cả bảo chí lề phải cũng như lề trái .Nhưng
tất cả không nói được cái gốc của vấn đề.
Gốc rễ chính của giáo dục nằm trong xã hội. Xã hội
nào thì giáo dục chịu ảnh hưởng trực tiếp, không
thể đi song song hay ngoài lề được.
Nói thẳng ra là xã hội hiện nay có vấn đề,mà
muốn xem vấn đề XH hiện nay thì phải xét XH được
đ̣inh hướng từ đâu.
Xã hội chịu ảnh hưởng trực tiếp sự chỉ đạo của
tầng quản lí vĩ mô, chính sách chiến lược đường
lối, hay nói cách khác, sự định hướng về chính trị.
Nói về chính trị ở đây tôi không đề cập đến
chuyện chấp chính, tham gia quản lí hay đòi hỏi thay đổi
mà về cách quản lí vĩ mô tổ chức một cộng đồng.
Từ gần 40 năm nay, chúng ta luôn luôn xác định xây dựng 1
xã hội XHCN, bây giờ và về sau cũng vậy. Nhưng trong
thực tế hiện nay, bức tranh kinh tế và xã hội lại
mang đầy mầu sắc kinh tế thị trường. Chính sách vĩ
mô thì XHCN, thực tế thì TBCN, chính sự giả dối có
tính cơ chế như vậy nên nảy sinh ra rất nhiều bất
cập trong chính sách cũng như thực hiện, tạo nhiều kẽ
hở cho tiêu cực tham nhũng và nguy hơn nữa, làm cho xã
hội cộng đồng luôn luôn chạy theo giá trị ảo và
điều tất yếu sau cùng: Làm hủy hoại XH.
Ví dụ cụ thể trong ngành giáo dục. Vì là nhà nước
XHCN, hàng năm ta bỏ ra hàng nghiǹ tỷ đồng cho giáo dục,
lại còn phải vay thêm ngoại tệ để cải cách nghành
giáo dục. Nhưng ai trong chúng ta có con đang độ tuổi thì
mới biết đi học tốn kém như thế nào. Chuyện học
hành của VN còn đắt hơn cả các nước TBCN.
Đã là thế kỉ 21, nền quản lí chính sách vĩ mô của
VN còn vẫn mò mẫm, chưa biết hướng đi thế nào thì
hậu quả sẽ khó lường cho đất nước. Không những XH
và kinh tế có vấn đề mà chủ quyền an ninh vẹn toàn
lãnh thổ cũng bị đe doạ nghiêm trọng.</div>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4810), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét