nhưng lo khoản thâm hụt</em>", trong đó có câu phát biểu của
một chuyên gia kinh tế: "<em>Cán cân thương mại và cán cân
vãng lai của Việt Nam đã thâm hụt ở mức báo động trong các
năm 2007-2008</em>". Nhân đó, xin lạm bàn về chuyện thuật
ngữ kinh tế ở Việt Nam hiện đang được sử dụng không
thống nhất, bị dùng sai, nhiều từ khó hiểu, gây khó khăn cho
việc truyền đạt thông tin.
Trước hết, có lẽ phải tóm tắt chuyện lý thuyết. Mọi giao
dịch tiền vào, tiền ra giữa trong nước và nước ngoài đều
được ghi nhận vào các tài khoản, có món ghi bên nợ, có món
ghi bên có, cân đối các tài khoản này lại, chúng ta có
"<em><strong>cán cân thanh toán</strong></em>". Cán cân thanh toán
chủ yếu có hai tài khoản gồm "<em><strong>tài khoản vãng
lai</strong></em>" và "<em><strong>tài khoản vốn</strong></em>".
Tài khoản vãng lai lại bao gồm chủ yếu là "<em><strong>cán
cân thương mại</strong></em>" (số dương là xuất siêu, âm là
nhập siêu) và một số khoản khác như lợi nhuận mà nhà đầu
tư nước ngoài chuyển về nước hay kiều hối gởi về trong
nước. Tài khoản vốn thì gồm dòng vốn giải ngân từ đầu
tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, tiền đi vay
nước ngoài…
Đơn giản như thế nhưng nhiều người vẫn dùng sai. Ví dụ,
cán cân thanh toán luôn luôn phải bằng 0 nhưng nhiều lúc do nói
ngắn gọn, người ta vẫn viết "thâm hụt" hay "thặng
dư" cán cân thanh toán trong khi lẽ ra phải nói thâm hụt hay
thặng dư các thành phần của cán cân thanh toán. Những khoản
thâm hụt hay thặng dư mà hai tài khoản nói trên chưa cân đối
được sẽ được tính làm giảm hay tăng dự trữ ngoại tệ.
Từ đó mới thấy chữ "cán cân" là chưa ổn do dịch từ
tiếng Anh (balance) vừa có nghĩa là cái cân, vừa có nghĩa cân
đối. Nên thống nhất dùng thuật ngữ "<em><strong>bảng cân
đối thanh toán</strong></em>" là dễ hiểu và chính xác hơn
cả.
Nhìn lại câu trích ở đầu bài, chúng ta thấy lẽ ra phải
viết là "cân đối tài khoản vãng lai" thay cho "cán cân
vãng lai" mới chính xác và phải làm rõ rằng cán cân thương
mại đang được đề cập là một phần của tài khoản vãng
lai, chứ không phải là hai thành phần tách biệt. Đồng ý là
thâm hụt tài khoản vãng lai có thể là 7 tỷ USD và thâm hụt
thương mại lại cao hơn, đến 10,4 tỷ USD nhưng đó là vì
những khoản dương khác trong tài khoản này như kiều hối gởi
về nước đã làm giảm bớt con số thâm hụt.
Những từ như "vãng lai" cũng gây khó khăn cho người dùng
vì từ tiếng Anh tương đương (current) lại dễ hiểu hơn cho
chính người nói tiếng Anh. Tại sao chúng ta không dùng từ
"hiện hành" thành thuật ngữ "<em><strong>tài khoản hiện
hành</strong></em>" cho thống nhất và dễ hiểu hơn.
Một chuyện cũng khá thú vị khác là dự trữ ngoại tệ. Như
chúng ta đã thấy, những thiếu hụt hay dư thừa của các tài
khoản trong bảng cân đối thanh toán được phản ánh thành
tăng hay giảm dự trữ ngoại tệ của quốc gia. Nhưng chủ sở
hữu các khoản như xuất khẩu, kiều hối, đầu tư nước
ngoài đâu phải là nhà nước. Cho nên cần làm rõ một điều
thường hay bị hiểu sai rằng khi cần (ví dụ như cần tiền
để kích cầu) thì cứ lấy dự trữ ngoại tệ ra xài! Dự
trữ ngoại tệ là do ngân hàng trung ương nắm giữ nhưng nó
lại được cân đối ở các khoản nợ mà ngân hàng trung ương
tiếp nhận để chuyển thành dự trữ ngoại tệ. Hay nói cách
khác, dự trữ ngoại tệ chẳng liên quan gì đến tiền của
chính phủ cả.
Nhìn chung, chúng ta may mắn có các bậc học giả ngày xưa đã
từng bỏ công san định rất nhiều thuật ngữ khoa học, kỹ
thuật mà chúng ta vẫn sử dụng thống nhất cho đến ngày nay.
Riêng ngành kinh tế học mới phổ biến trong thời gian gần
đây, chưa có những nhà nghiên cứu có thẩm quyền và uy tín
để làm công việc san định này. Có lẽ đây là đề tài mà
Viện Kinh tế trung ương nên đứng ra đảm trách.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4895), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét