định bỏ cõi trần nặng như thồ đá , về nơi biền biệt
chiều hoang màu tím của ông.
Ông đi tối hôm trước, trưa hôm sau tôi mới được tin, vội
bỏ hết công việc, hạ quyết tâm trong nửa giờ phải nghĩ
xong câu đối tiễn ông. Trời phù hộ, những người như Phùng
Quán, Hữu Loan thiêng lắm. Các ông cứ như hiện về trước
mặt, tươi cười vỗ vai "gà" ý sẵn cho mình làm câu đối
để nộp bài cho kịp. Cứ như làm bài thi mà trúng tủ vậy,
ngoáy một mạch là xong. Hay nói như Hoàng Cầm, cứ như có ai
hiện về đọc cho mình viết.
Đọc rằng:
- Khóc vợ, có hoa tím phân ưu, tiếng khóc hóa lời ca,
"thăm thẳm chiều hoang" thành bất tử!
- Khinh vua, rủ đá xanh làm bạn, giọng khinh vào câu đối,
"ăn dân hết nước" lại trường sinh?
(talawas.org/?p=17677#comment-11482)
Viết vội gửi đi, nay có thời giờ, xin nói rõ thêm vài ý.
Hữu Loan có "khinh vua" không? Thưa có, mà khinh lắm (thực ra
không thèm khinh thì cũng là quá khinh thôi). May mắn là từ khi
Hội Văn nghệ Lâm đồng thành lập (1987) mà Hữu Loan đột
nhiên đến chào mừng như từ trên trời rơi xuống, thì mấy
anh em viết văn chúng tôi (Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Hà
Sĩ Phu…) có may mắn được làm bạn vong niên của ông, được
ông kể dông dài cho nghe nhiều chuyện, đọc cho nghe những bài
thơ chưa đăng…Có những chi tiết hôm nay vẫn chưa tiện nói
hết.
Hữu Loan bảo đất Thanh Hóa của ông là đất Trạng,
Trạng chỉ khoái chửi vua thôi. Sau này, trong một cuộc phỏng
vấn của đài BBC ông còn kể thẳng tên "vua" cách mạng ấy
ra. Tội "khi quân" là tội chết. Biết mình có cái "tật"
đáng chết ấy nên tự lui về sớm là hơn. Quả nhiên khi nhà
nước tặng giải muộn mằn cho 4 vị Nhân văn thì ông cũng bị
loại ra, tội khinh vua dễ gì tha cho được?. Trần Dần (tuy
rất khí phách) nhưng khi xin tái nhập Hội Nhà văn thì Hữu Loan
cũng chê.
Có bạn hỏi "Khóc vợ" đối với "Khinh vua" có
chỉnh không? Thưa chỉnh lắm. Động từ đối động từ , danh
từ đối danh từ (mà động từ "khóc" ở chỗ này cũng như
"khinh" đều là động từ cập vật, verbe transitif , đòi
hỏi bổ ngữ : khóc ai, khinh ai), bằng trắc rất nghiêm. Còn
VỢ đối với VUA thì có thể trách là không chỉnh, không phải
vì thất lễ với vua mà thất lễ với vợ. Vợ là người mà
ông yêu quý, vua là người mà ông khinh ghét, đối thế e làm
tủi vong linh người vợ "màu tím hoa sim"!. Nhưng người sành
câu đối như Hữu Loan chắc ông không giận. Bởi câu đối cho
phép tương phản chứ đâu cứ phải tương xứng.
Này, Hồ Xuân Hương viết:
Võng đào ông lớn đi trên ấy<br />
Váy rách bà con vỗ dưới này
Nữ sĩ cũng cho phép cái "trên ấy" của "quan lớn"
được chơi trèo, đối với cái "dưới này" của "bà
con" giữa lúc váy rách, quan thất lễ thế vẫn được văn
học coi câu đối ấy là rất "chỉnh" kia mà.
*
Câu đối xướng họa giữa Tú Sót-Hữu Loan và Hà Sĩ Phu sự
thể như sau. Vế xuất dối "Bác bôi tôi không bằng tôi bôi
bác !" của ông đồ Nghệ Tú Sót ra đời đã lâu nhưng chưa
ai đối được . <em><strong>BÁC BÔI TÔI – TÔI BÔI
BÁC</strong></em>, thành hai cụm, chỉ tráo vị trí giữa hai chữ
mà nghĩa khác hẳn, làm cho cụm sau nặng hơn cụm trước, bôi
bác là từ đơn cũng là từ ghép, tôi là ai mà bác là ai? Nhẹ
như đùa mà sâu.
Khi Tú Sót vào thăm tôi ở Đà Lạt, ông khoe đã có người
đối là Hữu Loan, và đọc:
<em><strong>Mày ăn dân hết nước, dân ăn mày!</strong></em>
Tôi nghe mà sướng tỉnh người. Đem "mày" đối với
"bác". Khinh đấy chứ đâu? Chữ "mày" đã tài (ăn mày)
mà chữ "ăn" càng tài (ăn nhau cũng nghĩa là xơi nhau, là ăn
thua, là ăn thịt nhau), chữ "nước" càng tài hơn. Hết
nước là hết cách, mà cũng có nghĩa mất nước thì dân đi ăn
mày.Tất cả đều đa nghĩa.
Tôi bái phục khẩu khí Hữu Loan, nhưng để đáp lễ Hữu Loan
và Tú Sót, tôi cũng ứng khẩu:
<em><strong>Nhà vô địch luôn sợ địch vô nhà!</strong></em>
Cũng hai cụm, mỗi cụm 3 chữ, tráo đầu nhau, cụm sau phủ
định cụm trước, như anh chàng tự xưng nhà vô địch cho oai,
mà trong lòng lúc nào cũng lo địch vô nhà để diễn biến hòa
bình và lật đổ, mối lo phía sau cho thấy "nhà vô địch"
phía trước đích thị là vô địch "rỏm".
Cuộc đàm thoại này đã được thuật lại trong một bài của
tôi ba năm trước, khi tiễn nhà thơ Tú Sót qua đời
(http://www.hasiphu.com/vh7.htm).
HSP (Đà Lạt 20-3-2010)
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4427), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét