<div class="boxcenter500"><img
src="http://blog.amnestyusa.org/wp-content/uploads/2014/12/159991_Tran_Huynh_Duy_Thuc.jpg"
/><div class="textholder">Chú thích hình: Ông Trần Huỳnh Duy Thức,
Tù Nhân Lương Tâm tại Việt Nam</div></div>
Ngày 29 tháng 11 năm 2014, ông Trần Huỳnh Duy Thức, một tù nhân
lương tâm người Việt Nam, đã đón ngày sinh nhật năm thứ
năm trong nhà tù.
Được biết, vào ngày 20 tháng 01 năm 2010, ông Thức bị tòa án
nhân dân TP.HCM tuyên án 16 năm tù sau khi bị bắt tại gia vào
ngày 24 tháng 5 năm 2009 vì đã viết blog về những vấn đề
liên quan đến chính trị và kinh tế ở Việt Nam. Cùng bị
tuyên án với ông có ba tù nhân khác. Bản án 16 năm tù và 5
năm quản chế tại gia bị y án trong phiên xử phúc thẩm ngày
11 tháng 5 năm 2010.
Hồi đầu tháng 7 năm 2013, ông Thức bị chuyển sang nhà tù
Xuyên Mộc, thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cùng với 4 tù nhân
bất đồng chính kiến khác. Hiện không rõ lý do vì sao ông
bị chuyển trại tù. Gia đình ông chỉ biết ông bị chuyển
trại khi đến thăm nhà tù cũ. Hiện ông Thức bị giam trong
một phòng riêng biệt tại khu giam các tù nhân chính trị. Hồi
tháng 5 năm 2013, ông Thức bị nhốt 10 ngày trong một xà lim
nhỏ, tối tăm và bẩn thỉu.
Mỗi tháng, ông Thức được gia đình thăm nuôi thức ăn, thuốc
men và các nhu cầu căn bản khác. Nhưng việc liên lạc trao
đổi giữa tù nhân và người nhà trong khi thăm viếng thường
bị quấy nhiễu bởi đám cai tù thường can thiệp hay xía ngang
khi gia đình và tù nhân đang nói chuyện, hoặc họ cắt ngắn
thời gian thăm viếng cho phép. Thực phẩm gia đình thăm nuôi
khó để dành được một tháng không bị hư vì đám cai tù
đâm chọc hay xé rách khi kiểm tra. Ông Thức đã từng tranh
đấu với đám cai tù đòi chúng phải tuân thủ luật lệ nhà
tù và tôn trọng quyền của ông. Gia đình ông nhìn thấy ông
Thức đã được đối xử khá hơn trong thời gian gần đây.
Nên biết, ông Trần Huỳnh Duy Thức từng là một kỹ sư và
một doanh nhân thành công. Việc ông bị bắt và bị tù đã gây
hậu quả khó khăn cho gia đình. Công ty của ông bị phá sản
phải đóng cửa ngay sau khi ông Thức bị bắt và bị kết tội.
Vì thế, gia đình ông, trước đây sinh sống bằng thu nhập
của công ty, nay không còn nữa, nên đã gặp nhiều khó khăn
về tài chánh
Tuy nhiên, gia đình ông Thức không bao giờ ngừng đấu tranh cho
ông được thả. Họ đã gửi các đơn khiếu nại đến nhà
chức trách Việt Nam yêu cầu xử lại. Cho đến nay, 4 kiến
nghị đã được gửi đi, nhưng gia đình chưa nhận được phúc
đáp nào từ phía nhà cầm quyển.
Gia đình cũng đưa vụ án của ông Thức đến nhiều tổ chức
quốc tế khác nhau để yêu cầu gây áp lực nhà cầm quyền
Việt Nam trả tự do cho ông. Hồi tháng 8 năm 2012, tổ chức
Liên Hiệp Quốc chống giam giữ tùy tiện (UN Working Group on
Arbitrary Detention) đã chấp nhận bản ý kiến Opinion No 27/2012
bày tỏ quan tâm lo lắng cho ông Thức và ba đồng bị cáo với
ông. Bản ý kiến kết luận rằng: việc giam cầm họ là tùy
tiện, chuyên quyền và độc đoán. Tổ chức này yêu cầu nhà
cầm quyền Việt Nam phải có những bước cải tiến tình hình
cho phù hợp với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công
Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Gia đình
tiếp tục khiếu nại vụ án của ông Thức theo hệ thống tòa
án trong nước. Gia đình ông cũng dự định đưa vụ này ra tòa
án công lý quốc tế mà nhà cầm quyền Việt Nam vừa mới ký
Công ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc. Thực vậy, khi
ra tòa, ông Thức đã khai bị tra tấn trong lúc bị giam và ông
phủ nhận mọi cáo buộc của phía công tố qui chụp.
Người cha của ông Thức năm nay đã 77 tuổi nhưng ông không
mệt mỏi bôn ba khắp thế giới đòi công lý cho con mình. Ông
đã đến tận các tổ chức quốc tế như hội Ân Xá Quốc
Tế. Ông cũng đã gặp các vị dân biểu Mỹ và ông cũng đã
xuất hiện tại phiên duyệt xét hồ sơ nhân quyền phổ quát
và định kỳ (Universal Periodic Review) năm 2014 để vận động
cho con.
Cuộc tranh đấu cho nhân quyền của ông Thức nay đã trở thành
một chính nghĩa chung cho toàn gia đình ông theo đuổi. Theo
người cha cho biết, qua cuộc đấu tranh tự do của ông Thức,
gia định muốn cho thế giới biết rằng, nếu muốn dân chủ
và nhân quyền được tôn trọng ở Việt Nam thì quốc tế còn
phải nỗ lực tranh đấu nhiều hơn nữa. Không phải chỉ cho
ông Thức mà còn phải đòi "Công Lý và Lẽ Phải cho toàn dân
Việt Nam", theo lời thân phụ ông Thức.
Vào địp sinh nhật lần thứ năm trong tù của con, thân phụ
ông Thức muốn gửi một thông điệp cho thế giới như sau:
"Xin quí vị hãy áp dụng bất cứ biện pháp hay phương tiện
cần thiết nào mà nó liên quan đến Việt Nam để kêu gọi nhà
cầm quyền Việt Nam tôn trọng những gì đã đồng ý và chấp
nhận khi ký Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và Chính
trị và Công ước chống tra tấn mà họ vừa đặt bút ký gần
đây. Hiện tại, tại Việt Nam vẫn còn nhiều vụ án kết
tội bất công và oan sai vì nhân quyền không được tôn trọng.
Vì thế chúng tôi mong đợi vụ án của con trai chúng tôi
được xét xử lại để trả lại công lý cho con chúng tôi.
Đây là một việc thiết yếu và tối thiểu phải thi hành để
bảo đảm luật pháp Việt Nam phù hợp với luật quốc tế về
nhân quyền"
Nguồn: <a
href="http://blog.amnestyusa.org/asia/father-demands-justice-for-son-spening-his-5th-consecutive-birthday-in-prison/#more-55506"
title="Father Demands Justice for Son Spending his 5th Consecutive Birthday
in Prison">Father Demands Justice for Son Spending his 5th Consecutive
Birthday in Prison</a>, Amnesty International.
[*] Cộng tác viên Khải Huyền là thành viên nhóm dịch thuật
Dân Luận.
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141214/leila-chacko-nguoi-cha-di-doi-cong-ly-cho-con-dang-don-sinh-nhat-nam-thu-nam-trong),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét