trên khắp mọi mặt trận, nhưng mà cả người lớn lẫn trẻ
con đều lao vào khẩu chiến kiểu chợ búa hơn là nói chung
đây là một diễn đàn lịch sử, dù sao cũng nên có một tí
"học thuật" ở trong đó, nên tôi viết ra 5 nguyên tắc chung
về thái độ tranh luận, mong mọi người hưởng ứng làm theo
cho diễn đàn "sạch" một chút.
<strong>1/ Tranh luận những gì mình thực sự biết</strong>
Đây là quy tắc đầu tiên và cần phải làm trước nhất.
Trước khi tranh luận một vấn đề gì, phải tự hỏi bản
thân: "Ta có thực sự nắm vững về vấn đề này chưa?" Nếu
chưa, bạn nên dùng một số thời gian nhất định để tìm
hiểu về vấn đề trước khi bước vào tranh luận. Đừng bao
giờ đợi đến phút chót người ta hỏi mới vào google tìm câu
trả lời.
<strong>2/ Tôn trọng đối phương</strong>
Sau khi học được một số kiến thức cơ bản để tranh luận,
bạn còn phải học cả cách tôn trọng đối phương nữa.
Đừng sa đà vào công kích cá nhân. Đừng quy chụp, vơ đũa
cả nắm. Viết Tiếng Việt chuẩn, bỏ dấu viết hoa đầy
đủ. Tại sao các bạn phải làm như thế? Vì có tôn trọng
đối phương, đối phương mới tôn trọng lại mình. Nếu không
ai bắt đầu tôn trọng bên kia trước, rốt cuộc cuộc tranh
luận chỉ còn là một mớ những sự phỉ báng và xúc phạm cá
nhân thôi, không có giá trị gì cả.
<strong>3/ Giữ cái đầu "lạnh"</strong>
Dĩ nhiên, bạn không chọc người ta không có nghĩa là người ta
sẽ không chọc bạn. Ở đâu cũng vậy, không thiếu những
người không biết điều và chỉ thích đi chỉ trích cá nhân.
Đối với những người như thế, tốt nhất ta phải biết giữ
bình tĩnh, hay là giữ cái đầu "lạnh". Đơn giản chỉ nói
với bọn họ: "Câu nói của bạn đơn thuần là công kích cá
nhân chứ không hề có giá trị tranh luận, tôi xin phép không
tiếp chuyện bạn". Nếu bạn cảm thấy bực mình và muốn
chửi lại, hãy đi tìm 1 li nước lạnh để uống. Nếu bạn
vẫn chưa bình tĩnh, hãy tránh xa cuộc tranh luận cho đến khi
bạn bình tĩnh lại. Bằng mọi giá, phải giữ bình tĩnh khi
tranh luận.
<strong>4/ Tránh các kiểu ngụy biện logic</strong>
Thế nào là ngụy biện, các kiểu ngụy biện là gì và tại sao
ta phải tránh chúng, bạn có thể <a
href="http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=9219">tham khảo tại
đây</a>. Dĩ nhiên tôi không mong các bạn đọc hết mớ kiến
thức "trên trời" ấy, nên tôi sẽ tóm tắt một số loại
ngụy biện mà chúng ta hay dùng:
- Ngụy biện đánh vào người nói chuyện: chính là công kích
cá nhân
- Đánh trống lảng (red herring): cố tình lái chủ đề sang
hướng khác có lợi cho mình, xa rời với cái chủ đề đang
được tranh luận
- Ngụy biện "người rơm" (straw man fallacy): dựng lên một vấn
đề khác mà đối phương không hề nói, đánh đổ vấn đề
đó rồi cho là đối phương sai. Dân gian hay gọi là "chụp mũ",
"nhét chữ vào họng".
...
<strong>5/ Tranh luận với tinh thần cầu thị</strong>
Nguyên tắc cuối cùng, nhưng không hề kém quan trọng hơn 4
nguyên tắc kia, chính là tranh luận với tinh thần cầu thị.
Nếu các bạn bước vào cuộc tranh luận với duy nhất một ý
nghĩ trong đầu: ta đúng, ai trái ý ta là sai, thì các bạn sẽ
không học được bất cứ một điều gì từ cuộc tranh luận
cả. Hãy sẵn sàng nhận sai nếu bạn thật sự sai. Cuộc tranh
luận có thể căng thẳng và nảy lửa, nhưng các bạn hãy nhớ
rằng: tranh luận là để học hỏi từ đối phương và giải
quyết những vấn đề khác biệt giữa 2 bên, chứ không phải
là nơi vào để công kích lẫn nhau.
Chúc các bạn vui.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4806), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét