Rachel Lu - Kháng cự là vô ích

<div class="special_quote"><strong>Tin liên quan:</strong>

<ul>
<li><a
href="http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141205/phong-trao-bat-tuan-dan-su-tao-lop-nguoi-hong-kong-moi.aspx">Phong
trào bất tuân dân sự tạo lớp người Hồng Kông mới</a>
(Thanh Niên)</li>
</ul></div>
<div class="boxcenter500"><img
src="http://foreignpolicymag.files.wordpress.com/2014/12/459923458_joshua_wong_afp_getty_small.jpg"
/></div>
<strong>Bắc Kinh trở thành người thắng đậm sau các cuộc
biểu tình đã làm xã hội Hồng Kông tả tơi.</strong>

Một cơn ớn lạnh đã bao phủ Hồng Kông. Occupy Central, phong
trào đấu tranh cho quyền đề cử mở rộng trong cuộc bầu cử
Trưởng đặc khu, người đứng đầu chính phủ của thành
phố, năm 2017, đang bước vào tháng thứ ba và có thể là giai
đoạn cuối cùng. Sau hơn 60 ngày nằm ngủ trên đường phố và
chiến đấu với dùi cui của cảnh sát, những người biểu
tình gần như không còn phương cách, trong khi quyền lực nằm
trong tay Bắc Kinh đã không nhường nhịn một chút nào đối
với yêu cầu đòi hỏi một cuộc bầu cử cởi mở hơn. Hồng
Kông có thể sẽ ra khỏi cuộc đấu tranh nhưng tả tơi - chính
phủ bị khinh thường, cảnh sát bị mất niềm tin và cơ cấu
xã hội rách bươm. Ngay cả đối với Trưởng đặc khu Leung
Chun-ying của Hồng Kông, kẻ thù cứng cỏi của người biểu
tình, sự kết thúc cuộc chiếm đóng có thể xem là một cuộc
chiến thắng phải trả giá quá đắt (Pyrrhic Victory). Tuy nhiên
chính quyền trung ương ở Bắc Kinh có thể hài lòng với sự
xoay chuyển của sự kiện. Họ đã huy động thành công các
đồng minh của mình tại Hong Kong và làm mất uy tín của phong
trào trên đất liền lục địa.

Mặc dù cuộc chiếm giữ hai khu vực thương mại chính của
Hồng Kông chưa hoàn toàn kết thúc, chiến thuật của người
biểu tình hiện ngày càng tuyệt vọng. Sau khi hơn 1.000 người
biểu tình nghe theo lời kêu gọi của Liên đoàn sinh viên và
nhóm Scholarism, hai tổ chức chính của các cuộc biểu tình, kéo
đến bao vây trụ sở chính quyền thành phố và văn phòng giám
đốc điều hành vào tối ngày 30 tháng 11, cảnh sát đụng độ
với người biểu tình trong nhiều giờ, khiến nhiều người
bị thương tích đổ máu. Ngày hôm sau, lãnh đạo sinh viên Alex
Chow và Joshua Wong thừa nhận cuộc bao vây ấy là một thất
bại và xin lỗi những người ủng hộ mình. Sau đó Wong, lãnh
tụ sinh viên 18 tuổi, bắt đầu cuộc tuyệt thực vào ngày 01
Tháng Mười Hai để cố gắng giành lại sự đồng cảm (và có
thể là để kết thúc sự tham gia của anh trong phong trào biểu
tình chống đối với một chút vinh quang). Tuy nhiên, những
chiến thuật này có lẽ đã quá trễ, quá muộn để cứu vãn
phong trào. Hôm 2 tháng 12, Leung tuyên bố: "Tất cả các hình
thức biểu tình đều là vô ích".

Khắp nơi đều có dấu hiệu của sự thất bại. Ngày 1 tháng
12, tòa án tối cao Hồng Kông ban một án lệnh, kết quả từ
đơn khiếu nại của một công ty xe buýt địa phương, để
giải tán khu Admiralty, khu vực kinh doanh bận rộn từng bị
chiếm đóng trong hơn 60 ngày. Cảnh sát cũng đã giải tỏa một
khu chiếm đóng trong các khu mua sắm sầm uất của Mong Kok vào
ngày 24 tháng 11, sau khi được tòa án ban hành một án lệnh
tương tự.

Chia rẽ nội bộ giữa những người biểu tình và giới ủng
hộ họ - các sinh viên, nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, bộ
đầu não của phong trào chiếm đóng và các nhóm khác với
chương trình hành động riêng của mình - đang ngày càng rõ
nét. Các nhà đồng sáng lập phong trào chiếm đóng, hai giáo sư
tại trường đại học địa phương và một Mục sư Tin Lành,
đã ra nộp mình cho cảnh sát để chịu trách nhiệm về các
phong trào bất tuân dân sự từng làm tê liệt các khu vực của
thành phố. (Họ đã được trả tự do không bị kết tội sau
một vài giờ.) Sự đầu hàng của họ là một cử chỉ gây
tranh cãi, khi nhiều người biểu tình cho rằng hành động ấy
đã "bán đứng" những người biểu tình còn lại và sẽ tiếp
tục làm mất đi tính hợp pháp của phong trào với công chúng.

Thật vậy, có vẻ như công chúng đã chống lại những người
biểu tình. Các cuộc thăm dò thực hiện vào giữa tháng mười
một cho thấy khoảng 70 phần trăm cư dân muốn các cuộc chiếm
đóng nên chấm dứt. Nhà lập pháp Ronny Tong của Đảng Civic,
một đảng ủng hộ dân chủ, đã cảnh báo rằng nếu tiếp
tục chiếm đóng có thể gây ra một "phản ứng dây chuyền",
và rằng một phản ứng ngược từ đông đảo công chúng sẽ
gây tổn hại đến các ghế ngồi quý giá giữa tòa lập pháp
của phe ủng hộ dân chủ trong năm 2015 và cuộc bầu cử năm
2016 sắp tới. Những người sáng lập phong trào Occupy Central và
hầu hết các nhà lập pháp đã khuyên các sinh viên và người
biểu tình khác hãy rút lui.

Tuy nhiên, mặc dù chính quyền Hồng Kông có vẻ chiếm ưu thế,
có lẽ đây chỉ là một chiến thắng vắn số, giành được
qua gánh nặng quá sức mình, sau áp lực căng thẳng và cả các
thương tích của nhiều nhân viên cảnh sát.

Những hạt giống bất hòa đã gieo xuống giữa chính phủ Hồng
Kông và một vùng rộng lớn dân số hiện tin rằng Trưởng
đặc khu chỉ là anh bù nhìn và cảnh sát là một công cụ
chính trị của của chính phủ Trung Quốc. Những cuộc biểu
tình kiểu phá hoại, liên quan đến hàng trăm người được huy
động thông qua Facebook, diễn đàn trực tuyến và các ứng
dụng điện thoại thông minh, gần như trở thành một sự xuất
hiện hàng đêm ở Mong Kok - đôi khi nhằm vào việc đóng cửa
các doanh nghiệp. Những loại biểu tình này có thể tiếp diễn
khi các nhà hoạt động cứng rắn tìm kiếm phương cách để
tiếp tục truyền bá thông điệp của mình sau khi phong trào
kết thúc, nhưng chúng cũng có thể làm xói mòn thêm sự ủng
hộ cho sự nghiệp của họ trong công chúng. Các nhà phân tích
có lý khi lo ngại rằng Hồng Kông, từng được biết đến như
một nơi mềm mỏng dễ bảo ở châu Á, sẽ khó khăn hơn để
cai trị trong tương lai.

Tệ hơn nữa, phong trào đã xé rách cơ cấu xã hội Hồng Kông,
gây xung khắc giữa cha mẹ và con em, người già, giới trẻ và
bạn bè với bạn bè. Có những bất đồng thực sự giữa
người dân Hồng Kông về việc liệu sự gây nghẽn đường
phố, gián đoạn doanh nghiệp và hành động khiêu khích cảnh
sát ngay cả khi hành vi được thực hiện trong danh nghĩa theo
đuổi dân chủ là đáng khen hay không. Hiện tượng người xử
dụng các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook hay
WhatsApp để "un-friend" người quen, đôi khi ngay cả các thành
viên gần gũi trong gia đình của mình, những người không chia
sẻ quan điểm với mình là một trong những dấu hiệu muộn
phiền của sự phân tán xã hội.

Có lẽ tất cả mọi người ở Hồng Kông đều ra khỏi phong
trào Occupy Central với một chút thương tích về thể chất hay
tinh thần, nhưng có thể một số người ở Bắc Kinh mỉm
cười sung sướng. Chính phủ Trung Quốc đã cầm chắc được
vấn đề trụ cột - rằng Bắc Kinh sẽ duyệt bản danh sách
đề cử chức vụ Trưởng Đặc Khu Hồng Kông trong cuộc bầu
cử năm 2017. Nhiều năm trời (nếu không phải là cả thập
kỷ) của công tác "mặt trận đoàn kết", một thuật ngữ
được sử dụng bởi phán quyết của Đảng Cộng sản Trung
Quốc để mô tả những nỗ lực dập nát các anh tài bên ngoài
đảng dường như đã thành công. Bắc Kinh đã chứng minh rằng
họ biết làm thế nào để tác động các đòn bẩy quyền lực
ở Hồng Kông và gây được ảnh hưởng đáng kể - tất cả
các quan chức chính quyền địa phương đều ngoan ngoãn chấp
hành, các trùm tài phiệt đều lên tiếng chống lại sự chiếm
đóng và các nhóm cơ sở đều tổ chức chống lại phong trào
biểu tình. Khi một doanh nhân dám quyết định rằng Leung nên
từ chức, ông đã bị nhanh chóng loại bỏ vai trò đại biểu
cho Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc như
một hình thức kỷ luật khiển trách. Hàng ngũ ủng hộ chính
phủ sẽ được thắt chặt, trong khi phe đối lập ủng hộ dân
chủ bị bỏ lại với tình cảnh lộn xộn trong bối cảnh
đấu đá nội bộ.

Quan trọng hơn, Bắc Kinh đã xoay sở để làm mất uy tín của
phong trào biểu tình do sinh viên lãnh đạo trong con mắt của
nhiều người dân lục địa. Trong những ngày đầu tiên, hệ
thống kiểm duyệt Trung Quốc đã cố gắng xóa sạch tin tức
về phong trào từ các phương tiện truyền thông xã hội của
Trung Quốc, đến mức tắt bỏ mạng Instagram, có lẽ vì sợ
người dân đại lục bắt thước noi theo phong trào. Nhưng khi
phong trào tan rã và đôi khi biến thành bạo lực, hàng ngày
cổng thông tin mạng của Trung Quốc đã bắt đầu truyền tải
tin tức về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, đặt trọng tâm
vào tình trạng lộn xộn và miêu tả những người biểu tình
như những kẻ côn đồ. Trên Weibo, cơ sở microblogging phổ
biến của Trung Quốc, hầu hết các ý kiến về phong trào Occupy
của Hồng Kông đều là tiêu cực. "Sau khi nhìn thấy các cuộc
bạo loạn ở Hồng Kông, tôi cảm thấy như tôi không muốn dân
chủ", Wang Hai một doanh nhân ở thành phố Đại Liên phóa đông
đã viết như thế. "Nếu Trung Quốc đại lục có loại dân
chủ như thế thì sẽ còn tồi tệ hơn nhiều."

Đúng ra, chính phủ Trung Quốc vẫn muốn Hồng Kông phục vụ
vai trò của nó như là một nguồn lực tài chính ổn định và
một cổng cho đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc, như đã
được chứng minh bởi ngày ra mắt Shanghai HongKong Stock Connect
vào ngày 17 tháng 11, một chương trình từng được chờ đợi
từ lâu nay, cho phép các nhà đầu tư tại Hồng Kông được mua
bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thượng Hải và
ngược lại. Tuy nhiên, xu hướng kinh tế ngày càng ít phụ
thuộc vào Hồng Kông của Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục,
vốn có thể có nghĩa là Bắc Kinh sẽ cảm thấy ít chịu ơn
đến những lời kêu gọi dân chủ rộng rãi hơn ở Hồng Kông.

Phong trào Occupy Central có thể sẽ được nhớ đến như một
bước ngoặt trong lịch sử của Hồng Kông, khi nền chính trị
của lãnh thổ đã trở thành độc hại, công việc doanh thương
trở nên lo sợ và người dân lơ lửng trên bờ vực. Trên cơ
sở ngày qua ngày, việc quản trị thuộc địa cũ của Anh này
sẽ trở nên khó khăn hơn khi một số trong người dân, đặc
biệt là thế hệ trẻ bất mãn, phẫn nộ, tìm mọi cách để
phá hoại các cơ quan chức năng. Nhưng từ quan điểm của Bắc
Kinh, phong trào Occupy Central có thể trở nên một sự phát
triển tích cực, cho phép chính phủ trung ương giật dây các
đồng minh của mình và khoe cơ bắp chống lại kẻ thù của
mình. Có vẻ như Bắc Kinh đã có được mọi thứ trong tầm
kiểm soát.

<strong>Nguồn:</strong> "<a
href="http://www.foreignpolicy.com/articles/2014/12/04/resistance_is_futile_hong_kong_protests_beijing_wins?wp_login_redirect=0">Resistance
is futile</a>", Foreign Policy.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141205/rachel-lu-khang-cu-la-vo-ich),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét