Quốc Phòng.</em>
Chính quyền Obama trong thời gian qua thúc đẩy một chính sách
về năng lượng sạch trong đó nguyên tử là một phần quan
trọng. Nhưng khi Thượng Viện của bang Vermont từ chối gia hạn
lò nguyên tử Vermont Yankee hồi đầu tuần, nhiều chuyên gia về
chính sách đã tự hỏi là chính quyền liên bang và địa
phương có làm việc với nhau không? Mặc dầu là bang Vermont
với đa số là người của đảng Dân Chủ và rất thân cận
với chính quyền của Tổng Thống Obama thì chuyện trống đánh
xuôi và kèn thổi ngược về nhà máy điện đã hoạt động 38
năm nay làm nhiều người phải ngó vào.
Với một quyết định và 8 tỉ dollars chấp thuận cho các nhà
máy điện nguyên tử, chính quyền Obama gần như rất tin tưởng
vào kỹ nghệ bỏ quên này. Nhưng khi công ty Entergy làm chủ nhà
máy nguyên tử Vermont Yankee xin giấy phép hoạt động thêm 20
năm nữa, bang Vermont đã từ chối gia hạn - nên biết là bang
Vermont là bang duy nhất tại Hoa Kỳ bắt buộc tất cả những
giấy phép gia hạn phải được chấp thuận của quốc hội
tiểu bang.
Nguyên nhân chính mà Thượng Viện bang Vermont đã lấy lý do
để từ chối gia hạn là lò nguyên tử đã quá cũ và thứ hai
là họ không tin tưởng công ty Entergy. Theo họ thì khi các thanh
tra đã vừa phanh phui chuyện nhân viên công ty Entergy che dấu
việc rò rỉ chất tritium - chất này có thể gây ra ung thư.
Chưa kể các Thượng Nghị Sĩ tiểu bang lo lắng là nếu Entergy
cắt một phần công ty, tách rời bộ phận này chỉ để điều
khiển lò nguyên tử cũ này thì cả tỉ dollars sẽ ra sao?
Và theo các nhà lập pháp tiểu bang Vermont thì lại mong muốn là
bang họ nên tìm kiếm năng lượng qua những nguồn khác như
gió, mặt trời. Trong khi đó thì người phát ngôn của công ty
Entergy xác định là lò nguyên tử Vermont Yankee rất an toàn là
tin cậy, hoàn toàn ngược lại với ngành lập pháp quan ngại.
Và nếu như lịch trình hiện nay nếu Thượng Viện tiếp tục
giữ ý kiến của mình thì nhà máy này sẽ đóng cửa vĩnh
viễn tháng 3 năm 2012. Nhà máy đã sản xuất một phần ba tổng
số điện và được coi là nguồn rẻ nhất từ trước đến
giờ cho bang Vermont.
Việc thay thế một số lượng lớn nguồn điện như nhà máy
nguyên tử Vermont Yankee trong vòng hai năm tới là một chuyện
không tưởng. Có thể nói là bang Vermont sẽ phải mua một số
điện lớn từ bang New England bên cạnh. Và nguồn điện của
bang New England chạy bằng than đá, điều trớ trêu là than đá
lại là nguồn tệ hại nhất tạo ra chất carbon làm nóng địa
cầu. Chưa kể Vermont sẽ phải trả một giá rất đắt để mua
điện trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái hiện nay. Gần như
quyết định của Thượng Viện chỉ là phản ứng chính trị
để hài lòng người dân khi nghi ngờ công ty Entergy che dấu rò
rỉ chất tritium chứ không phải là một quyết định về kinh
tế.
Đây là một quyết định quan trọng không cứ chỉ tại Vermont
mà nó ảnh hưởng về kinh tế và đầu tư cho các bang "chống
nguyên tử" (anti-nuclear) ở Đông Bắc và các bang dọc bờ biển
phía tây Thái Bình Dương. Với không có sự hậu thuẫn của
các viên chức tiểu bang thì gần như các công ty tư nhân sẽ
phải rời bỏ đầu tư ở các vùng này để "Nam tiến" tới
các tiểu bang ở Đông Nam, Tây Nam và Trung Tây (Southeast,
Southwest và Midwest) nước Mỹ, nơi mà đầu tư của họ được
chào đón và chấp nhận dễ dàng hơn.
Chưa kể một điều mà nhiều người không để ý vì thông tin
rất hạn chế đó là bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đang hậu thuẫn
xây cất nhà máy lò nguyên tử mới cho họ. Đơn giản là quân
đội Hoa Kỳ không thể chấp nhận tình trạng mất điện bất
ngờ. Hiện nay tất cả nguồn điện của các căn cứ quân sự
hiện nay được cung cấp qua các mạng lưới điện đại chúng
và được hỗ trợ bởi nguồn điện khẩn cấp có tại các
căn cứ quân sự này.
Với nhu cầu ngày càng gia tăng bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đang
khẩn cấp gia tăng nguồn điện thường trực cho chính họ. Đa
số các nghiên cứu được dồn vào các nguồn điện "khác" và
kỹ thuật bình điện (battery technologies). Đây là một lãnh
vực nghiên cứu khoa học rộng lớn, từ "superconductors" (1) cho
đến nhà máy cung cấp nhiệt lượng từ mặt trời (thermal solar
plants) theo đó nhiệt lượng được cung cấp do việc tạo sức
nóng mặt trời đến các tháp nước.
Hiện nay bộ Quốc Phòng đang chú tâm đến các nhà máy nguyên
tử nhỏ (mini-nukes) theo đó họ sẽ xây dựng các nhà phát
điện cỡ trung và nhỏ mô đun (modular) tùy theo nhu cầu của
các căn cứ rất tiện lợi trong việc vận chuyển. Các quyết
định cho việc này sẽ xẩy ra vào tháng 6 năm nay và bộ Quốc
Phòng sẽ từ đó chú tâm vào vào kỹ thuật nào sẽ là năng
lượng tương lai cho quân đội Hoa Kỳ.
Bộ Quốc Phòng có nhiều ưu điểm hơn tư nhân hay các tiểu
bang khi xây cất các lò nguyên tử vì họ không phụ thuộc vào
các yếu tố bên ngoài như ảnh hưởng chính trị tại địa
phương hay các kiểm soát của tiểu bang và liên bang. Ngoài ra
họ cũng không bị chi phối bởi sự lên xuống của thị
trường kinh tế, lãi xuất hay nguồn vốn (một khi họ đã có
các quỹ được chấp thuận bới Quốc Hội). Yếu tố đặc
biệt là bộ Quốc Phòng bao giờ cũng có nguồn nhiên vật liệu
tối cần thiết để xây dựng cộng với các kỹ thuật mới
về năng lượng và nguồn nhân lực tối cần thiết cho kỹ
thuật cao này.
Hai đơn vị được chú ý hiện nay là công trường Vogtle tại
bang Georgia và nhà máy Virgil C. Summer Nuclear Generating station tại
bang South Carolina. Đây là những nhà máy mới nhất do tư nhân
xây cất sau 30 năm không xây cất bất kỳ nhà máy nguyên tử
nào tại Hoa Kỳ. Đây là những lò nguyên tử vĩ đại với
Vogtle sản xuất khoảng 2,300 megawatts và tốn khoảng $14 tỉ
dollars để xây cất. Vogtle sẽ được bắt đầu hoạt động
năm 2016. Virgil C. Summer Nuclear Generating Station hoạt động từ
năm 2001 với gần 80% khả năng cung cấp, tính ra khoảng 6.76
billion kilowatt-giờ và năm 2007 nhà máy đã sản xuất lên tới
8.48 tỉ kilowatt-giờ. Năm 2008 South Carolina Electric & Gas xin phép
xây cất Đơn vị 2 và 3 để xây hai 1,100 MW AP1000 "pressurized
water reactors", tốn khoảng $9.8 tỉ dollars và 1.2 tỉ dollars cho
"transmission facility". Hai đơn vị này sẽ hoạt động vào năm
2016 và 2019. Nếu Vogtle và Virgil C. Summer Nuclear Generating station
thành công như dự đoán thì kỹ nghệ nguyên tử sẽ được
chú ý đáng kể bới bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Các kiểu mẫu nhà
máy nguyên tử nhỏ (mini-nukes) sẽ trở nên thịnh hành và
được chú tâm bởi các nhóm đầu tư mạo hiểm (VC - Venture
Capital)
Từ việc Thượng Viện của bang Vermont từ chối gia hạn lò
nguyên tử Vermont Yankee cho đến ảnh hưởng trong các quyết
định về năng lượng của Tổng Thống Obama và nghiên cứu
của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thì kỹ nghệ nguyên tử đang có cơ
hội phục hồi sau gần 30 năm quên lãng. Nếu các kiểu mẫu
nhà máy nguyên tử chứng minh là thành công thì đây là một
lãnh vực đầu tư mà chúng ta nên phải chú ý khi nó hãy trong
thời kỳ bắt đầu và vốn chưa đáng kể.
(1) <a href="http://www.superconductors.org/"></a>
****************************************
<em><strong>Note:</strong>
Gửi tới các bạn tại Dân Luận,
Bài cho vài tuần tới sẽ tùy thuộc vào các bạn tại ban kỹ
thuật. Tôi sẽ gởi tới nếu Web site hoạt động bình thường.
Nếu không thì chắc tạm nghỉ vacation một vài tuần
Have a good weekend và cám ơn các bạn trong ban kỹ thuật và bạn
Huân đã không mệt mỏi trong thời gian qua để tiếp tục giữ
vững tờ báo điện tử này.
Thân,
MM</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4356), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét