từ đầu quý IV năm 2009, khi ngày càng có những dấu hiệu rõ
ràng rằng nền kinh tế đang phát triển quá nóng. Chúng tôi
vẫn trông đợi một tình huống double-dip với tăng trưởng GDP
thực giảm xuống 4,4% vào năm 2010 sau khi kinh tế được khôi
phục một cách cưỡng bức trong 3 quý cuối năm 2009, điều
khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn năm (2009) đạt 5,3%. Dự
báo năm 2010 của chúng tôi dựa trên cơ sở chúng tôi trông
đợi rằng chính phủ sẽ thắt chặt chính sách tài chính và
tiền tệ một cách mạnh mẽ vào nửa đầu năm 2010 nhằm hạn
chế thâm hụt thương mại đang nới rộng và dừng áp lực
lạm phát. Với việc VN một lần nữa phá giá tiền đồng vào
tháng Hai 2010, chỉ sau ba tháng kể từ lần phá giá trước vào
cuối tháng Mười một 2009, quan điểm trên của chúng tôi càng
được củng cố hơn.
Đại hội Toàn quốc lần thứ 11 của Đảng CSVN vào tháng Một
năm 2011 sẽ khiến cho áp lực chính trị ở quốc gia này giữ
ở mức cao. Chúng tôi trông đợi sẽ có những chỉ trích dành
cho cách mà chính quyền xử lý những biến động kinh tế vĩ
mô mà VN gặp phải trong mấy năm gần đây từ các đảng viên
bảo thủ, nhưng sẽ không có thay đổi lớn trong đội ngũ lãnh
đạo hiện tại và các chính sách của chính phủ. Tuy nhiên,
nỗi sợ hãi bị chỉ trích đã dẫn đến hiện tượng người
ta không dám đưa ra những chính sách mới vào thời điểm Đại
Hội Đảng lần trước. [Do đó], có nguy cơ là hiện tượng
này sẽ được lặp lại, và những bước cần thiết để
thắt chặt các chính sách tài chính và tiền tệ nhằm đối
phó với lạm phát đang gia tăng và thâm hụt thương mại đang
được nới rộng sẽ không được tiến hành.
Một quá trình hồi phục mạnh mẽ dựa trên nhu cầu trong
nước ở VN đã khiến tăng trưởng GDP đạt 6,9% so với cùng
kỳ năm ngoái trong quý IV năm 2009. Chúng tôi tin rằng việc
thắt chặt mạnh mẽ chính sách tài chính và tiền tệ sẽ là
cần thiết trong năm 2010, và do đó chúng tôi tiếp tục duy trì
dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng GDP thực sẽ sụt giảm
xuống 4,4% vì nhu cầu trong nước bị ảnh hưởng [của cách
chính sách thắt chặt]. Điều kiện khiến thắt chặt chính
sách tài chính và tiền tệ trở nên cần thiết có nhiều khả
năng sẽ duy trì cho đến cuối năm 2011, khi lạm phát được duy
trì chắc chắn ở mức 1 con số như trước. Chúng tôi theo đó
dự đoán tốc độ tăng trưởng GDP thực sẽ là 5,5% và 6,0%
trong năm 2011 và 2012, khi môi trường kinh tế toàn cầu sẽ
không năng động như những năm bùng nổ giai đoạn 2003-2007.
Việt Nam đang tiến bộ trong việc cải thiện hệ thống cơ sở
hạ tầng ọp ẹp của mình bằng cách tiến hành xây dựng một
số cảng, nhà máy điện, và dự đường giao thông trong năm
2009. Tuy nhiên, sẽ phải mất vài năm, nếu không nói hàng
thập niên, cho tới khi cơ sở hạ tầng của VN, vốn chỉ 37,2
điểm, đạt đến gần điểm số 68,0 của Trung Quốc trên cùng
một lĩnh vực. Trên mặt trận cải cách kinh tế, tiến trình
tư nhân hóa của chính phủ đã tăng tốc với việc đưa
Vietcombank, VietInBank và Eximbank lên sàn chứng khoán năm 2009.
Chúng ta cũng trông đợi những cải thiện trong môi trường kinh
doanh từ thỏa thuận Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, và
từ thỏa thuận tự do buôn bán hiện tại đang được thương
lượng ký kết với Liên Hiệp Chung Châu Âu.
<h2>Chính trị</h2>
<h3>Thế mạnh</h3>
* Chính quyền của Đảng CSVN tỏ ra cam kết với cải cách theo
hướng thị trường tự do, mặc dù một số chính sách kinh tế
cụ thể chắc chắn sẽ được thảo luận tại Đại Hội
Đảng năm 2011. Thể chế độc đảng nhìn chung có lợi thế
trong việc giữ ổn định chính trị trong ngắn hạn (short-term).
* Quan hệ với Hoa Kỳ nhìn chung là cải thiện, và Washington
nhìn Hà Nội như là một đồng minh địa chính trị có triển
vọng trong Đông Nam Á.
<h3>Điểm yếu</h3>
* Tham nhũng trong số cách quan chức chính phủ đang tạo ra một
mối đe dọa lớn đến tính chính đáng của Đảng CSVN đang
cầm quyền.
* Hiện tại đang có sự không hài lòng của công chúng ngày
càng tăng (mặc dù vẫn còn rất hạn chế) với việc nhà cầm
quyền đối xử mạnh tay với những nhà bất đồng chính kiến
chính trị.
<h3>Cơ hội</h3>
* Chính quyền hiểu rõ mối đe dọa mà tham nhũng tạo ra cho
tính chính đáng của mình, và đã hành động để ngăn chặn
tham nhũng và hối lộ trong đội ngũ đảng viên có chức
quyền.
* Việt Nam đã cho phép quốc hội có nhiều tiếng nói hơn trong
việc chỉ trích chính sách của chính quyền. Đây là cơ hội
mở ra một thể chế cân bằng và kiểm soát quyền lực ngay
trong hệ thống độc đảng.
<h3>Mối đe dọa</h3>
* Tăng trưởng giảm sút trong năm 2009 và 2010 sẽ khiến sự
ủng hộ của công chúng dành cho hệ thống độc đảng bị lung
lay, và những cuộc biểu tình ngoài đường phản đối tình
trạng kinh tế có thể phát triển thành những thách thức đối
đầu với chính phủ phi dân chủ.
* Mặc dù kiểm soát trong nước mạnh mẽ sẽ đảm bảo rằng
không có thay đổi chính trị lớn nào xảy ra ở VN trong vòng
vài năm tới, nhìn dài hơn, thì cơ chế độc đảng vẫn sẽ
khó duy trì.
* Mối quan hệ với Trung Quốc đã bị xói mòn trong vòng 1 năm
qua do thái độ cứng rắn của Trung Quốc đối với những
quần đảo đang tranh chấp ngoài biển Đông và sự chỉ trích
trong nước đối với việc TQ đầu tư lớn vào dự án khai
thác bauxite ở Tây Nguyên, điều có thể gây ra những ảnh
hưởng môi trường rộng lớn.
<h2>Đánh giá về kinh tế</h2>
<h3>Thế mạnh</h3>
* Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh
nhất ở Châu Á trong những năm gần đây, với GDP tăng trung
bình 7,6% hàng năm trong giai đoạn 2000-2007.
* Sự bùng nổ của nền kinh tế đã đưa nhiều người VN ra
khỏi nghèo đói, với tỷ lệ nghèo đói chính thức giảm từ
58% năm 1993 xuống 20% năm 2004.
<h3>Điểm yếu</h3>
* Việt Nam vẫn phải chịu thâm hụt tài chính, thâm hụt
thương mại và thâm hụt tài khoản vãng lai đáng kể, dẫn
đến nền kinh tế này có thể bị tổn thương khi kinh tế toàn
cầu tiếp tục suy giảm trong năm 2010. Bức tranh tài chính trở
nên u ám với những khoản chi tiêu 'ngoài sổ sách' đáng kể.
* Tiền Đồng yếu và bị kiểm soát quá chặt làm giảm động
cơ sản xuất hàng xuất khẩu có chất lượng cao, và đồng
thời khiến giá nhập khẩu tăng cao, do đó dẫn tới áp lực
lạm phát.
<h3>Cơ hội</h3>
* Tấm thẻ thành viên WTO cho phép VN truy cập tới thị trường
và vốn nước ngoài, trong khi tạo ra các doanh nghiệp Việt Nam
khỏe mạnh hơn thông qua môi trường cạnh tranh hơn.
* Chính quyền sẽ, bất chấp những khó khăn vĩ mô hiện tại,
tiếp tục tiến hành cải cách theo hướng thị trường, bao
gồm cả tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước, và tự do hóa
thị trường ngân hàng.
* Đô thị hóa sẽ tiếp tục là động lực phát triển trong
dài hạn. Liên Hiệp Quốc dự đoán dân số thành thị sẽ tăng
từ 29% dân số cả nước lên trên 50% vào khoảng đầu thập
niên 2040.
<h3>Mối đe dọa</h3>
* Những lo ngại về lạm phát và thâm hụt đã khiến một số
nhà đầu tư tái đánh giá lại quan điểm lạc quan của mình
về Việt nam. Nếu chính quyền tập trung quá nhiều vào tăng
trưởng được kích thích và thất bại trong việc loại trừ
áp lực lạm phát, Việt Nam có nguy cơ kéo dài tình trạng bất
ổn vĩ mô, và có thể dẫn đến khủng hoảng.
* Tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài có thể khiến nhà
chức trách tạm dừng các cải cách, để dành quan tâm cho việc
ổn định nền kinh tế.
Đánh giá về môi trường kinh doanh
<h3>Thế mạnh</h3>
* Việt Nam có một lực lượng lao động lớn với giá rẻ và
có trình độ, đây là một điểm hấp dẫn các nhà đầu tư
nước ngoài.
* Vị trí của Việt nam - gần với Trung Quốc và Đông Nam Á,
và hệ thống đường biển thuận lợi của mình - khiến nó
là cơ sở tốt cho các công ty nước ngoài đổ bộ để xuất
khẩu sang các nước Châu Á khác và bên ngoài Châu Á.
<h3>Điểm yếu</h3>
* Cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn còn yếu kém. Đường
ôtô, đường tàu và cảng không đáp ứng được nhu cầu phát
triển kinh tế của quốc gia này, cũng như không đủ để liên
kết với thế giới bên ngoài.
* Việt Nam tiếp tục là một trong những quốc gia có nạn tham
nhũng nặng nề nhất thế giới. Điểm số của nó trong bảng
xếp hạng năm 2008 của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế là 2,7;
đứng thứ 20 trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
<h3>Cơ hội</h3>
* Việt Nam vẫn đang hấp dẫn được đầu tư từ các nền
kinh tế quan trọng ở Châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài
Loan. Điều này tạo cơ hội cho việc chuyển giao kỹ thuật và
trình độ cao.
* Việt Nam đang đẩy mạnh việc tư nhân hóa các doanh nghiệp
nhà nước và tự do hóa khu vực ngân hàng. Điều này sẽ cho
các nhà đầu tư nước ngoài một điểm đến đầu tư mới
<h3>Mối đe dọa</h3>
* Những vụ tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa VN -
Hoa Kỳ, và mối đe dọa nói chung của chủ nghĩa bảo hộ Hoa
Kỳ, vẫn còn là một điều đáng lo ngại.
* Các vụ đình công của công nhân vẫn là mối đe dọa lơ
lửng. Nếu nhà chức trách Việt Nam thất bại trong việc thúc
đẩy trình độ người lao động Việt Nam lên mức cao, thì
Việt nam có thể nằm trong danh sách các quốc gia hạng hai trong
một thời gian không hạn định.
________________________________
[*] Tổ chức Giám sát Doanh nghiệp Quốc tế (BMI) là một tổ
chức có trụ sở ở Anh, chuyên về phân tích, đánh giá độ
tín nhiệm và rủi ro của các thị trường trên toàn cầu.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4492), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét