của các bên trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam 1945-1975, tuy
những chuẩn mực để đánh giá cũng chỉ mang tính tương
đối, nhưng vì đó là đề tài quá phức tạp nên đã đắn đo
rất nhiều.
Phức tạp xuất hiện ngay từ điều tưởng chừng đơn giản
nhất như tên gọi nào là thích hợp. Tên thường dùng tại
Việt Nam là "cuộc kháng chiến chống Pháp" và "cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước", trên thế giới là "chiến tranh
Đông Dương 1" và "chiến tranh Đông Dương 2" hay vẫn được
biết đến là "cuộc chiến tranh Việt Nam", hoặc như một số
người Việt Nam chống cộng gọi đó là "cuộc chiến Quốc –
Cộng". Mỗi cái tên đều mang hàm ý nhất định. Qua cái tên
"cuộc kháng chiến chống Pháp" và "cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước" người ta khẳng định vai trò của mình là chống
quân xâm lược ngoại bang như bao đời cha ông ta đã làm. Cái
tên "chiến tranh Việt Nam" lại không chỉ ra vai trò chủ thể
của Mỹ trong cuộc chiến đó. Điều này làm cho ta liên tưởng
tới trường hợp người Mỹ thay đổi cách gọi ban đầu của
quá trình phi-Mỹ hóa (de-Americanization) chiến tranh thành Việt
Nam hóa (Vietnamization) chiến tranh. Người ta làm vậy vì cố
tình làm nhẹ sự can dự của Mỹ vào cuộc chiến. Còn những
người gọi nó là "cuộc chiến Quốc – Cộng" thì coi mình như
những người vì Quốc Gia, chống cộng để bảo vệ tự do.
Sự phức tạp khi nhận xét về cuộc chiến tại Việt Nam cũng
bởi có quá nhiều thông tin để tham khảo, nó liên quan đến
nhiều bên, trong tình hình thế giới đặc biệt phức tạp và
có quá nhiều sự kiện diễn ra trong quá trình dài, đặc biệt
là tính nhiều mặt của mỗi sự việc v.v. ...
Bản thân xác định thời điểm bắt đầu của cuộc chiến
đó cũng mang tính quy ước. Mỹ coi sự kiện Vịnh Bắc Bộ
xảy ra vào mùng 2 và 4 tháng 8 năm 1964 là thời điểm bắt
đầu, nhưng sự kiện đó cũng chỉ là một mốc thời gian tất
yếu phải xảy ra, và là kết quả của cả một quá trình. Nói
vậy không chỉ vì có bao nhiêu phần trăm sự sắp đặt ở
trong sự kiện Vịnh Bắc Bộ, mà còn bởi sự tham dự quá sâu
của Mỹ vào quyết định số phận của nước Việt Nam, đã
làm thay đổi cục diện chính trị, quân sự ở Việt Nam
trước thời điểm đó.
Trước sự kiện Vịnh Bắc Bộ, tuy Mỹ chưa chính thức tham
chiến tại Đông Dương, nhưng 16.732 quân Mỹ có mặt tại Việt
Nam vào thời điểm tháng 10 năm 1963 dưới hình thức cố vấn
quân sự [I]("The Pentagon Papers", Gravel Edition, Volume 2, Chapter 3,
"Phased Withdrawal of U.S. Forces, 1962-1964," pp. 160-200.)[/I]. Quân
đội Mỹ đã tham gia một số nhiệm vụ bí mật chống lại
VNDCCH, như OPLAN 34A. OPLAN 34A (Operation Plan - kế hoạch hành quân)
được tổng thống Johnson chấp thuận vào tháng 1 năm 1964 với
mục đích chống lại VNDCCH, đưa những đội thám báo phá
hoại vào miền Bắc, đột kích một số cơ sở của VNDCCH
được chọn lựa trước, bí mật thu thập thông tin bằng không
quân và ném bom tại Lào, mở rộng do thám của hải quân Mỹ
tại vịnh Bắc Bộ được biết dưới cái tên Desoto [I]("Chapter
4 – The Burden's First Fanfare: American SIGINT Arrives in the Republic
of Vietnam,1961-1964".)[/I].
Vào năm 2001, nhà sử học của Cục an ninh quốc gia Mỹ (the
National Security Agency) Robert J. Hanyok đã đăng bài "Skunks, Bogies,
Silent Hounds, and the Flying Fish: The Gulf of Tonkin Mystery, 2-4 August
1964" trên tạp chí Cryptologic Quarterly của Cục an ninh quốc gia
Mỹ NSA dựa trên những tài liệu tối mật, đưa ra chứng cớ
là vào ngày 4/8/1964 không xảy ra việc Bắc Việt Nam tấn công
các tàu chiến Mỹ trên Vịnh Bắc Bộ, mà NSA cố tình che đậy
và bóp méo sự thật.
Ngoài chứng cứ mà Hanyok đưa ra, có nhiều thông tin cho ta thấy
là sự chuẩn bị cho hành động vũ trang quy mô chống VNDCCH
của Mỹ bắt đầu từ trước sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Trước
thời điểm cuối năm 1964, Nam Việt Nam gần với sụp đổ
[I]("CIA and the Generals, Convert Support to Military Government in South
Vietnam", Thomas L. Ahern, Jr.)[/I]. Vào quý 3 của năm 1964, có sự
đồng thuận trong chính quyền tổng thống Johnson trong đánh giá
về việc công khai gây áp lực mạnh chống lại VNDCCH sắp tới
có thể là cần thiết. Mục đích của việc gây áp lực đó
là:
1) Tác động đến quyết tâm và khả năng của VNDCCH để
thuyết phục và ép lãnh đạo Hà Nội dừng việc ủng hộ và
chỉ đạo chiến tranh tại Miền Nam.
2) Khiến đàm phán trong thời điểm tương lai theo điều kiện
của Mỹ sau khi Bắc Việt Nam bị thương tổn và phải nghe theo
quyết định của Mỹ [I]("The Pentagon Papers", Gravel Edition, Volume
3, Chapter 2, 2, "Military Pressures Against North Vietnam, February
1964-January 1965," pp. 106-268.)[/I].
Báo Washington Post ngày 14 tháng 6 năm 1971 có đăng bài "U.S.
Planned Before Tonkin For War on North, Files Show", chỉ ra rằng Mỹ
đã đặt kế hoạch chiến tranh trước sự kiện Vịnh Bắc
Bộ. Hai tháng trước sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chính quyền Mỹ
đã phái nhà ngoại giao Canada J. Blair Seaborn đi một chuyến công
du bí mật đến Hà Nội để thông báo với Thủ tướng Phạm
Văn Đồng rằng: "trong trường hợp chiến tranh leo thang, VNDCCH
sẽ phải chịu sự tàn phá lớn nhất". Vào ngày 30 tháng 4
(1964) Ngoại trưởng Mỹ Rusk bay đi Ottawa gặp Seaborn để mang
tin nhắn đến Hà Nội vào tháng 6, tin nhắn "cái gậy và củ
cà rốt" với lời gợi ý hỗ trợ kinh tế đi cùng với sự đe
dọa "tàn phá".
Đó là kế hoạch 16 điểm cho "Ngày D", ám chỉ ngày được
chọn sẽ tấn công bằng không quân vào Bắc Việt Nam. Kịch
bản được đề nghị bao gồm tránh các cuộc họp báo cho
đến "Ngày D" với lời tuyên bố của Tổng thống kêu gọi
thông qua nghị quyết Nghị viện cho phép hành động chống Bắc
Việt Nam.
Hành động được đề nghị, bắt đầu từ "Ngày D", bao gồm
rải mìn các cảng Bắc Việt Nam, đánh phá các cầu, doanh trại
quân đội, sân bay quân sự và các mục tiêu khác tiến hành
trước tiên bằng không quân Mỹ. Cùng lúc, trong „Ngày D", Hoa
Kỳ sẽ tổ chức họp báo và tuyên bố: mục đích không phải
lật đổ chế độ Bắc Việt Nam hay phá hoại đất nước, mà
là ngăn chặn những can dự của VNDCCH tại Miền Nam.
Với Việt Nam, cuộc chiến tranh đó đã bắt đầu từ trước
đó lâu rồi. Có thể coi thời điểm quân Pháp nã đại bác
vào Đà Nẵng vào năm 1858 là điểm đầu của cuộc chiến liên
tục của nước Việt Nam giữ và giành lại độc lập, tự
chủ, thống nhất Đất nước. Tuy cuộc đấu tranh suốt hơn
trăm năm đó có những hình thái khác nhau qua mỗi thời kỳ,
giai đoạn, nhưng đó là một quá trình liên tục không thể
tách rời.
Đánh giá về cuộc chiến đó, người ta thường hay nhìn dưới
lăng kính ý thức hệ hoặc ý thức hệ hóa cuộc chiến. Nhưng
theo tôi, cuộc chiến xảy ra tại Việt Nam và quyết định số
phận của nước Việt Nam thì cần phải đánh giá theo tiêu
chuẩn quyền lợi và yêu cầu cơ bản nhất của dân tộc Việt
Nam.
Yêu cầu cơ bản nhất của dân tộc Việt Nam từ thủa cha ông
ta dựng nước tới giờ, không thay đổi theo thời gian là:
Độc lập – Tự chủ, Thống nhất Đất nước, Toàn vẹn lãnh
thổ.
Có những nhu cầu xuất hiện trong một giai đoạn lịch sử mang
tính thời đại của dân tộc ta như: Hạnh phúc, Tự do.
Ngoài các tiêu chuẩn trên, tính Hợp pháp cũng là yếu tố cần
tham khảo để đánh giá tính chính đáng của các bên.
(Còn tiếp)
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4603), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét