Người Buôn Gió - Căng thẳng quan điểm đối ngoại dẫn đến bắt nhà văn

Tháng 12 năm là đỉnh điểm phát biểu về đối ngoại của
những chính khách hàng đầu Việt Nam. Bắt đầu từ khi hạ
viện Hoa Kỳ bác bỏ đường lưỡi bò ở biển Đông. Ông
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ngay lập tức phát biểu với
các cử tri, ông nhấn mạnh việc bảo vệ chủ quyền phải
gắn với giữ vững chế độ, đồng thời đưa ra hàm ý cảnh
cáo những ai muốn lợi dụng việc mâu thuẫn chủ quyền giữa
Việt Nam và Trung Quốc để kích động việc bài Trung Quốc.

Những lời phát biểu của ông Trọng rõ ràng mang hàm ý không
mặn mà gì với nghị quyết của hạ viện Hoa Kỳ, trái lại
ông cho đó là mối nguy hiểm đe doạ chế độ mà đảng do ông
làm TBT lãnh đạo.

http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/210571/-giu-doc-lap-chu-quyen--giu-cho-duoc-che-do-.html

Cử tri đã đặt thẳng vấn đề một cách gay gắt và thẳng
thắn với ông Trọng:

"<em>Cử tri kiến nghị: TQ sau khi rút giàn khoan đã có nhiều
động thái ngày càng khẳng định ý đồ, dã tâm đẩy nhanh
tiến độ cướp vĩnh viễn Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa.
Đảng, QH và Chính phủ cần có giải pháp thực sự mang tính
chiến lược đối với lãnh thổ, biển đảo, đồng thời kiên
quyết xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức làm sai quy định
của Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng an ninh, chủ quyền quốc
gia.</em>"

Trong phần nêu ra, các cử tri đã gọi thẳng hành vi của TQ là
dã tâm, ý đồ đẩy nhanh tiến độ. Không những thế cử tri
đã bứ xúc đòi hỏi xử lý những cá nhân, tổ chức làm ảnh
hưởng đến chủ quyền lãnh thổ.

Ông Trọng trả lời, đầu tiên ông đặt vấn đề này là do
BCT, Trung Ương xử lý. Cách đặt vấn đề đầu tiên này
khiến người hỏi bị ngợp vào ma trận của từ BCT, Trung
Ương. Đưa BCT và Trung Ương ra làm bình phong vừa mang tính
phòng thủ ngăn chặn các câu hỏi. Sau phần phòng thủ bằng
tấm bình phong BCT, TW tiếp đến ông chuyển sang phần đe doạ.
Giọng ông bắt đầu bộc lộ xếch mé đe nạt cử tri đang
bức xúc:

<em>- Hay nói cứng chỉ một vế thôi? Việc lợi dụng kích
động biểu tình đập phá, hình ảnh VN còn tốt được
không?</em>

Sau khi phòng thủ bằng bình phong BCT, xếch mé đe nạt thị uy
thấy tương đối đạt, ông chuyên sang giọng cảnh cáo:

<em>- Lưu ý rằng các đối tượng xấu rất muốn kích động
tình hình trong nước ta, đặc biệt là tư tưởng bài nước
này, chống nước kia.</em>

Chúng ta thấy câu hỏi cử tri đặt ra là cần làm gì để ngăn
TQ, cần xử lý những kẻ đã làm mất chủ quyền? Cử tri
nhận được câu trả lời của ông Trọng theo hướng khác, là
làm gì, định làm loạn à, những kẻ bị xử lý là xấu kích
động đặc biệt tình hình nước này bài nước kia.

Vậy là ông Trọng muốn xử lý những kẻ đặt câu hỏi chứ
không phải là những đối tượng trong câu hỏi.

Thông qua câu trả lời cử tri, ông Trọng đưa lời đe doạ
đến quần chúng nhân dân.

Ở phía chính phủ, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rành
mạch hơn. Trong tranh chấp chủ quyền (mà ông Trọng gọi giảm
đi là mẫu thuẫn hai nước) giữa VN và TQ <a
href="http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/211651/-khong-the-co-ban-kieu-nha-toi-la-nha-anh-.html">ông
Dũng nói</a>:

<em>- Không thể có bạn kiểu nhà tôi là nhà anh.</em>

Trước đó ông Dũng <a
href="http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/thu-tuong-khong-danh-doi-chu-quyen-lay-huu-nghi-vien-vong-2994075.html">từng
phát biểu</a>:

<em>- Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển
vông.</em>

Ông Trọng thì nhấn mạnh hoà bình hữu nghị, tình anh em bạn
bè hai nước, ông cho rằng giữ chủ quyền thì cũng phải giữ
được tình bạn bè, hữu nghị.

Còn ông Dũng thì phát ngôn ngược lại, ông cho rằng bạn bè,
hữu nghị mà phải mất chủ quyền thì chỉ là thứ hoà bình,
bạn bè viển vông.

Cho dù nói ĐCSVN là một khối thống nhất, thì cũng không thể
bác bỏ được đằng sau những phát ngôn của Đảng và Chính
Phủ đối nhau chan chát. Ông Nguyễn Phú Trọng là người nắm
Đảng và tư tưởng, phát ngôn và hành động của ông về
việc quan hệ với Trung Quốc ngang bằng việc giữ chủ quyền
là nhất quán từ trước đến nay. Những lời phát biểu của
ông Nguyễn Tấn Dũng khiến ông Trọng lo ngại sẽ dấy lên
một tư tưởng bài Trung Quốc hoặc ít nhất là kích thích các
cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân lên án Trung Quốc
nhiều hơn. Một lẽ dĩ nhiên là sự phản ứng của người
dân, cán bộ Việt Nam với TQ càng cao bao nhiêu thì uy tín của
ĐCSVN càng giảm bấy nhiêu vì mối quan hệ gắn bó của ĐCSVN
với TQ.

Nếu ở vị thế duy trì quan hệ như hiện tại với TQ bây
giờ, gặp phản ứng của cán bộ nhân dân như vậy đã là
bất lợi cho ĐCSVN. Huống chi trong những năm tới ông Trọng
còn muốn quan hệ sâu nặng thêm nữa với TQ. Một kế hoạch
quan hệ như vậy đã được hoạch định và triển khai trong
những năm tới đây.

Ngày 17/12/2014 phó ban tuyên giáo TW Bùi Thế Đức (nên nhớ BTG
của Đinh Thế Huynh với Nguyễn Phú Trọng là một ê kíp) họp
tại thành phố HCM (ngay sau đợt bắt hai bloger có uy tín là
Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập, những blog có quan điểm như
những cử tri đã đặt câu hỏi với ông Trọng). Tại thành
phố vừa xảy ra cuộc bắt bớ này, đại diện của BTG TW Bùi
Thế Đức đã hé lộ về kế hoạch tương lai quan hệ VN và TQ
sẽ có những bước đổi mới đột phá gắn bó với nhau hơn.
<a
href="http://www.tuyengiao.vn/Home/Nhipcautuyengiao/71466/Pho-Truong-ban-Tuyen-giao-TW-Bui-The-Duc-Tap-chi-Bao-cao-vien-can-tang-cuong-tinh-dinh-huong-thong-tin">Ông
Đức nói</a>:

<em>- Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Bùi Thế Đức đã
yêu cầu, trong năm 2015 sẽ có nhiều vấn đề mang tính toàn
cầu hóa và những quan hệ mở rộng hơn giữa đất nước
chúng ta và các nước anh em, cũng như những vấn đề cần mở
rộng trong tuyên truyền miệng, kể cả phòng chống những âm
mưu trong "tự chuyển hóa" "tự diễn biến" của một số
đối tượng trong cán bộ, đảng viên hiện nay… Tạp chí Báo
cáo viên cần nâng cao hơn nữa các chủ đề, bài có tính
chiến đầu cao, tính định hướng sắc sảo… nhằm không
ngừng trở thành cầu nối tốt hơn giữa đội ngũ báo cáo
viên cả nước và Đảng, Nhà nước ta....</em>

Tất nhiên những nước anh em với Việt Nam bây giờ chỉ có
mỗi TQ là phải cần mở chiến dịch tuyên truyền như vậy,
ông Đức không nói ra thì người ta tất phải hiểu nước anh
em đó không phải là Cu Ba hay Bắc Hàn. Ý đồ của Bùi Thế
Đức phù hợp với ý đồ và lời cảnh cáo của Nguyễn Phú
Trọng, nói một cách khác là Bùi Thế Đức cụ thể hoá hơn
lời nói của Nguyễn Phú Trọng thành một chiến dich. Chiến
dịch đó là thanh trừng những ý kiến phê phán, phản đối
việc quan hệ với Trung Quốc càng sâu sắc tới đâu thì chủ
quyền biển đảo, lãnh thổ Việt Nam lại càng mất đến đó.

Mâu thuẫn trong quan điểm đối ngoại, lo sợ những bloger uy
tín, có lượng đọc lớn, có quan điểm phê phán quan hệ TQ
sẽ làm dư luận nghiêng thêm về phía kia. Đồng thời muốn
những năm tới còn gắn chặt sâu hơn nữa với TQ không bị
ngăn cản, chỉ trích. Thì việc bắt giữ những bloger như
Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập là điều tất
nhiên.

Chiến dịch bắt bớ này có bài bản và chọn lựa. Một
Nguyễn Hữu Vinh đại diện cho dòng cán bộ, đảng viên, con
nhà cách mạng. Một Hồng Lê Thọ, giáo sư, Việt Kiều, từng
ủng hộ CSVN trong những năm trước 1975. Một nhà văn già yếu,
bệnh tật nhưng uy tín được nhiều người mến mộ. Thông
điệp mà Nguyễn Phú Trọng cùng bộ sậu thân Tầu đưa ra với
dư luận là bất kể vị trí nào, giai cấp nào nếu chống
Tầu, tức có ý "<em>bài nước nọ</em>" hoặc "<em>tự chuyển
hoá, tự diễn biến</em>" của một số đối tượng đảng
viên... đều sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Khái quát lại là Nguyễn Phú Trọng cùng bộ sậu muốn gắn
kết với Trung Quốc hơn, để ngăn chặn những ai ý đồ đó.
Nguyễn Phú Trọng đã cảnh cáo và chỉ ra những loại người
cần xử lý. Những người bị bắt vừa qua là những đối
tượng nằm trong những lời kêu gọi xử lý của Nguyễn Phú
Trọng và của Bùi Thế Đức.

Việc bắt bớ này sẽ khiến những ai ủng hộ lời phát biểu
của ông Nguyễn Tấn Dũng, hoặc bị lời ông Nguyễn Tấn Dũng
kích thích mà phê phán, chỉ trích TQ sẽ phải đắn đo, dè
chừng đến số phận của mình.

Trong ngày hôm qua 16/12/2014 Cục trưởng bảo vệ an ninh chính
trị nội bộ của Trung Quốc đã sang thăm và làm việc với
ông Tô Lâm, thứ trưởng công an phụ trách an ninh Việt Nam. Hai
bên đã trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ đấu tranh, trấn áp.
Trước đó vài hôm, người viết bài này đã đặt suy luận
rằng cơ quan an ninh bảo vệ chính trị nội bộ của Việt Nam
là cơ quan tiến hành bắt giữ những blogger nêu trên dưới sự
chỉ đạọ của Nguyễn Phú Trọng và Ban Tuyên Giáo trung ương.

Những phát ngôn, hành động của các cá nhân, tổ chức, cơ
quan trên trong vài ngày qua đã dường như cho thấy suy luận
đấy không phải là vô căn cứ.

Giá như là vô căn cứ thì lại là một chút an ủi. Vì như
thế việc, những người bị bắt không phải là làm sạch
những lực cản để năm tới đây Việt Nam gắn sâu con
đường làm nô lệ hoàn toàn cho Trung Quốc.


<center>* * *</center>


Kết thúc thì vẫn như thường lệ, đây là những lời tào lao
của một kẻ thiếu tư cách, các bạn đọc giải trí, đừng
tin.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141217/nguoi-buon-gio-cang-thang-quan-diem-doi-ngoai-dan-den-bat-nha-van),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét