các bạn học từ thị thành của mình, hầu hết đi học trong
các thứ quần áo cũ pha tạp người khác cho, thường phải
quấn trong nhiều lớp bởi vì nhà trường ít được sưởi
ấm. Mỗi khi giup úác em tháo bỏ từng lớp quần áo cũ quấn
trên người, Mi-ran nhin thấy trong cùng là một cơ thể bé nhỏ
trơ xương. Khi nắm tay các em, những ngón tay nhỏ bé nằm gọn
trong tay mình như những hạt walnut. Những trẻ em này, năm và
sáu tuổi, trông không lớn hơn trẻ ba, bốn tuổi. Mi-ran từng
tự hỏi phải chăng các trẻ em này đến trường, chủ yếu
để được ăn bữa ăn trưa miễn phí phục vụ trong căn tin,
bữa ăn của chút súp loãng nấu bằng muối và lá khô.
Tuy nhiên, cô tiếp cận công việc mới của mình với lòng
nhiệt tình. Để là một giáo viên, một thành viên của giai
cấp có ăn học và đáng kính, là một bước tiến dài đối
với con gái của một người thợ mỏ. Cô náo nức dậy vào
mỗi buổi sang, khoác lên người chiếc áo choàng trắng mà cô
luôn giữ thẳng nếp nhờ ép dưới nệm giường ngủ qua đêm.
Trường học bắt đầu lúc 08:00. Mi-ran đặt trên trên môi mình
một nụ cười kênh kiệu nhất để chào đón các em học sinh
khi chúng vào lớp. Ngay sau khi chúng ổn định chỗ ngồi, cô
lấy đàn phong cầm (arccodion) của mình ra. Tất cả giáo viên
được yêu cầu phải chơi đàn phong cầm accordion – đàn này
được mệnh danh là "nhạc cụ của nhân dân" vì nó dễ mang
theo trên tay trong những ngày tình nguyện lao động trên các
cánh đồng. Trong lớp các giáo viên sẽ hát, "Chúng ta Không
có gì để Ghen tỵ với thế giới", bài hát có một giai
điệu quen thuộc với trẻ em Bắc Triều Tiên như bài "Twinkle,
Twinkle, Little Star" vậy.
Mi-ran sớm nhận ra rằng mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Mỗi
đứa trẻ được yêu cầu mang theo từ nhà mình một bó củi
các lò sưởi ở tầng hầm, nhưng nhiều em không mang nổi.
Những cái đầu to của các em như nằm uể oải trên cổ gầy
gò, lồng ngực mỏng manh nhỏ gầy đến mức cô có thể bao
quanh bằng bàn tay mình. Một số đứa đã bắt đầu sưng bụng
lên. Miran cũng nhận thấy những mái tóc đen của trẻ bắt
đầu nhạt màu dần, chuyển sang màu vàng hoe.
Nhà ăn của trường đã phải đóng cửa vì thiếu lương thực.
Các học sinh được yêu cầu phải mang theo một hộp thức ăn
trưa từ nhà, nhưng nhiều em đến trường tay không. Khi chỉ
mới có một hoặc hai em không mang phần ăn trưa, Mi-ran sẽ lấy
từ phần của các em khác, mỗi đứa một muỗng để cho những
em không có ăn. Nhưng chẳng bao lâu sau, các bậc cha mẹ có
chuẩn bị ăn trưa cho con mình đã khiếu nại. Mi-ran nghe đồn
rằng các trường học có thể nhận được một số bánh quy
và sữa bột từ một cơ quan viện trợ nhân đạo nước ngoài.
Khi phái đoàn ngoại quốc đến thăm một trường học trong khu
vực, các trẻ em nào có quần áo lành lặn nhất đã được
khoe ra, con đường dẫn đến trường được sửa chữa, sân
trường và các lớp học được quét quay dọn dẹp sạnh sẽ.
Nhưng cuối cùng không có viện trợ nước ngoài đến. Thay vào
đó, các giáo viên đã được trao cho một khu đất nhỏ ở
gần đó mà họ đã được lệnh phải trồng ngô. Sau đó,
tước bắp khỏi cùi ngô và đun sôi cho đến khi nó phồng lên
như bắp rang. Đó là một món ăn để giảm bớt đói cơn đói
vật vã của các trẻ em, nhưng nó đã không cung cấp năng
lượng đủ để tạo được một sự khác biệt.
Lẽ ra giáo viên không nên thiên vị học sinh nào, nhưng Mi-ran
chắc chắn đã lưu tâm đến một em. Bé gái này tên là
Hye-Ryung (Nghĩa là: đức độ ngời sáng) và dù chỉ mới sáu
tuổi, bé là học sinh đẹp nhất lớp. Bé có đôi mắt tròn
sang rạng rỡ và một hàng lông mi dài nhất mà Mi-ran chưa từng
thấy một đứa trẻ nào có được. Ban đầu, bé là một đưá
trẻ sống động. Bây giờ bé đã hôn mê và đôi khi rơi ngủ
quyên trong giờ học.
"Dậy thôi, dậy đi thôi" Một hôm, Mi-ran gọi bé dậy khi cô
nhìn thấy bé gái nài nhoài người ra trên bàn học, ép má
xuống chiếc bàn gỗ. Mi-ran nâng cằm bé lên. Đôi mắt bé đã
khép nhỏ lờ đờ sau mí mắt sưng húp. Bé không còn tập trung
được nữa. Tóc bé xõa ra trên tay Miran, những sợi tóc dòn
mỏng, không còn dễ chịu khi chạm vào nữa.
Vài ngày sau đó, bé thôi không đến trường. Vì Mi-ran biết gia
đình bé ở khu vực lân cận, cô nghĩ rằng cô nên ghé lại
để thăm hỏi bé. Nhưng rồi cô cố nén lại không đến. Cô
biết rất rõ những gì đã xảy đến với bé Hye-Ryung. Cô
không làm gì để thay đổi được.
Rất nhiều học sinh khác trong lớp học của cô rơi vào tình
trạng tương tự. Luôn luôn là một tiến trình giống nhau:
Trước tiên là gia đình không thể gửi đến trường số
lưọng củi được yêu cầu; sau đó là các phần ăn trưa biến
mất, rồi các trẻ con sẽ ngủ gục và không tập trung được
trong lớp, cuối cùng, trẻ em không đến trường nữa mà không
có lời giải thích nào. Sau ba năm, sĩ số học sinh trong lớp
mẫu giáo giảm từ 50 xuống còn 15 em. Điều gì đã xảy ra
với những trẻ em? Mi-ran đã không dám tìm hiểu quá sâu vì
sợ những câu trả lời mà cô không muốn nghe.
Mười năm sau, khi bản thân Mi-ran đã là một người mẹ, giai
đoạn này trong cuộc sống của cô nặng như có một hòn đá
trong lương tâm của mình. Cô thường cảm thấy đau bệnh vì
những hồi tưởng đến những gì mình đã làm và không thể
làm để giúp học sinh bé nhỏ của mình. Làm thế nào mà mình
lại có thể ăn ngon khi chúng bị đói khát ? Có câu nói cho
rằng một cái chết là một thảm kịch nhưng một ngàn cái
chết chỉ là một số liệu thống kê. Điều ấy chắc đúng
cho trường hợp của Mi-ran. Cái cô không nhận ra được là
chính sự trung tính của cô là một kỹ năng sống sót mà cô
từng có. Để sống sót qua những năm 1990, người ta đã phải
cố cầm nén những thôi thúc muốn chia xẻ thức ăn cho người
đói. Để tránh khỏi bị điên loạn, người ta phải học
tránh việc nghĩ đến kẻ khác. Khi ấy, Mi-ran đã học đưọc
cách đi ngang một xác chết trên đường phố mà không suy nghĩ
nhiều nữa. Cô đã có thể đi ngang một đưá bé năm tuổi
sắp chết mà không có cảm giác về một nghĩa vụ phải giúp
đỡ. Nếu cô lđã không chia sẻ thức ăn của mình với các
học sinh cô yêu thích nhất, thì chắc chắn là cô sẽ không
cứu giúp một người hoàn toàn xa lạ.
Người ta cho rằng những người từng nuôi dưỡng nên các
nước cộng sản không thể tự lo cho chính họ, vì họ mong
đợi chính phủ phải chăm sóc họ. Điều này là không đúng
đối với nhiều người trong số các nạn nhân của nạn đói
ở Bắc Triều Tiên. Con người đã không thụ động đi đến
cái chết của mình. Khi hệ thống phân phối chung bị cắt
đứt, con người buộc phải bám vào những cái giếng sâu nhất
của sự sáng tạo của mình để nuôi sống họ. Họ nghĩ ra
cách dung những cái thùng chứa để bẫy bắt những con vật
nhỏ ngoài đồng, giăng lưới ngoài cửa nhà để bắt chim sẻ.
Họ tước các vỏ cây ngọt bên trong cây thông, xay thành bột
để có thể được xử dụng thay cho bột ăn. Họ đập quả
đầu (acorns) nhão ra như chất keo để có thể đóng thành các
khối vuông mà tan chảy được trong miệng mình.
Người dân Bắc Triều Tiên đã học cách nuốt niềm tự hào
của họ xuống và giữ cho lỗ mũi mình nghếch hỉnh lên. Họ
đã lựa ra những hạt bắp chưa tiêu hóa từ phân cứt của
các động vật nuôi trong trại. Những công nhân làm ở xưởng
đóng tàu đã phát triển một kỹ thuật mà họ thể cạo vét
được phía đáy của các cargo vận chuyển thực phẩm, mang
trải các chất hôi hám ra trên các vỉa hè cho khô để sau đó
họ có thể thu nhặt được các hạt gạo nhỏ và các thứ ăn
được khác. Trên bãi biển, người dân moi tìm sò ốc từ cát
chất đầy các xô chậu của mình với cỏ biển (seaweeds). Vào
năm 1995 khi chính quyền dựng hàng rào dọc theo bãi biển (ra
vẻ như để canh giữ những kẻ dò thám, nhưng nhiều khả năng
là để ngăn chặn người dân đánh bắt cá từ các công ty mà
nhà nước muốn kiểm soát), dân chúng đi vào từ những vách
đá không có người bảo vệ trên biển với những cây cào dài
gắn liền với nhau để vớt cỏ biển lên.
Không ai bảo người dân phải làm gì - chính phủ không muốn
nhìn nhận là mình thiếu lương thực thực phẩm - để họ có
thể tự lo cho chính mình. Tất cả mọi khôn ngoan đều đã
cống hiến cho việc tập hợp sản xuất thực phẩm. Nhưng
cuối cùng vẫn không đủ.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4790), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét