Việt Nam bác bỏ các cáo giác của HRW về tự do internet

Chính phủ Việt Nam đã bác bỏ những cáo giác của tổ chức
Human Rights Watch cho rằng sự sách nhiễu của họ đã buộc một
diễn đàn thảo luận về chính trị trên mạng internet phải
rời khỏi nước này.

Bản tin hôm thứ Năm của hãng thông tấn Đức cho hay trong
phiên điều trần tại Ủy ban Nhân quyền của Quốc hội Hoa
Kỳ hôm thứ Ba, giám đốc Human Rights Watch đặc trách khu vực
châu Á, bà Sophie Richardson, nói rằng Diễn đàn X-Cafe, một trang
web thường đăng tải các cuộc thảo luận về các đề tài
nhạy cảm về chính trị và xã hội của Việt Nam, '<em>hiện
đã được đặt tại châu Âu sau khi các nhân viên điều hành
trang web này ở TP. Hồ Chí Minh bị công an sách nhiễu.</em>'

Cũng theo bà Richardson, thì trang web này cũng bị nhắm làm mục
tiêu trong các vụ tấn công nhằm ngăn chặn người sử dụng
truy cập vào diễn đàn.

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="http://www.hrw.org/en/news/2010/03/24/testimony-sophie-richardson-tom-lantos-human-rights-commission">Testimony
of Sophie Richardson before the Tom Lantos Human Rights Commission</a></li>
<li><a
href="http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Tlhrc-hearing-on-human-rights-and-religious-freedom-in-vietnam-TQuang-03242010135543.html">Hạ
viện Hoa Kỳ điều trần về nhân quyền Việt Nam</a></li>
<li><a
href="http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/03/100324_vietnam_rights.shtml">Anh
nói Việt Nam tiến bộ về nhân quyền</a></li>
<li><a
href="http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/03/100324_josephcao_appeal.shtml">Dân
biểu gốc Việt kêu gọi về nhân quyền</a></li>
</ul></div>
Trả lời về vấn đề này tại một cuộc họp báo ở Hà Nội
hôm thứ Năm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn
Phương Nga khẳng định rằng diễn đàn X-Cafe đã vi phạm các
qui định của Việt Nam đối với các trang web trên mạng
Internet.

Theo bà Bà Nga, diễn đàn X-Cafe '<em>đã không được các cá
nhân hay tổ chức nước ngoài đăng ký ở Việt Nam</em>'. Bà
Nga cũng bác bỏ cáo giác cho rằng chính phủ Việt Nam có liên
hệ với các vụ tấn công trên mạng nhắm vào trang web này và
nói rằng việc các trang web bị tấn công hay không truy cập
được là một hiện tượng phổ biến trên khắp thế giới.

Cũng trong phiên điều trần tại ủy ban nhân quyền, bà
Richardson đã chỉ trích việc Việt Nam kết án tù đối với ít
nhất 20 nhà hoạt động nhân quyền trong năm 2009.

Đáp lại những lời chỉ trích này, người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Việt Nam nói rằng Human Rights Watch thường đưa ra
'những thông tin sai lệch' về Việt Nam, và bà Nga một lần
nữa khẳng định rằng 'Việt Nam không có trường hợp nào
người dân bị bắt vì bày tỏ ý kiến'.

Cũng liên quan đến tình hình nhân quyền của Việt Nam, hồi
giữa tháng Ba, trong báo cáo về tình hình nhân quyền của các
nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, Bộ Ngoại giao Anh
nhận định rằng 'cho tới thời gian gần đây, xu hướng thay
đổi về mặt nhân quyền ở Việt Nam là tích cực, tuy nhiên
vẫn còn có một số diễn biến đáng lo ngại trong năm 2009 và
vẫn còn một số đáng kể những lĩnh vực cần quan tâm, chủ
yếu là tự do bày tỏ ý kiến, tự do truyền thông và các bản
án tử hình'.

Về vấn đề tự do bày tỏ ý kiến, phúc trình của Bộ Ngoại
giao Anh nói rằng 'trong vòng 12 tháng qua, đã có những dấu
hiệu đáng lo ngại về các vụ trấn áp các nhà hoạt động
ôn hòa'. Phúc trình đề cập đến việc một số luật sư và
blogger bị bắt hay bị kết án tù trong năm 2009, trong đó có
vụ bắt giữ và xét xử các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến
Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long.

Các bản án tù được tuyên hồi tháng 10 năm 2009 đối với 9
nhà hoạt động trong đó có các ông Trần Đức Thạch, Vũ Văn
Hùng, Phạm Văn Trội và Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đã được
nhắc đến trong phúc trình với nhận định rằng đây là
những bản án "khắc nghiệt".

Cho tới thời điểm này, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản
hồi về phúc trình này.

<div class="special_quote"><strong><a
href="http://www.hrw.org/en/news/2010/03/24/testimony-sophie-richardson-tom-lantos-human-rights-commission">Trích
đoạn viết về diễn đàn X-cafevn.org</a></strong>

Một số các trang web được nhiều người biết đến khác đang
kêu gọi cho cải cách theo hướng dân chủ và đảm bảo quyền
con người đã không chỉ bị chính quyền đặt tường lửa, mà
còn bị tin tặc tấn công. Lấy ví dụ, diễn đàn X-cafevn.org,
một trong những diễn đàn độc lập nổi tiếng nhất thảo
luận các vấn đề xã hội và chính trị ở Việt Nam, hiện nay
đang phải đặt tại Châu Âu sau khi các moderator ở Sài Gòn
của nó phải lên gặp công an. Trang web này đã bị tấn công
từ chối dịch vụ (DDoS), và thông tin cá nhân của một số
thành viên ban quản trị của nó đã bị đưa lên mạng internet
với một sự pha trộn thông tin thật và giả đầy ác tâm.
Luật sư Lê Quốc Quân đã hứa sẽ bảo vệt bất kỳ thành
viên X-cafevn.org nào ở Việt Nam, nếu họ gặp phải rắc rối
vì những thông tin mà tin tặc đưa lên mạng; và có thể ông ta
cũng sẽ bị truy tố trong những nỗ lực bảo vệ các blogger
này.</div>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4527), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét