Những câu hỏi và trả lời đơn giản nhất về nhân quyền

Ngày Quốc tế Nhân quyền (10/12) năm nay, mời các bạn cùng
Luật Khoa tạp chí tìm hiểu những điều căn bản nhất về
nhân quyền, thông qua những câu hỏi và trả lời đơn giản
nhất: Nhân quyền là gì? Tại sao cần hiểu về nó? Có thể
chăm lo cho quyền này trước, gác quyền kia lại sau không? v.v.

<blockquote><strong>Bài liên quan:</strong>
<ul> <li ><a href="http://luatkhoa.org/2014/12/luoc-su-nhan-quyen/"
target="_blank">Lược sử nhân quyền</a></li> </ul> </blockquote>

<strong>Nhân quyền là gì?</strong>

Như chính cái tên gợi ra, nhân quyền là quyền được sống
như một con người. Đó không phải là những quyền mà một
người kiếm được, được ban cho, hay được kế thừa từ
người khác. Chúng là những quyền cố hữu, cơ bản mà một
người nghiễm nhiên được hưởng và được bảo vệ, và các
tổ chức và cá nhân khác phải thừa nhận và tôn trọng. Nhân
quyền và những quyền tự do cơ bản cho phép chúng ta triển
nở đầy đủ và phát huy được hết phẩm chất người của
mình.

<strong>Khái niệm nhân quyền được phát minh như thế
nào?</strong>

Nhân quyền là sáng tạo của con người. Chúng ra đời từ
cảm giác bất công mà con người phải trải qua khi nhân tính
của họ bị chối bỏ hoặc bị ngược đãi. Chúng dựa trên
nhu cầu ngày càng tăng của con người về một cuộc sống trong
đó nhân phẩm và các giá trị cố hữu của mỗi người đều
được tôn trọng và bảo vệ. Nhân quyền đưa vào trật tự
tự nhiên của thế giới ý niệm về sự công bằng, do đó mang
lại cho sự tồn tại của con người một ý thức và mục
đích cao hơn.

<div class="boxcenter400"><img
src="http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2014/12/Angelina-Jolie.jpg"
width="656"><div class="textholder">"Mọi người đều khác nhau,
nhưng quyền thì giống nhau". Trong ảnh là ngôi sao màn bạc,
nhà hoạt động nhân quyền quốc tế Angelina Jolie.</div></div>

<strong>Nhân quyền có khác nhau tùy theo dân tộc không?</strong>

Không. Nói cách khác, không có "nhân quyền của người
Mỹ", "nhân quyền Việt Nam", "nhân quyền của đàn
ông", "nhân quyền của phụ nữ".

Nhân quyền là các quyền con người. Đó là những quyền luân
lý có tính phổ quát cần được tôn trọng mà không phân biệt
giới tính, màu da, tôn giáo, độ tuổi, sắc tộc, tầng lớp,
quan điểm chính trị, v.v. Chúng là những quyền tự nhiên,
thuộc về mọi người chỉ đơn giản là vì họ là con người.
Ý niệm cơ bản về những quyền như vậy tồn tại ở tất
cả các nền văn hóa và các xã hội dưới dạng thức nào đó.
Ngay cả khi luật pháp quốc gia không công nhận hay bảo vệ
những quyền này, người dân của đất nước đó vẫn có
những nhân quyền bất khả xâm phạm, và không ai có thể phủ
nhận.

<strong>Nhân quyền có phụ thuộc vào văn hóa không?</strong>

Câu hỏi này gần giống câu hỏi trên, cho nên câu trả lời
cũng tương tự: Không. Tính phổ quát là nguyên tắc cơ bản
để hiểu nhân quyền – nói cách khác nhân quyền được áp
dụng bình đẳng cho mỗi người và cho tất cả mọi người
bất kể họ đang sống trong văn hóa nào.

Tuy vậy, hiện nay một số chính phủ và phong trào vẫn tranh
cãi gay cắt và thậm chí bác bỏ nguyên tắc này vì lý do không
phù hợp văn hóa, truyền thống, thuần phong mỹ tục v.v. Thật
ra, lý do văn hóa thường được dùng để biện minh khi tổ
chức hoặc cá nhân vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế về nhân
quyền.

<strong>Tại sao cần biết quyền của mình?</strong>

Vấn đề nhân quyền liên quan và có ảnh hưởng đến tất
cả chúng ta, không loại trừ một cá nhân nào. Mặc dù có
nhiều nỗ lực thúc đẩy nhân quyền trên thế giới, song ở
nhiều nơi các chính phủ và các cá nhân vẫn tiếp tục có
những hành động chà đạp nhân quyền như tra tấn, bức cung,
giam giữ tùy tiện, giết người, v.v. Vì vậy, trang bị cho mình
những hiểu biết cơ bản về nhân quyền và quyền tự do cơ
bản là việc làm quan trọng để chúng ta có thể ngăn chặn
được các hành vi xâm phạm nhân quyền của bản thân.

Những cá nhân và chính phủ không tuân thủ các tiêu chuẩn
về nhân quyền phải chịu trách nhiệm với người dân của
đất nước mình cũng như với cộng đồng quốc tế. Bằng
việc hiểu các quyền con người, một cá nhân có thể hình
thành ý thức trách nhiệm không chỉ trong hành động của mình,
mà trong việc bảo vệ và ủng hộ nhân quyền, cũng như bày
tỏ sự lo lắng dành cho những người bị vi phạm nhân quyền.
Vấn đề vi phạm nhân quyền chỉ có thể được giải quyết
nếu người ta nhận ra các quyền cơ bản của mình và sẵn
sàng nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền của mình cũng
như của người khác.

Chúng ta cũng chỉ có thể đạt được sự công bằng xã hội
và tự do cho người khi tôn trọng và thực hiện nhân quyền.

Về phía chính quyền, sự phủ nhận, chối bỏ nhân quyền sẽ
tạo ra những điều kiện gây bất ổn về chính trị và xã
hội, gieo mầm mống bạo lực và xung đột xuống các xã hội
và các quốc gia.

<strong>Có thể ưu tiên chăm lo quyền này trước, quyền kia sau
không?</strong>

Những người chủ trương "phải ấm cái thân trước" cho
rằng các quyền dân sự và chính trị cá nhân chỉ là thứ xa
xỉ trong một xã hội không đủ cơm ăn, áo mặc, và chỉ nên
trao cho người dân những quyền này khi các nhu cầu cơm ăn, áo
mặc, chăm sóc sức khỏe được đảm bảo.

Những lý lẽ ủng hộ (nhóm) quyền này mà bỏ qua (nhóm)
quyền kia như vậy đều lờ đi tính bất khả phân tách của
nhân quyền. Sự tôn trọng các quyền dân sự và chính trị
không thể tách rời khỏi quyền được hưởng các quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa. Một đất nước sẽ không thể đạt
được sự phát triển kinh tế và xã hội đích thực nếu
người dân không được tham gia vào quá trình điều hành đất
nước mình.

<div class="boxcenter550"><img
src="http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2014/12/martin-luther-king-arrested.jpg"
width="1247"><div class="textholder">Cảnh sát Birmingham bắt giữ hai
lãnh đạo phong trào đòi quyền dân sự ở Mỹ, Ralph Abernathy
(trái) và Martin Luther King, tháng 4/1963. Ảnh: AP</div></div>


<strong>Nhân quyền bao gồm những quyền gì?</strong>

Trải qua hàng trăm năm đấu tranh, phát triển từ những ý
tưởng thô sơ về quyền của tầng lớp quý tộc, đến quyền
của người da trắng, đến quyền của những nhóm yếu thế
như người da màu và phụ nữ, các quyền cơ bản nhất của con
người đã được đúc kết thành 30 điều của Tuyên ngôn Phố
quát về Nhân quyền (1948) và được coi là khuôn mẫu chung cần
đạt tới của mọi dân tộc và quốc gia.

Năm 1966, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua hai công
ước quốc tế định nghĩa chi tiết hơn nữa các quyền này –
Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)
tập trung vào các quyền cá nhân, và Công ước Quốc tế về
các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) nghiêng về các
quyền chung và trách nhiệm của nhà nước. Cùng với nhau, ba
văn kiện đã làm thành Bộ luật Nhân quốc Quốc tế, và bộ
luật này được sử dụng như một tiêu chuẩn hành vi và là
cơ sở để yêu cầu chính phủ các nước phải tuân thủ nhân
quyền.

<em>Quyền dân sự và chính trị</em>

Theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị,
tất cả các chính phủ có nghĩa vụ bảo vệ quyền sống,
quyền tự do, và quyền hưởng an toàn cho tất cả các công dân
của mình. Các chính phủ cũng phải bảo đảm không ai bị
biến thành nô lệ, không ai bị tra tấn, hay giam giữ tùy tiện.
Mọi người đều được hưởng quyền được xét xử công
bằng. Các quyền tự do tư tưởng, biểu đạt, lựa chọn tín
ngưỡng và tôn giáo cũng phải được bảo vệ. Công ước này
khẳng định mọi người có quyền tự do tư tưởng, tiếp cận
thông tin, quyền tự do hành động và lựa chọn việc làm, cũng
như quyền tự do tham gia chính trị trong cộng đồng và xã hội
của mình.

Cụ thể, các điều từ điều 3 tới điều 21 của Tuyên ngôn
Phổ quát về Nhân quyền xác lập các quyền dân sự và chính
trị mà ai cũng được hưởng, bao gồm các quyền sau:

<ul > <li>Quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân;</li>
<li>Không bị bắt làm nô lệ và tôi đòi;</li> <li>Không phải
chịu cực hình, tra tấn, hay bất kỳ hình thức đối xử,
hoặc trừng phạt bất nhân, hay có tính cách lăng nhục;</li>
<li>Không bị bắt bớ, cầm tù hay lưu đày tùy tiện;</li>
<li>Quyền được xét xử công bằng;</li> <li>Không bị xâm phạm
tùy tiện về đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, hay thư
tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hay tiếng tăm;</li>
<li>Quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới
của quốc gia.</li> <li>Mọi người đều có quyền rời khỏi
lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và
quyền trở về xứ sở;</li> <li>Quyền tị nạn và tìm sự dung
thân tại các quốc gia khác.</li> <li>Quyền kết hôn và lập gia
đình;</li> <li>Quyền sở hữu tài sản;</li> <li>Quyền tự do tư
tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo;</li> <li>Quyền tự do ngôn
luận và bày tỏ quan điểm;</li> <li>Quyền tự do hội họp và
lập hội, một cách ôn hòa;</li> <li>Quyền tham gia vào việc
điều hành xứ sở của mình, và quyền tiếp cận bình đẳng
với các dịch vụ công.</li> </ul> Quyền<em> kinh tế, xã hội và
văn hóa</em>

Theo Công ước Quốc tế về Các Quyền Kinh tế, Xã hội và
Văn hóa, tất cả các chính phủ đều được kỳ vọng không
ngừng nỗ lực cải thiện điều kiện sống công dân. Chẳng
hạn, chính phủ phải nỗ lực bảo đảm cho mọi người dân
quyền có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, hưởng
an sinh xã hội, được học tập và làm việc, v.v… Các quyền
này cần được thúc đẩy bình đẳng, phân biệt đối xử
giới tính, độ tuổi, sắc tộc, tín ngưỡng tôn giáo v.v. Đây
là những quyền bảo vệ tất cả mọi người trước nguy cơ
bị tước đi những nhu cầu sống cơ bản.

Cụ thể, các điều từ 22 tới 27 xác lập tất cả mọi
người đều được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và
văn hóa sau:

<ul > <li>Quyền hưởng an sinh xã hội;</li> <li>Quyền được làm
việc,</li> <li>Quyền được hưởng lương bổng như nhau; quyền
thành lập và tham gia các nghiệp đoàn;</li> <li>Quyền nghỉ ngơi
và giải trí;</li> <li>Quyền được hưởng một mức sống no
ấm, phù hợp cho sức khỏe;</li> <li>Quyền được học
tập;</li> <li>Quyền được tự do tham gia sinh hoạt văn hóa
cộng đồng.</li> </ul> <em>Các quyền môi trường và phát
triển</em>

Đôi khi còn được gọi là nhóm quyền "thế hệ thứ ba",
các quyền này khẳng định tất cả mọi người đều có
quyền được phát triển và được sống trong một môi trường
trong sạch, không bị ô nhiễm. Dù tên gọi trên có thể gây
đôi chút hiểu nhầm, song thực chất nhóm quyền này không tách
rời khỏi các nhóm quyền được bảo vệ trong hai công ước
quốc tế về quyền năm 1966. Ngay điều 1 của hai công ước
đã nêu rõ tất cả mọi người đều có quyền tự quyết và
tự do xác định tình trạng chính trị và tự do theo đuổi sự
phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của riêng mình.

<div class="boxcenter400"><img
src="http://luatkhoa.org/wp-content/uploads/2014/12/Plan.jpg"
width="1600"><div class="textholder">Mọi người đều có quyền
được học tập, và trẻ em cũng vậy. Ảnh: PLAN Việt
Nam.</div></div>

<blockquote> <strong>Tính phổ quát của nhân quyền đã được
tái khẳng định trong Tuyên bố Vienna mà Hội thảo Thế giới
về Nhân quyền thông qua năm 1993. Tuyên bố này khẳng định
"Bản chất phổ quát của các quyền con người và quyền tự
do là không thể bàn cãi" và rằng "tất cả các quyền con
người đều phổ quát, không thể tách rời, phụ thuộc và có
liên quan với nhau".</strong> </blockquote>

<em>Lược dịch từ </em><a
href="http://www.julianhermida.com/rightshumanrights.htm" target="_blank">The
History of Human Right</a>.


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141210/nhung-cau-hoi-va-tra-loi-don-gian-nhat-ve-nhan-quyen),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét