Nóng: Nhà văn Nguyễn Quang Lập (Quê Choa) bị bắt theo điều 258 Bộ Luật Hình sự

<strong>Dân Luận:</strong> Chủ blog Quê Choa, nhà văn Nguyễn Quang
Lập vừa bị an ninh điều tra bắt đưa đi lúc 14:00 chiều nay
ngày 6/12/2014.

<strong>Bắt vì điều 258 Bộ Luật Hình Sự</strong>

Theo thông tin từ FB của nhà báo Huy Đức cho biết: nhà văn
Nguyễn Quang Lập vừa bị ANĐT đưa đi vào lúc 14:00 chiều nay.
Được biết, công an bắt đầu khám xét nhà ông từ lúc 9h
sáng.

<div class="boxcenter400"><img
src="https://scontent-a-lhr.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/v/t1.0-9/10325615_747983985236785_8431508455835801182_n.jpg?oh=5a6054a1be2f8e7387ddf71d3ddded6e&oe=5500E978"
/><div class="textholder">Hiện trường cuộc khám xét điều tra
tại nhà nhà văn Nguyễn Quang Lập. Ảnh: FB Truong Huy
San</div></div>

Nhà báo Huy Đức cho biết thêm: <em>"An ninh chỉ mang đi máy
tính, và một số bài viết, đoạn chat... in ra; họ để lại
Hệ Thống Xã Hội Chủ Nghĩa của Kornai Janos và Bài Thơ Của
Một Người Yêu Nước Mình của Trần Vàng Sao. </em>

<em>Vẫn chưa thấy lệnh khởi tố, vợ anh, chị Hồ Thị Hồng
nói: "Anh Nguyễn Quang Lập căn dặn, yên tâm, nếu sau 9 ngày
không thấy về thì chắc khoảng 3 năm"."</em>

Nhà văn Nguyễn Quang Lập thường được biết đến với tên
gọi Bọ Lập, và cũng là chủ nhân trang <a
href="http://bolapquechoa.blogspot.com/">blog Quê Choa</a> được nhiều
người biết đến. Hiện nay trang blog của ông vẫn chưa bị
kiểm soát và vẫn truy cập bình thường. Bài mới nhất được
đăng trên trang ngày hôm nay có tựa đề "Vì sao cần cảnh giác
với Viện Khổng tử?" lấy từ BBC. Các blogger bị bắt giữ
gần đây với điều 258 đều có một điểm chung, đó là bày
tỏ thái độ mong muốn thoát Trung của mình.

<div class="boxcenter400"><img
src="https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-9/10433317_747986625236521_6268134614000486056_n.jpg?oh=3b2d0a909641321d2b5887427455ddc1&oe=5504E2EB&__gda__=1426299959_6ab43ebc8081cab215b120bef1073c5e"
/><div class="textholder">AN chỉ mang đi máy tính, và một số bài
viết, đoạn chat... in ra; họ để lại Hệ Thống Xã Hội Chủ
Nghĩa của Kornai Janos và Bài Thơ Của Một Người Yêu Nước
Mình của Trần Vàng Sao Ảnh: FB Truong Huy San</div></div>

<strong>Tiểu sử nhà văn Nguyễn Quang Lập</strong>

Nhà văn Nguyễn Quang Lập sinh năm 1956 tại Quảng Trạch –
Quảng Bình. Ông tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, là
một kỹ sư vô tuyến điện. Nhưng lại có duyên văn học và
theo đuổi nghiệp văn như em trai ông - nhà văn Nguyễn Quang Vinh.

Ông tham gia quân đội từ 1980 - 1985, một số tác phẩm đầu
tay của ông được viết trong thời kỳ này. Sau khi rời quân
ngũ ông từng có thời gian công tác tại Nhà Xuất bản Kim
Đồng và báo Sài Gòn Tiếp Thị.

Ông là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân
khấu Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam và Hội Nhà báo Việt
Nam. Là cây bút biên kịch nổi tiếng trong giới điện ảnh.
Các tác phẩm tiêu biểu của ông được nhiều khán giả biết
đến như: Đời cát <em>(giải vàng Liên hoan phim Châu Á-Thái
Bình Dương, giải Bông sen Vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ
13 và nhiều giải thưởng khác)</em>, Thung lũng hoang vắng
<em>(giải Fipresci, Bông Sen Bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần
thứ 13)</em>.

Năm 2008, sau những thành công về kịch bản cho các bộ phim,
ông đã thành lập công ty Scripts, một công ty chuyên về kịch
bản là công ty về kịch bản đầu tiên ở Việt Nam.

Cùng với trào lưu lập Blog trong giai đoạn đó, ông cũng đã
thành lập Blog, trong vòng sau tháng đầu tiên theo đánh giá của
báo An Ninh Thủ Đô có tới nửa lượt triệu truy cập. Blog
của nhà văn Nguyễn Quang Lập được gọi là chiếu rượu QUÊ
CHOA - đây là một phương ngữ chỉ về quê hương của ông -
tỉnh Quảng Bình.

Ngày 30 tháng 5 năm 2013, blog của Nguyễn Quang Lập (quechoa.vn)
bị xóa tên trên Server, sau khi ông từ chối lời yêu cầu ban
quản lý tên miền.vn, gỡ bỏ một số bài "nhạy cảm' và
"xấu", sau đó ông đã chuyển bài vở mình về trang Quê Choa.

<strong>Cuộc trấn áp mạnh mẽ các cây bút lề trái</strong>

Nhà cầm quyền Việt Nam gần đây thường xuyên sử dụng
điều 258 để cầm tù các blogger và các cây bút phản biện
lại những sai trái bất công của nhà nước. Tiêu biểu trước
đây như nhà văn Phạm Viết Đào, nhà báo Trương Duy Nhất,
Facebooker Đinh Nhật Uy, Cô Gái Đồ Long, v.v... Thế nhưng các
vụ việc gần đây gợi ý rằng đang có một cuộc trấn áp
mạnh mẽ với các blog lề trái được nhiều người đọc.
Cách đây 9 ngày, chủ trang blog Người Lót Gạch - Giáo Sư Hồng
Lê Thọ cũng vừa bị bắt đi vì điều 258 đã gây ngạc nhiên,
làm xôn xao dư luận mạng và gây chú ý của các hãng thông
tấn trong và ngoài nước. Vào tháng 5/2014 blogger Nguyễn Hữu
Vinh, tức anh Ba Sàm cũng bị bắt đi khần cấp vì điều 258
Bộ Luật Hình Sự gây chấn động mạnh mẽ trong dư luận.

Việc bắt giữ blogger Quê Choa cũng khiến nhiều người bất
ngờ. Blog Quê Choa có một lượng độc giả khá đông đảo, và
ngoài đời nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng được nhiều người
biết đến với các tác phẩm văn học của mình. Tại sao chính
quyền Việt Nam lại dám ra tay với một nhân vật nổi tiếng
như thế vào thời điểm này?

Điều 258 đã bị dư luận trong nước và thế Giới chỉ trích,
lên án mạnh mẽ vì quá mơ hồ khiến nhiều ngòi bút, blogger
trong nước bị cầm tù, tuy nhiên hiện nay nhà cầm quyền Việt
Nam vẫn bất chấp mọi dư luận tiếp tục sử dụng điều
luật mơ hồ vô lý này để giam cầm tiếng nói đấu tranh trong
nước.

<em>[*] Dân Luận sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc và thông tin
đến bạn đọc.</em>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://server.danluan.org/tin-tuc/20141206/nong-nha-van-nguyen-quang-lap-bo-lap-que-choa-bi-bat-theo-dieu-258-bo-luat-hinh-su),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét