'Việt Nam sẽ sửa luật hình sự vì nhân quyền?'

<div class="boxcenter500"><img
src="http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/200/amz/worldservice/live/assets/images/2014/11/30/141130194739_toa_an_vietnam_512x288_baomoi.com.jpg"
width="512"><div class="textholder">VN sắp sửa đổi tổng thể hệ
thống luật pháp và các quy định có liên quan nhân quyền, theo
chuyên gia.</div></div>
Để phù hợp hơn với Hiến pháp sửa đổi và các công ước
quốc tế mà nhà nước đã và mới ký kết trong thời gian gần
đây, Việt Nam đang cân nhắc sửa đổi các quy định luật
pháp liên quan nhân quyền, trong đó không chỉ cân nhắc các
điều như 88, 79 và 258 trong Bộ luật Hình sự, theo một nhà
nghiên cứu luật học và nhân quyền ở trong nước.

Bộ luật Hình sự hiện hành của Việt Nam có ít nhất ba
điều luật lâu nay bị dư luận cho là có dấu hiệu 'hạn
chế, vi phạm' nhân quyền trong nước, trong đó điều 258 phạt
tội 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ' xâm phạm 'lợi ích
của nhà nước', điều 88 phạt tội 'tuyên truyền chống nhà
nước XHCN' và điều 79 phạt tội 'hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân'.

Trước hết, trao đổi với BBC Việt ngữ hôm 30/11/2014 từ Hà
Nội, Giáo sư <a href="http://bbc.in/129Zd5b" > Nguyễn Đăng Dung</a>,
chuyên gia luật hiến pháp và nhân quyền từ Đại học Quốc
gia Hà Nội nói về điều mà ông cho là có 'nhiều điểm tốt'
trong Hiến pháp sửa đổi phiên bản 2013.

Ông nói: "Nói chung Hiến pháp 2013 của Việt Nam, dưới góc độ
một nhà nghiên cứu và giảng dạy về Hiến pháp, tôi thấy nó
có nhiều điểm tốt. Một trong những điểm tốt đó là quy
định rõ hơn về quyền con người.

"Trong Hiến pháp, một chương rất lớn, với số lượng các
điều rất lớn, ngoài chương này ra, tinh thần của cả Hiến
pháp cũng là bảo vệ nhân quyền. Đấy là kiểm soát quyền
lực nhà nước, đấy là phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa ba
quyền.

"Lập pháp do Quốc hội, hành pháp do Chính phủ và nhất là
quyền tư pháp ngày nay xác định rõ là Tòa án, và Tòa án có
nhiệm vụ trước tiên là bảo vệ công lý và bảo vệ quyền
con người trước những thứ bảo vệ khác như trước đây."

<h2 >'Đang cân nhắc trên bàn'</h2>

Về khả năng có sửa đổi hay không các điều luật liên quan,
ảnh hưởng tới nhân quyền trong đó các điều 88, 79 và 258
của Bộ luật Hình sự, Giáo sư Dung nói:

"Trên tinh thần đó, còn có nhiều quy định khác như suy đoán
vô tội, hay tranh tụng quyền có luật sư của bị can, bị cáo.

"Tất cả những điều đó và nhất là Việt Nam kỳ vừa rồi
lại phê chuẩn Công ước chống tra tấn, cho nên có thể nói
rằng việc triển khai Hiến pháp này cũng như các điều khoản
của Công ước vừa được phê chuẩn, nó rất gắn liền với
việc sửa đổi Bộ luật Tố tụng Hình sự và Bộ luật Hình
sự. Và Bộ luật Hình sự và Tố tụng Hình sự hiện nay đang
trên đà cân nhắc những điều khoản nói trên...

"Hiện nay Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự
đang trên bàn để sửa đổi, đương nhiên theo quan điểm của
tôi thì nó phải tính toán lại tất cả các điều khoản,
không riêng gì ba điều khoản đó và những điều khoản khác
để đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực bắt giam, tha...


<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Xâm hại tới quyền lợi
của quốc gia - đúng là điều này nhiều người có quan niệm
như vậy, chứ không riêng gì ai cả. Nhiều người, trong đó có
cả tôi, nghĩ rằng đối tượng, cũng như hậu quả nhãn tiền
của nó là không rõ, thế thành thử là phải tính toán lại<img
class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br class="quoteclear"></div><div
class="quoteauthor">» GS. Nguyễn Đăng Dung</div></div>

"Những người trong tù bản thân họ vẫn có quyền con người
mặc dù họ bị giam giữ, bị tước tự do nhưng mà vẫn còn,
thành ra phải tính toán đến. Tôi nghĩ là phải tính toán một
cách đại cục chứ không riêng gì ba điều ấy đâu."

Trước câu hỏi liệu các điều 88, 79 và 258 của Bộ luật
Hình sự của Việt Nam có mâu thuẫn hay không với các Công
ước và pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết
như một thành viên, Giáo sư Dung đáp:

"Nói chung so với Công ước Quốc tế, tất cả, không riêng gì
ba điều đâu, mà tất cả cũng có những cái mâu thuẫn, có
những cái thì phù hợp. Vì vậy đang ở trên bàn để tính
toán một cách thận trọng, toàn thể."

Khi được hỏi liệu riêng điều 258 của Bộ luật Hình sự
(về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi
ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
công dân), có 'bất hợp lý' như một số ý kiến trong dư luận
đặt ra, hay không, nhà nghiên cứu nói:

"Xâm hại tới quyền lợi của quốc gia - đúng là điều này
nhiều người có quan niệm như vậy, chứ không riêng gì ai cả.
Nhiều người, trong đó có cả tôi, nghĩ rằng đối tượng,
cũng như hậu quả nhãn tiền của nó là không rõ, thế thành
thử là phải tính toán lại."

<h2 >'Quốc hội ra quyết định'</h2>

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Trước mắt, chỉ có duy
nhất một cánh cửa, đó là Đảng Cộng sản VN có thể đưa ra
một chỉ thị nào đấy, mang tính chất nội bộ với các thẩm
phán, các nhân viên ngành tư pháp ở VN, là tạm ngừng áp dụng
ba điều luật này (88, 79 và 258) trên thực tế, trong khi chờ
Quốc hội sửa đổi<img class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br
class="quoteclear"></div><div class="quoteauthor">» Luật sư Trịnh Hữu
Long</div></div>

Trước câu hỏi liệu ba điều luật nói trên của Bộ luật
Hình sự Việt Nam có ảnh hưởng gì tới tình trạng nhân
quyền ở Việt Nam hiện nay hay không, Giáo sư <a
href="http://bbc.in/129Zd5b" > Nguyễn Đăng Dung</a> đáp:

"Đương nhiên nó cũng có ảnh hưởng, nhưng tôi nghĩ rằng là
tất cả nằm trên bàn để sửa đổi. Việc sửa đổi này
không nằm riêng về từng điều một, ba điều đó.

"Nó có tất cả nội dung của Bộ luật Tố tụng Hình sự, thì
bây giờ việc tranh tụng bây giờ chúng ta (Việt Nam) phải tính
lại, muốn tranh tụng phải có quyền của luật sư, của bị
can, bị cáo, quyền của phía buộc tội phải cân bằng nhau,
chứ không có nghiêng về bên nào cả.

"Trong trường hợp như thế, anh Thẩm phán làm sao phải đứng
giữa các chứng cứ mà các bên đưa ra, cho nên mà nếu tính
toán lại Bộ luật Tố tụng Hình sự và (Bộ luật) Hình sự,
người ta đang tính toán lại một cách toàn cục."

Có ý kiến cho rằng trong vài năm trở lại đây, chính quyền
Việt Nam có vẻ thiên sử dụng điều 258 hơn so với các điều
88 và 79, khi tiến hành bắt giữ các nhà hoạt động nhân
quyền và dân chủ hóa ôn hòa ở trong nước.

Khi được hỏi, có cách nào về mặt nguyên tắc, có thể giúp
hạn chế, kiểm soát, vô hiệu hóa tác động lên cộng đồng,
xã hội, nếu một điều luật hiện hành được cho là 'bất
hợp lý, không phù hợp', chuyên gia nói:

"Nó đang có hiệu lực, vẫn chưa có cơ chế nào để hạn chế
ngay được, chưa có một cơ chế nào như thế. Trong trường
hợp muốn như thế, thì chỉ có quyết định của Quốc hội
thôi, không có ai quyết định được."

<h2 >'Nhưng có hai cách làm?'</h2>

Hôm Chủ Nhật, Luật sư Trịnh Hữu Long, một nhà hoạt động
luật pháp trong lĩnh vực quyền con người, bình luận về ý
kiến của Giáo sư Dung trong việc xử lý các điều luật
được cho là 'không phù hợp' nhưng vẫn còn hiệu lực.

Dẫn kinh nghiệm ngay trong khu vực Đông Nam Á, từ Thái Lan,
luật sư Long nói với BBC:

"Giả sử như ở Philippines chẳng hạn, họ vẫn còn duy trì án
tử hình, có một số điều luật trong Bộ luật Hình sự của
Philippines là vẫn còn duy trì án tử hình, thế nhưng những
Thẩm phán ở Philippines họ duy trì một quan điểm là họ không
áp dụng án tử hình nữa, họ sẽ không xét xử bất kỳ một
vụ án nào mà tuyên án tử hình nữa.

"Vì thế cho nên Philippines tiếng là vẫn còn những điều luật
có thể kết tội người ta vào án tử hình, thế nhưng trên
thực tế, những điều luật ấy không còn giá trị nữa. Nhưng
để áp dụng những điều ấy vào Việt Nam thì nó yêu cầu
các Thẩm phán Việt Nam thứ nhất là phải tư duy rất độc
lập, thứ hai là những lợi ích của họ cũng phải rất độc
lập.

"Tuy nhiên ở Việt Nam, các Thẩm phán thường phải chịu sự
ràng buộc rất lớn vào những hệ thống lợi ích của Đảng
Cộng sản Việt Nam và của Nhà nước Việt Nam, và tiếng nói
của họ cũng chưa bao giờ độc lập cả, cho nên tôi nghĩ
những giải pháp rất khó ở Việt Nam.

"Và trong thời gian trước mắt, chỉ có duy nhất một cánh
cửa, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam có thể đưa ra một
chỉ thị nào đấy, mang tính chất nội bộ với các Thẩm
phán, các nhân viên ngành tư pháp ở Việt Nam, là tạm ngừng
áp dụng ba điều luật này (88, 79 và 258) trên thực tế, trong
khi chờ Quốc hội sửa đổi.

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Tôi nghĩ đây là một
bước đàn áp tiếp theo của chính quyền Việt Nam đối với
giới blogger. Giáo sư Hồng Lê Thọ (trong ảnh) là một người
VN sống ở Nhật, về định cư tại VN, sau khi ông về hưu<img
class="quoright" src="/misc/quoright.png"/> <br class="quoteclear"></div><div
class="quoteauthor">» Tiến sỹ Nguyễn Quang A</div></div>

"Năm tới, Quốc hội (Việt Nam) sẽ tiến hành thảo luận và
sửa đổi Bộ luật Hình sự, thì đấy cũng là một cánh cửa
tiếp theo của chúng ta và nó sẽ mất thời gian hơn một chút.
Tôi nghĩ rằng hiện tại chỉ có hai khả năng đấy là có thể
giúp cho ba điều luật này tạm thời vô hiệu hóa mà thôi,"
Luật sư Long nói với BBC.

<h2 >'Bước đàn áp tiếp theo?'</h2>

Hôm Chủ nhật, 30/11, an ninh Việt Nam vừa thông báo bắt giữ
thêm một blogger trong nước từng là Việt kiều ở Nhật Bản,
ông Hồng Lê Thọ, chủ blog 'Người lót gạch' với cáo buộc vi
phạm điều 258 của Bộ luật Hình sự.

Bình luận về sự kiện này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói với
BBC:

"Tôi nghĩ đây là một bước đàn áp tiếp theo của chính
quyền Việt Nam đối với giới blogger. Giáo sư Hồng Lê Thọ
là một người Việt Nam sống ở Nhật, về định cư tại
Việt Nam, sau khi ông về hưu.

"Ông ấy làm một trang điểm tin cũng gần tương tự như trang
"Anh Ba Sàm", chủ yếu lấy tin từ các báo này, rồi các trang
kia, và thỉnh thoảng cũng viết một vài lời bình luận. Và
việc viện dẫn vào điều 258, để vu cho ông ấy những tội
như thế, thì tôi nghĩ đây là một sự vi phạm quyền con
người trắng trợn tiếp theo của chính quyền Việt Nam."

Còn blogger Phạm Viết Đào, người vừa mới ra tù cách đây
không lâu, sau khi bị bắt giam và bỏ tù cũng vì vi phạm điều
258, thì bình luận về diễn biến này với BBC:

<div class="boxright200"><div class="quotebody"><div class="quoteopen"><img
class="quoleft" src="/misc/quoleft.png"/></div>Cái điều luật ấy nó
rất lỏng, rất chung chung, nhưng cũng rất là chặt, có nghĩa
là người ta có thể muốn bắt bất cứ người nào, người ta
cũng có thể quy cho điều ấy<img class="quoright"
src="/misc/quoright.png"/> <br class="quoteclear"></div><div
class="quoteauthor">» Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào</div></div>

"Về blog 'Người lót gạch' thì tôi ít khi vào trang ấy, tôi
cũng không biết nội dung của trang ấy thế nào, thành ra không
biết họ căn cứ đâu để bắt ông Hồng Lê Thọ, nhưng tôi
biết ông Hồng Lê Thọ qua những trang mạng khác, những thông
tin khác về ông ấy có nhiều quan hệ ở bên Nhật Bản với
Việt Kiều bên ấy.

"Điều 258 người ta quy định rất chung chung, mà đối với
việc xâm phạm lợi ích nhà nước, cá nhân, bây giờ họ có
thể áp dụng rất rộng và có thể người nào, người ta cũng
có thể quy vào được.

"Coi như xúc phạm danh dự của ai đấy, không phải như luật
pháp phương Tây, xâm phạm lợi ích thì quy ra được bằng vật
chất, thế nhưng điều này trong luật pháp Việt Nam nó rất là
chung chung.

"Thành ra, đôi khi người ta dùng cái đấy để người ta quy
chụp cho những người có những quan điểm chính trị, có
những chính kiến mà họ cho rằng không phù hợp thì họ sẽ
quy điều ấy. Tôi nghĩ ông Hồng Lê Thọ cũng chắc giống tôi
như thế...

"Một vài nguồn tin người ta nói ông này cũng ít viết mà ông
chỉ đưa (đăng) lại, thì có thể do đưa một bài nào đấy
mà trái ý với chính quyền, mà về phía chính quyền và các cơ
quan chính quyền người ta cho là xâm phạm lợi ích, thì người
ta bắt.

"Cái điều luật ấy nó rất lỏng, rất chung chung, nhưng cũng
rất là chặt, có nghĩa là người ta có thể muốn bắt bất
cứ người nào, người ta cũng có thể quy cho điều ấy," nhà
văn Phạm Viết Đào nói với BBC.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141201/viet-nam-se-sua-luat-hinh-su-vi-nhan-quyen),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét