Phạm Viết Đào - Nguyễn Ái Quốc bị chụp mũ, bị dìm, bị đấu giai đoạn 1930 - 1938 như thế nào?

Được Quốc tế Cộng sản (QTCS) giao nhiệm vụ triệu tập 3
tổ chức cộng sản ở Việt Nam hợp nhất thành một đảng;
Hội nghị hợp nhất 3 đảng cộng sản tại Việt Nam khai mạc
ngày 3/2/1930 tại Hương Cảng, Nguyễn Ái Quốc đã trình bày
quan điểm của mình về vấn đề đường lối hoạt động
trong Chính cương vắn tắt và đặt tên đảng Đảng Cộng sản
Việt Nam. Theo quan điểm của Nguyễn Ái Quốc: "<em>Cái từ
Đông Dương rất rộng, và theo nguyên lý của chủ nghĩa Lênin,
vấn đề dân tộc là 1 vấn đề rất nghiêm túc, người ta
không thể bắt các dân tộc khác gia nhập đảng, làm như thế
là trái với nguyên lý chủ nghĩa Lênin. Còn cái từ An Nam thì
hẹp, vì An Nam chỉ là miền trung của nước VN mà thôi, và
nước ta có 3 miền: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Do đó, từ VN
hợp với cả 3 miền và không trái với chủ nghĩa Mác-Lênin
về vấn đề dân tộc</em>"…

Do phát ra quan điểm này, Nguyễn Ái Quốc đã bị chụp cho cái
mũ người theo đường lối " dân tộc chủ nghĩa " vì cái
mũ này mà ông bị dìm vào bóng tối ngót nghét 8 năm từ 1930
đến 1938. Điều này đã được thể hiện trong bức thư đề
ngày 6/6/1938, Nguyễn Ái Quốc đã gửi thư cho một đồng chí
ở QTCS than thở về hoàn cảnh của mình: "<em>Hôm nay là ngày
kỷ niệm lần thứ 7 việc tôi bị bắt giữ ở Hồng Công. Đó
cũng là ngày mở đầu năm thứ 8 tình trạng không hoạt động
của tôi. Nhân dịp này, tôi viết thư gửi đ/c để xin đ/c
giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này… Điều tôi
muốn đề nghị với đ/c là đừng để tôi sống quá lâu trong
tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên
cạnh, ở bên ngoài của Đảng</em>".

Trong bộ phim Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh của đạo diễn Bùi
Đình Hạc, có một đoạn phim tư liệu mô tả cảnh Nguyễn Ái
Quốc gầy gò, người xem nhìn rõ những rẻ xương sườn trên
ngực, răng cửa rụng một chiếc, đang nhảy múa với một số
nông dân vùng Viễn Đông Liên Xô. Qua đoạn phim tư liệu mà
các nhà làm phim sưu tầm được từ kho tư liệu của Liên Xô
nhiều người đoán: Nguyễn Ái Quốc chắc đã bị Stalin cho đi
khai hoang ở Xiberi. Bức thư và đoạn phim trên là một bằng
chứng cho thấy Nguyễn Ái Quốc bị trù dập.

Trong Tuyên ngôn được thông qua tại Đại hội thành lập QTCS
năm 1919 có đoạn viết: "<em>Sự giải phóng các thuộc địa
có thể được chỉ cùng với sự giải phóng giai cấp công
nhân ở các chính quốc. Công nhân và nông dân không chỉ ở An
Nam, Angiêri, Bengalia, mà cả ở Iran và Ácmênia sẽ chỉ nhận
được khả năng sống độc lập khi công nhân Anh và Pháp lật
đổ Lôít Gióocgiơ và Clêmăngxô giành chính quyền nhà nước
về tay mình</em>".

Quan điểm đặt cách mạng giải phóng dân tộc phụ thuộc
trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính
quốc đã tồn tại một thời gian dài trong QTCS. Cho mãi đến
Đại hội VI năm 1928, Đề cương về phong trào cách mạng ở
các nước thuộc địa và nửa thuộc địa vẫn khẳng định
như vậy…

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Đây là giai đoạn phong trào
cộng sản quốc tế dưới bàn tay cầm cương của Stalin rơi
vào ấu trĩ tả khuynh. Chính vì vậy mà các văn kiện của Hội
nghị thành lập Đảng CSVN tháng 2/1930 do Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo đã được Ban chấp hành QTCS soi rất kỹ lưỡng. Ngoài
việc khẳng định ý nghĩa lịch sử của việc thành lập
ĐCSVN, QTCS đã phê phán rất nặng và cuối cùng đã không chấp
nhận: "<em>Hội nghị thống nhất tiến hành hợp nhất các
nhóm CS khác nhau vào 1 đảng CS chung nhất đã phạm hàng loạt
sai lầm, sai lầm chính trong số những sai lầm đó là sự
thống nhất được tiến hành thiếu phân định trước một
cách đầy đủ và sự lựa chọn từ các nhóm CS đang tồn tại
những lực lượng thực sự cách mạng. Vào thời điểm thoái
trào cách mạng, tâm trạng thất bại là người bạn đồng
hành của những người đã vào Đảng thời kỳ cao trào mà
thiếu sự kiểm tra một cách đầy đủ</em>".

Với những đánh giá trên, QTCS đã ra một đòn nốc ao đối
với vốn liếng chính trị ban đầu của Nguyễn Ái Quốc. Chính
Nguyễn Ái Quốc cũng đã thừa nhận điều này trong thư gửi
đại diện của Đảng CS Pháp ở QTCS, Nguyễn Ái Quốc đã băn
khoăn về vị trí của mình: "<em>Lúc này tôi chưa biết rõ
vị trí của tôi. Tôi hiện là đảng viên Đảng CS Pháp hay
Đảng CSVN? Cho đến khi có lệnh mới, tôi vẫn phải chỉ đạo
công việc của Đảng CSVN. Nhưng với danh nghĩa gì?.. Sự ủy
nhiệm công tác của QTCS cho tôi đã hết hạn chưa? Nếu chưa,
tôi vẫn tham gia Ban Phương Đông ở đây? Tôi đề nghị các
đ/c nhắc Ban Thường vụ QTCS cho quyết định về việc
này</em>".

Qua bức thư này cho thấy: sau năm 1930, tức là sau khi được
giao chỉ đạo việc hợp nhất 3 nhóm cộng sản ở Việt Nam
đã không trúng ý của Stalin, Nguyễn Ái Quốc đã bị đẩy ra
rìa của trung tâm chính trị QTCS.

QTCS đã gửi cho VN 1 bức thư với nội dung gồm hàng loạt vấn
đề bổ sung liên quan đến đường lối và nhiệm vụ cách
mạng VN. Trong bức thư đó cũng đặt vấn đề đổi tên Đảng
CSVN thành Đảng CS Đông Dương.

Tháng 10/1930, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản,
Hội nghị đã phê phán Hội nghị hợp nhất và Nguyễn Ái
Quốc đã phạm nhiều sai lầm rất nguy hiểm vì "<em>chỉ lo
việc hiệp các đoàn thể ấy lại làm 1 mà ít chú ý đến
việc bài trừ những tư tưởng và hành động biệt phái của
các đảng phải trước kia</em>"; đặt tên Đảng không đúng,
hữu khuynh trong đường lối chính trị, "<em>chỉ lo đến
việc phản đế, mà quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh ấy
là 1 sự rất nguy hiểm</em>". Nguyễn Ái Quốc bị phê phán là
hẹp hòi, là theo chủ nghĩa dân tộc. Hội nghị đã quyết
định "<em>thủ tiêu chính cương sách lược và điều lệ cũ
của Đảng, lấy kinh nghiệm trong thời kỳ vừa qua mà thực
hành công việc cho đúng như án nghị quyết và thơ chỉ thị
của QTCS…</em>" Bỏ tên "Việt Nam Cộng sản Đảng" mà
lấy tên "Đông Dương Cộng sản Đảng"…

Sau khi đã tốt nghiệp Trường Đại học Phương Đông, 4/1930,
QTCS cử Trần Phú về nước hoạt động và bổ sung vào BCH
Trung ương lâm thời. Trần Phú mang theo tinh thần của Đại
hội VI QTCS, trong đó nhấn mạnh vấn đề giai cấp và sách
lược mặt trận công nhân thống nhất. Chấp hành chỉ thị
của QTCS về việc bổ sung một số vấn đề về đường lối
và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện
tại. Mặt khác cần phải đổi tên Đảng.

Tháng 10/1930, Hội nghị BCH Trung ương Đảng họp tại Hồng
Kông. Hội nghị đã thông qua Luận cương chính trị của Đảng
do Trần Phú soạn thảo, Điều lệ mới, nghị quyết về tình
hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của
Đảng, bầu BCH Trung ương và cử Trần Phú làm Tổng bí thư
của Đảng.

Trong Thư của Trung ương gửi cho các cấp đảng bộ ngày
9/12/1930, Thường vụ Trung ương đã phê phán những điều sai
lầm của Hội nghị hợp nhất như: "chủ trương các công
việc rất sơ sài, mà có nhiều điều không đúng với chủ
trương của Quốc tế", "không hợp nhất các phần tử CS
chân chính nhất mà lại hợp nhất các tổ chức CS", "không
lấy 1 nền tư tưởng CS và những kế hoạch công tác CS làm
căn bổn để chiêu tập Đảng, chỉ bàn chuyện cần phải
hiệp nhất mà thôi". Hội nghị tháng 2/1930 đặt tên Đảng
CSVN không phù hợp, chính sách của Đảng đối với địa chủ,
tư sản không đúng: "Nói mập mờ về việc lợi dụng hoặc
chủ trương những việc làm cho bọn tư sản chưa phản cách
mạng như trong Chánh cương sách lược cũ là 1 điều sai lầm
chánh trị rất lớn và rất nguy hiểm cho cách mạng", khuyết
điểm về tổ chức…

Hồng Thế Công (bút danh của Hà Huy Tập) trong tác phẩm Sơ
thảo lịch sử phong trào CS Đông Dương viết năm 1933, sau khi
đánh giá ý nghĩa lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng
còn viết: "<em>Nhưng cố nhiên nó đã phạm một số sai lầm
và thiếu sót gây nên những hậu quả nghiêm trọng của phong
trào cách mạng</em>".

Bản Luận cương chính trị của Trần Phú và tên gọi Đảng
Cộng sản Đông Dương chính là 1 sự uốn nắn lại của Quốc
tế III đối với những việc làm của Nguyễn Ái Quốc trong
việc: thống nhất những người CS ở VN vào tháng 2/1930.

Xuất phát từ sự chỉ đạo của đường lối này mà đầu
4/1931, Xứ ủy Trung Kỳ đã ra chỉ thị "thanh Đảng" và
phổ biến xuống tận cơ sở. Nội dung chính của chỉ thị
thanh Đảng là đưa ra khỏi Đảng những ai xuất thân là trí
thức, giàu có hoặc con em các quan lại lớn nhỏ.

Đặc biệt, trong Chỉ thị thanh Đảng của Xứ ủy Trung Kỳ có
những câu gay gắt: "<em>Thanh trừ trí phú địa hào, đào tận
gốc trốc tận rễ</em>". Trong Chỉ thị truyền đạt của
Tỉnh ủy Nghệ An cũng có những câu tương tự…

Sự phê bình đối với những văn kiện của Hội nghị hợp
nhất do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo còn kéo dài đến tận
trước Đại hội VII QTCS. Trong thư của Ban Chỉ huy ở ngoài
viết 31/3/35 gửi QTCS, sau khi báo cáo tình hình diễn biến Đại
hội I của Đảng, đã phê phán trực diện Nguyễn Ái Quốc và
tổ chức VN Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc sáng lập:
"<em>Ở Xiêm và Đông Dương, các tổ chức CS đã tiến hành 1
cuộc đấu tranh công khai chống lại những tàn dư của tư
tưởng dân tộc cách mạng pha trộn với chủ nghĩa cải lương,
chủ nghĩa duy tâm của đảng của các đ/c Hội VN Cách mạng
Thanh niên và của đ/c Nguyễn Ái Quốc, những tàn dư ấy rất
mạnh và tạo thành 1 chướng ngại nghiêm trọng cho sự phát
triển CNCS. Cuộc đấu tranh không nhân nhượng chống những
học thuyết cơ hội này của đ/c Quốc và của Đảng Thanh niên
là rất cần thiết. 2 Đảng CS Xiêm và Đông Dương đã viết 1
quyển sách chống những khuynh hướng này. Chúng tôi đề nghị
đ/c Lin viết 1 quyển sách để tự phê bình về những khuyết
điểm đã qua</em>"…

Do đó khi tổ chức Đại hội VII, QTCS chỉ mời Nguyễn Ái
Quốc dự Đại hội với tư cách là khách mời. Trong thực tế,
không chấp nhận Nguyễn Ái Quốc là đại diện của Đảng CS
Đông Dương với lý do Nguyễn Ái Quốc đang bận học tập?

Qua những tư liệu kể trên cho thấy các cuộc đấu tranh chính
trị trong nội bộ Đảng Cộng sản VN có những giai đoạn
không kém phần ác liệt… Ngay cả Nguyễn Ái Quốc cũng có lúc
trở thành nạn nhân của sự chụp mũ, bị đấu tố bấp chấp
phải trái, đúng sai…

Tất cả những điều đó đều có nguồn gốc từ "chủ nghĩa
Stalinist"… Tại sao Stalin lại trở thành nhà độc tài chính
trị gớm ghiếc như vậy? Ở đây có một phần do hoàn cảnh
lịch sử xô đẩy. Stalin dị ứng với những luồng tư tưởng:
coi trọng vấn đề giải phóng, quyền sống, quyền lợi của
các dân tộc nhỏ, thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc đề xuất là
có nguyên cớ của nó?

Như chúng ta biết, giai đoạn những năm 30 là giai đoạn chủ
nghĩa dân tộc cực đoan đang trỗi dậy ở nước Đức và một
số nước châu Âu. Chính khuynh hướng dân tộc cực đoan đã
đẩy Hitler lên vũ đài chính trị thế giới. Mặt khác, Stalin
cũng đang ngối trên lò lửa: Đó là việc nước Nga đang nắm
quyền sinh sát, quyền áp đặt chính trị lên 15 nước cộng
hòa khác được liên kết với nhau dưới danh nghĩa Liên bang Xô
Viết xã hội chủ nghĩa…Mối liên kết liên bang này đã không
dấu được những mâu thuẫn giữa sắc tộc này với sắc tộc
kia thông qua việc phân chia quyền lợi, lãnh thổ, màu cờ, sắc
áo…Nếu để cho khuynh hướng dân tộc trỗi dậy thì mối đe
dọa sẽ ngay ở Liên Xô, mặc dù Stalin đã sử dụng hàng loạt
những biện pháp trấn áp tàn khốc để duy trị ách áp đặt
và quyền cai trị của mình và Đảng Cộng sản.

Tuyên bố của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề Việt Nam và Đông
Dương: "<em>Vấn đề dân tộc là một vấn đề rất nghiêm
túc, người ta không thể bắt các dân tộc khác gia nhập
đảng, làm như thế là trái với nguyên lý chủ nghĩa
Lênin</em>" không chỉ là một cú chạm vô tình váo gót chân
Asin của Stalin mà thật sự là một gáo nước sôi dội vỗ
mặt vào mô hình Xô Viết mà Stalin đang cố gắng thiết lập,
duy trì và cai trị bằng bộ máy độc tài. Do vậy nên Nguyễn
AÍ Quốc bị Stalin thanh trừng là vì thế.

Nếu ủng hộ cho Nguyễn Ái Quốc giương ngọn cờ độc lập
dân tộc thì biết đâu 15 nước cộng hòa trong Liên bang Xô
Viết sẽ noi theo, xin được tách ra thì làm sao? Chính vì vậy
mà Stalin yêu cầu phải thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương
thay cho Đảng Cộng sản VN; dìm chết cái khát vọng này đi
để không kích hoạt những "hạt nhân gây nổ" đòi độc
lập ngay trong khối Liên bang Xô Viết mà Stalin đang là " gia
chủ ".

Nhưng cái gì đến rồi cũng sẽ đến, Đảng Cộng sản Liên
Xô chỉ có thể kéo dài mô hình này cho đến năm 1992; lịch
sử chứng minh không thể kéo dài khối liên bang này thêm hơn
được nữa. Nếu không Gorbachiop thì sẽ có người khác kích
hoạt sự tan vỡ này!

Như vậy, nguyên nhân sâu xa của việc Nguyễn Ái Quốc bị trù
dập, bị đấu tố là do bởi ông đã làm cho Stalin bị sốc;
đo đó buộc lòng Stalin phải dùng đàn em chụp mũ, cô lập,
đấu cho ông tơi tả… và cuối cùng bị đẩy vào tình cảnh
ngồi chơi xơi nước 8 năm trời ở Xiberi chịu đói, chịu rét!
Kết cục may còn có một ông cộng sản Pháp tìm cách mở cho
lối thoát…

Phạm Viết Đào (Tổng hợp tư liệu)

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4571), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét