src="http://a367.yahoofs.com/lifestory/DMBslyyGBRZTaV9yfl_O_2/blog/ap_20100321013444228.jpg?lb_____DYSkMTRm5"
/><div class="textholder">Cầu Thăng Long: Ngẫu nhiên muốn
nứt</div></div>Chủ đầu tư đang đặt vấn đề nhà thầu... có
vấn đề. Nhà thầu lại cho rằng hình như khâu thiết kế...
có cái gì đó. Thiết kế lại bảo việc lựa chọn là do...
chủ đầu tư. Đó được gọi là "Vòng tròn trách nhiệm" xung
quanh những vết nứt tại Cầu Thăng Long. Có người đã tính
rằng, với việc "thay mặt" cho 1,7 km cầu, tính ra mỗi km tốn
tới cỡ 50 tỷ đồng. Bao nhiêu tiền đã đổ xuống đường?!
Bao nhiêu tiền thì đổ xuống... Sông Hồng?!. Không ai biết.
Chỉ biết là Hà Nội đang có nguy cơ lần thứ 4 bắc cầu phao
để dân tình một lần nữa được sống trong những giây phút
hạnh phúc bên sự lãng mạn... của chiến tranh
Quan chức cao cấp nhất của ngành GTVT, Thứ trưởng Bộ GTVT
Nguyễn Hồng Trường "Phán đoán ban đầu" về chuyện nứt cầu
như sau: "<em>Nhiều khả năng là ở một mẻ bê tông nào đó.
Mẻ này có thể xảy ra hiện tượng các thành phần cấp phối
không đạt được. Hay do mẻ đó quá trình thi công bị ẩm,
hoặc anh chỉ cần mắc vào một trận mưa phùn thôi chẳng
hạn</em>". Nhiều "câu hỏi to tướng" được đặt ra cho nhà
thầu, trong đó có cả việc liệu việc ép tiến độ đã ảnh
hưởng tiêu cực, trực tiếp và ngay lập tức đến lớp mặt
cầu. Phía nhà thầu, đơn vị đã nhấn mạnh rằng họ được
chỉ định thầu, cũng ngay lập tức đã phản bác khi họ cho
rằng có "lỗi hệ thống" chứ không phải câu chuyện "mẻ bê
tông". TGĐ Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bảo Quân,
ông Bùi Xuân Trung nghi ngờ: "<em>Bộ GTVT đã chọn công nghệ
sai</em>". SMA vốn là một công nghệ thảm áp phan chất lượng
cao, đã được áp dụng ở một số đoạn đường như Hà Nội
- Vĩnh Yên. Tuy nhiên, đối với cầu thì đây là lần đầu
tiên được áp dụng. Và việc lựa chọn công nghệ, nguyên
liệu đều do Bộ GTVT, Cục Đường bộ, Viện Khoa học và công
nghệ GTVT quyết định. Ông Trung nhấn mạnh: "<em>Công nhân
muốn làm ẩu chăng nữa thì cũng đã có chuyên gia Anh ở đó,
họ rất coi trọng sản phẩm của họ. Ông chuyên gia này còn
nói "anh muốn ẩu thì ẩu chứ cho máy móc chạy qua người
tôi". Và "Còn với năng lực thi công áp phan của công ty, mỗi
ngày chúng tôi có thể thi công 1.000 tấn, nhưng ở đây chỉ
làm 400-500 tấn/ngày nên không thể nói là làm ẩu, làm nhanh
để chạy tiến độ được</em>".
Vậy thì lỗi do đâu? Hay vẫn chỉ là "ngẫu nhiên", "không sao
cả", là "bình thường", "chả có gì nguy hiểm" như chuyện hầm
đường bộ Kim Liên hôm nay ngập nước ngay mai trơn trượt hay
như những vết nứt chi chít ở hầm Thủ Thiêm?
Cầu Thăng Long được đầu tư hơn 97 tỷ đồng để bóc toàn
bộ lớp phủ mặt cầu cũ, làm mới lớp phủ mặt cầu rộng
16,5 mét, dài gần 1,7 km. Cầu được sửa chữa từ tháng 10-2009
đến ngày 20-12-2009. Mục sở thị trên cầu Thăng Long sau chỉ
hơn hai tháng thông xe cho thấy có khoảng hơn 10 vết nứt, vệt
xé loang lổ trên mặt cầu mới sửa chữa, nhiều vết trung
bình dài hơn 1m, rộng 4-5cm. Đặc biệt có vết dài 2m, sâu hơn
5 - 7cm để lộ ra lớp bê tông thứ 2 trên mặt cầu. Bên thành
cầu, lớp vật liệu trải bị dồn ứ, đùn lên khiến mặt
cầu gồ ghề, nứt toác. Hiện tượng bê tông... bở và những
vết nứt xé đang tạo ra những túi nước lớn giữa hai lớp
của mặt cầu. Nứt xé nghiêm trọng và tệ hại đến mức
chính nhà thầu cũng thấy rằng: "Quá khủng khiếp ".
Còn đại diện chủ đầu tư, Phó TGĐ Ban quản lý dự án 2 ông
Nguyễn Năng Thể thì: Các vết nứt xảy ra là khá bất ngờ.
Thái độ khá "bất ngờ" này dường như đã được lặp đi
lặp lại sau khi hầm đường bộ Kim Liên, được đánh giá là
hiện đại nhất Việt Nam bị ngập nước, bị trơn trượt
khiến người đi đường "bỗng nhiên ngã chổng vó". Sự khá
bất ngờ này, bao giờ cũng kèm theo lý giải là do "khách quan",
do "ngẫu nhiên" cũng đã diễn ra khi hầm Thủ Thiêm "bỗng nhiên
bị nứt". Và thái độ "bất ngờ" này thường bao giờ cũng đi
kèm những đánh giá, kiểu "ngập nước là bình thường", hoặc
"nứt không phải là chuyện lạ".
Cầu Thăng Long là cây cầu thép, độ rung rất lớn. Quá trình
thi công bê tông nhựa nóng cũng rất khó, theo rất nhiều tiêu
chuẩn mà chỉ một lỗi nhỏ là có thể gây ra hỏng mặt
đường. Có nghĩa là mặt cầu có thể bị nứt. Tuy nhiên
điều mà người dân cần lúc này là một thái độ nghiêm túc,
cầu thị, phân định rõ trách nhiệm để những câu chuyện
này không ngẫu nhiên tái diễn.
Chủ đầu tư thì bảo quá bất ngờ. Nhà thầu thì nói "Quá
khủng khiếp". Thái độ cứ như thể chuyện nứt là tại con
đường. Nhìn thái độ thì chuyện nứt cầu như thể chuyện
ở... Châu Phi. Nếu ai cũng muốn nhìn nhận trách nhiệm theo
hướng đó không phải là trách nhiệm của mình thì liệu
những "lỗi hệ thống" hay "mẻ bê tông" có thể giải quyết
rốt ráo được không?
Trong vòng 6 năm qua, Hà Nội đã ba lần bắc cầu phao: Năm 2003
bắc cầu phao Khuyến Lương qua sông Hồng giảm tải cho cầu
Chương Dương trước dịp Sea Games 22. Năm 2008 bắc cầu phao
Phùng qua sông Đáy trong đợt ngập lụt lịch sử tại Hà Nội.
Tháng 11-2009, bắc cầu phao Chèm qua sông Hồng để giảm ùn
tắc do công tác sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Và...sẽ còn
rất nhiều chữ và nữa khi tâm thế về câu chuyện cầu phao
được nhìn nhận như một câu chuyện vui,lạ mà có người còn
hãnh diện giật tít rằng "Bắc cầu phao hiện đại nhất thế
giới qua sông Hồng".
Một quan chức của Sở GTVT Hà Nội nhận định: "<em>Cầu Thăng
Long nằm trên một trong số những huyết mạch của Thủ
đô</em>". Nếu sau khi đổ cả trăm tỷ đồng, nếu chỉ sau 2
tháng thông xe mà cây cầu, con đường nào cũng ngẫu nhiên nứt
thì để đảm bảo cho những huyết mạch này không tắc, Hà
Nội sẽ phải bắc cầu phao dài dài.
Có người nói, ở Việt Nam, trong các loại con thì khổ nhất
là con đường. Nói chính xác thì những con người hàng ngày
phải đi trên những con đường đó mới là khổ nhất.
<em>A.Đào</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4509), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét