Thăng Long - Tương lai tươi sáng của Việt Nam!

<div class="special_quote"><strong><a href="http://danluan.org/node/4275">Vũ
Đình Tiêu viết:</a></strong>

Thưa ông Hoàng Tiến, Việt Nam đang bị lân bang dòm ngó, thác
Bản Giốc nay đã mất đi, dân chúng không được mưu sinh trên
phần biển cha ông để lại. Vậy thì việc đổi tên như ông
đề nghị phỏng có ích gì?</div>

TÊN - đó là cả một tâm tình, một hoài niệm, môt dấu yêu
quen thuộc nào đó kể cả mong muốn những gì tốt đẹp nhất
mà ta mong ước cho ta, cho thế hệ con cháu, xa hơn và quan trọng
hơn là cho đất nước, vì lẽ đó chúng ta không nên xem nhẹ
một cái tên - nhất là TÊN ĐẤT NƯỚC, TÊN THỦ ĐÔ. TÊN - do
vậy thuộc về lĩnh vực duy tình, duy cảm, duy mỹ, duy tâm, vì
lẽ đó người viết bài này xin được nhìn nhận việc đổi
tên hay không đổi tên Thủ Đô Hà Nội dưới góc nhìn không
chen duy lý vào.

Cách diễn giải hai cái tên: Thăng Long và Hà Nội như sau có
thể đa số mọi người đều chấp nhận được :

Thăng Long: Nơi vùng đất có rồng bay lên.
Hà Nội: Nơi vùng đất phía trong có sông ngòi bao bọc bên
ngoài.

Chúng ta sẽ cùng nhau đi từ nhỏ đến lớn, từ trong gia đình
rồi đến xã hội, từ đơn giản đến phức tạp, để cùng
xét cái tên quan trọng thế nào để rồi hãy kết luận nên hay
không khi quyết định đổi tên Thủ đô Hà Nội và từ việc
này có thể sẽ mang lại những thay đổi quan trọng hơn mang
tính bản chất?

<strong>1. Gia đình </strong>:

Tôi không dám lạm bàn đến những cái tên thời xưa vì không
rành lịch sử và càng không biết nhiều chữ Hán - Việt, chỉ
nói theo suy nghĩ chủ quan của mình, nếu có gì sai lệch, mong
mọi người chỉ dạy.

Khi ta sinh ra, tuyệt đại đa số cha mẹ ta luôn đặt cho mỗi
chúng ta một cái tên mang một ý nghĩa nào đó mà cha mẹ ta mong
muốn, và cũng tuyệt đại đa số chúng ta đều mang cái tên
tạm gọi là "đẹp" và ta luôn nhớ ơn cha mẹ đã đặt cho ta
cái tên đó. Bên cạnh đó, không phải không có những người
làm cha, làm mẹ lại đặt cho ta một cái tên đôi khi buồn
cười, ngộ nghĩnh, đôi khi lại mang tâm trạng phẫn uất, ưu
phiền, ngang trái, tuyệt vọng, hận thù, bế tắc v.v... Cái tên
có thể là niềm hy vọng, niểm vui cũng có khi là nỗi thất
vọng, bi quan, chán nản lại có khi có những cái tên được
đặt một cách "ngẫu hứng" để giải quyết việc gì đó ta
đang... bí hoặc đang... bực, có thể nói rất nhiều cung bậc
cảm xúc quanh mỗi cái tên con người bình thường nhất mà
chúng ta có thể thấy đây đó quanh ta: Nguyễn Trường Hận,
Trương Siêu Thông Minh, Vũ Lang Thang, Cao Thị Chót Vót, Phan Thị
Dữ Lắm, Mai Phạt Sáu Ngàn Rưỡi, Dương Thị Ly Tan, Lý Thị
Xin Thôi, Lê Bội Phản v.v... Chính người viết bài này có một
người bạn thời sinh viên tên là Nguyễn Văn Leo - cả hội
trường cười rộ khi giám thị xướng tên khiến bạn tôi đỏ
cả mặt sau mới quen dần (may mà chưa phải là cái tên "ghê
gớm" như những cái tên đã dẫn. Thời đó chúng tôi học
những năm đại cương trong giảng đường có thể khoảng trên
100 sinh viên/môn học).

Những cái tên này ám ảnh và ảnh hưởng đến cuộc sống
của chúng ta như thế nào thì đã quá rõ: từ học hành, làm
việc, kết bạn, hôn nhân v.v... thậm chí nó có thể biến một
con người trở nên thiếu tự tin và trở thành trò cười trong
mắt bạn bè, đồng nghiệp, nó có thể vùi dập thân phận
của ta trở nên bi đát và bế tắc nếu như ta không tìm cách
thay đổi. Những bậc cha mẹ mà đặt cho con mình cái tên "oái
oăm" như thế sẽ nghĩ gì khi con mình lớn dần và chịu biết
bao thiệt thòi, khổ ải, mặc cảm tự ti, thất bại v.v...?
Những người cha mẹ đó thật đáng trách dù cho họ có biện
minh về suy nghĩ nông cạn, hời hợt hay vì phút chốc bốc
đồng, phẫn hận gì chăng nữa thì họ không có quyền hành
xử thiếu chín chắn và vô trách nhiệm như vậy bởi lẽ họ
đã để lại cả một di chứng nặng nề cho ta (xem đường link
cuối bài).

Càng đáng trách hơn, nếu như những người mang những cái tên
đầy "hỉ, nộ, ái, ố" đó không chịu tự mình thay đổi. Ta
sẽ không tìm được điều tốt đẹp hơn nếu ta không chịu
thay đổi. Đừng tự ngược đãi mình nếu như mình không đáng
bị ngược đãi. Đừng tự bịt chặt lối ra của mình mà hãy
tự cho mình một cơ hội. May mắn thay! hầu như những ai mang
cái tên nghe "kỳ quặc" đó đã không tự ngược đãi mình mà
họ đã tìm đến cơ quan công quyền để giải quyết và nhiều
phận đời đã đổi thay tốt đẹp hơn sau khi thay tên đổi
họ.

Bên cạnh những người cha mẹ đặt tên con tắc trách như
thế, cũng có những người cha mẹ lại đặt tên ở nhà để
gọi trìu mến hoặc để "thánh thần không bắt con mình vì tên
đẹp" mà có thể dẫn ra như: Cu Tí, Cu Tèo, cái Tủn, Cu Cồ,
Bé Gấu, Heo mọi, Heo con (không dám dẫn những cái tên kinh dị
khác mà mọi người đều có thể bắt gặp đây đó, đặc
biệt về miền Tây thì... khủng!) v.v... Đúng, có thể dễ
thương thật khi đứa bé mũm mĩm, xinh xắn, chắc nụi, đen
giòn, trắng hồng v.v... nhưng khi đứa trẻ đã lớn thành thanh
niên thiếu nữ thì biết bao phiền toái xảy ra khi bố mẹ
chúng cứ quen miện không sửa được, chính người viết bài
này đã thấy môt cô gái 20 tuổi đỏ mặt thế nào khi mẹ cô
cứ theo thói quen gọi:"Tủn ơi! ra rót nước giúp mẹ!". Ta
thấy sao khi cậu thanh niên cường tráng, mạnh khỏe, thông minh
khi đưa người yêu về nhà mà mẹ cứ gọi là "Heo mọi" hay "Cu
Cồ" (!) Ta cũng phải phì cười và ái ngại cho ậu thanh niên
ấy, tất nhiên phải thay đổi thôi! Con nó lớn rồi!

Lan man chuyện tên riêng để chia sẻ với độc giả về cái
quan trọng hơn. Tên Quốc gia, tên Thủ đô.

<strong>2. Đất nước</strong>:

Tên một con người thì đổi hay không là ở chính người đó.
Tên của quốc gia, hay Thủ Đô thì không phải dễ. Nếu như
ngày xưa, thời phong kiến, người dân gặp Minh Quân thì nhờ,
gặp hôn Quân thì chịu, các tướng ỉĩnh, phe phái cứ tranh
giành đánh đấm để cho ra một vương triều mới, còn đối
với người dân thì cái tên của quốc gia, Thủ đô là việc
của ... ông Vua! Người dân không cần và cũng chẳng được
phép can dự. Vua gọi sao thì dân gọi nấy. Chấp nhận. Xấu
đẹp, hay dở, đổi hay không thì cũng tùy... vua.

Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có nguồn gốc hình thành khác nhau.
Lần theo lịch sử nước nhà, ta thấy đất nước Việt Nam ta
trải qua mấy ngàn năm hầu như trong ly loạn, đánh đấm triền
miên từ trong nội bộ dòng tộc vua chúa, phe phái v.v... cho
đến các nước lân bang. Từ những tên gọi ban đầu của
nước ta : Văn Lang, Âu Lạc, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Nam
Việt v.v... rồi mới có Việt Nam sau này. Lịch sử Việt Nam
trải dài mấy ngàn năm (mà bốn ngàn năm còn đang được các
sử gia và các nhà khoa học tranh cãi)chưa ai biết rõ, chỉ có
thể tạm biết tương đối từ khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa và
lên ngôi khoảng năm 40 - 43 SCN là được biết đến như lịch
sử rõ nhất.

Từ đó cho đến khi triều đại phong kiến cuối cùng của
Việt Nam là nhà Nguyễn diệt vong, có thể nói các triều đại
trong lịch sử Việt Nam thì đời nhà Lý được nhắc đến
trong lịch sử là thời đại an lành và khá bình yên nhất
đặc biệt từ vua Lý thái Tổ đến vua Lý Anh Tông, đó cũng
là thời thịnh trị được nhân dân nhắc đến với tấm lòng
biết ơn bời đó là thời kỳ đức trị và pháp trị được
sử dụng nhuần nhuyễn trong việc điều hành đất nước cho
đến đối ngoại.

Truyền thuyết về Thăng Long có lẽ chẳng cần nhắc lại,
chính tâm linh và tín ngưỡng của Vua Lý Thái Tổ mà đất
nước Việt Nam mới có một Thăng Long thịnh trị thời bấy
giờ với 216 năm tồn tại vương triều họ Lý. Một trong
những điểm cần nhấn mạnh là việc sùng đạo Phật có tác
động lớn đến trị quốc của các vị vua, đặc biệt vua Lý
Thái Tổ đã đặt nền móng cho cái tên Thăng Long.

Sự oanh liệt trong chống ngoại xâm từ Ngô Quyền cho đến
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ v.v... là không chối bỏ,
nhưng đời nhà Lý là đời mà người dân có thể được gần
như trọn vẹn ý nghĩa bình thường nhất : dân giàu, nước
mạnh. <strong>Đó có phải nhờ biểu tượng "Rồng bay lên" mà
vua Lý Thái Tổ đã mơ thấy?</strong>

Hà Nội có từ thời nhà Nguyễn - vua Minh Mạng tiếp nối vua
Gia Long. Những công lao, lợi ích quốc gia, dân tộc do triều
Nguyễn mang lại cho dân tộc Việt Nam là không thể chối bỏ,
tuy nhiên cũng dưới triều đại nhà Nguyễn, những trả thù cá
nhân quá khủng khiếp (nếu lịch sử ghi lại là sự thật)bắt
đầu từ vua Gia Long đối với Vua Quang Trung và các tướng lĩnh
như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu v.v....

<strong>Một khởi đầu tốt đẹp (sau khi Vua Gia Long đã chiến
thắng)nên được xóa bỏ hận thù để vì tương lai quốc gia,
dân tộc bao giờ cũng thuận lòng trời và hợp lòng dân
hơn</strong>.

Vậy thì nói rất dân gian mà người ta hay dùng từ "cái huôn".
Chính "cái huôn" Hà Nội đã tạo ra từ vua <a
href="http://vi.wikipedia.org/wiki/Minh_M%E1%BA%A1ng"> Minh Mạng</a>, mà
dân tộc Việt Nam có vẻ ngày càng ly tán, nhỏ nhặt, kèn cựa,
đố kỵ mà khổ nỗi lại là "Vua đố kỵ với quan", "Lớn kèn
cựa nhỏ" mới ác!

"Vua Minh Mạng hầu như sùng đạo Khổng Mạnh, không đặt
nặng Phật giáo, lại có tính cá nhân (căm ghét tả quân Lê
văn Duyệt)Vua Minh Mạng và Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832)
vốn có nhiều hiềm khích và tư thù. Dù không ưa Lê Văn Duyệt
nhưng ông không dám làm gì, do công lao và uy quyền quá lớn
của Lê Văn Duyệt với triều đình.

Năm 1833, Lê Văn Duyệt qua đời, con nuôi là Lê Văn Khôi (? –
1834) nổi loạn chiếm thành Phiên An (tức thành Gia Định), Minh
Mạng trong khi đánh dẹp cuộc nổi dậy này vẫn thường ban
trách Lê Văn Duyệt.

Năm 1835, sau khi dẹp xong cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi, Minh Mạng
bèn làm án Tả quân, giao cho nhóm nội các là Hà Quyền, Nguyễn
Tri Phương và Hoàng Quýnh nghị tội Tả quân có sáu điều, có
bảy tội phải chém, hai tội phải thắt cổ, một tội phải
sung quân. Bản án quyết định truy đoạt quan chức, phá bỏ
quan quách giết thây. Mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định bị cuốc
bằng và bị xiềng xích, phía trên khắc đá dựng bia ở trên
viết to mấy chữ: <strong>Đây chỗ tên lại cái lộng quyền Lê
Văn Duyệt chịu phép nước;</strong> các ngôi mộ cha mẹ của
Lê Văn Duyệt bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia. (nguồn
wikipedia)"

Bỉ ổi và đê tiện đến như thế thì còn gì để nói (!)
Hành vi này làm ta không thể nào nghĩ rằng đó là hành vi của
môt quân vương (!!!)

Thịnh suy của một triều đại, một chế độ có lẽ bắt
đầu từ người chủ mới của đất nước?

Viết đến đây, ta có thể suy ngẫm về ngày 30 tháng 4 năm
1975. Nếu sau chiến thắng mà "Cộng sản" không trả thù "Cộng
hòa" thì :

- Biết đâu Võ văn Kiệt không nói: ngày 30 tháng 4 năm 75 có
triệu người vui cũng có triệu người buồn.
- Biết đâu không có "thế lực thù địch".?
- Biết đâu không có "hận thù triền miên"?
- Biết đâu không cần phải có "khúc ruột ngàn dặm"?
- Biết đâu không có kỳ thị "Bắc - Nam"?
- Biết đâu không có "cuộc chiến tháng 2/1979"?
- Biết đâu Việt Nam đã được gọi là "Con rồng Chấu Á"?
- Biết đâu Việt Nam đã là nơi mà học sinh, sinh viên các
nước kéo đến để du học?

và còn rất nhiều cái biết đâu khác.

<strong>3. Kết</strong> :

Một cái tên quốc gia khi được đặt gọi là "Quốc hiệu"
phải được xem xét nghiêm túc thuận "ý Trời" và hợp lòng
dân, Quốc hiệu còn phải đẹp và có ý hướng phát triển cho
tương lai thế hệ mai sau.

Tóm lại, người viết bài này đồng tình nên đổi tên Hà
Nội trở lại thành Thăng Long vì các kết luận sau:

1. Thời nhà Lý - mà Vua Lý Thái Tổ đặt nền móng - đạt
được "đân giàu, nước mạnh", đạo đức được vun bồi.
"Cái huôn" quá tốt

2. Là Triều đại thứ hai trị vì lâu nhất trong lịch sử phong
kiến VN (216 năm) tính sau nhà Lê (gồm cả Tiền và hậu Lê).

3. Tâm hồn thanh cao, thiện tâm và từ bi của vua Lý Thái Tổ
được người đời nhắc nhở bao nhiêu thì vua Gia Long (người
đặt nền móng cho nhà Nguyễn) và nhất là vua Minh Mạng trái
ngược bấy nhiêu, có thể nói không quá theo từ ngữ ngày nay -
quá tiểu nhân (trong việc trả thù mà không nhớ ra mình là
một Nhà vua)! Cái "huôn" quá xấu.

4. Vua Gia Long theo Trung Quốc ngay từ khi chiến thắng và Vua Minh
Mạng tiếp nối và sùng đạo Khổng Mạnh (của Trung Quốc).

5. "Cái huôn" của vua Gia Long và vua Minh Mạng có thể bị ám
trong cái "Hà Nội" không? Người viết bài này không dám phạm
úy, vì dù sao cũng là các vì Tiên đế của Việt Nam, nhưng
viết đến đây ta lại dễ liên tưởng đến bộ phim "The Mummy"
(!) (?) (do Lý Liên Kiệt thủ vai chính). Có thể nào một cái gì
đó ... giống giống nội dung bộ phim không? Chúng ta cùng suy
ngẫm vậy!

6. Chính cái tên Hà Nội "bị ma ám" này về mặt ý nghĩa bị
giam hãm trong các con sông, làm sao ra "BIỂN LỚN" - Câu cửa
miệng của thời vừa gia nhập WTO. Về tâm linh, ta hoàn toàn có
thể nói chính tính cách tiểu nhân của vua Gia Long, vua Minh
Mạng mà "truyền" hoặc "ám" vào các vị chức sắc cao nhất
ngày nay không? bằng chứng thô bỉ nhất mà ai cũng biết việc
phế truất và trả thù Võ Đại Tướng khi "phong" ông làm Chủ
nhiệm "Ủy Ban kế hoạch hóa gia đình" là minh chứng không thể
chối cãi! hay cái chết của Lưu Quang Vũ vẫn còn là dấu hỏi
lớn! và còn nhiều cái chết bí ẩn khác mà cho đến nay chưa
giải đáp được (Thượng Tướng Chu văn Tấn v.v...) hoặc giam
lỏng cho đến chết (Nguyễn Hộ) và còn biết bao bi kịch cho
dân tộc Việt Nam mà e rằng không thể trình bày hết được.

7. Hà Nội - bị giam hãm giữa các con sông. Thăng Long - Rồng bay
lên trời xanh. Hai cái tên, hai ý nghĩa xấu, tốt quá rõ.

Chúng ta hãy cùng nhau tranh luận và phản biện đi, chỉ mong vì
tương lai dân tộc, giống nòi Việt Nam.

<em>Kỳ sau:</em> Ảnh hưởng tên Thủ đô (của Việt Nam) và các
mối quan hệ đối ngoại, đối nội)

Nguyễn Ngọc

_________________

http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/05/3B9F5D86/
http://dantri.com.vn/c20/s20-129495/kho-vi-nhung-cai-ten-ky-quac.htm
http://khoancatbetong.net/diendan/forum_posts.asp?TID=779


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(http://danluan.org/node/4287), một số đường liên kết và hình
ảnh có thể sai lệch. Mời độc giả ghé thăm Dân Luận để
xem bài viết hoàn chỉnh. Dân Luận có thể bị chặn tường
lửa ở Việt Nam, xin đọc hướng dẫn cách vượt tường lửa
tại đây (http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét