<div class="boxcenter500"><img
src="http://foreignpolicymag.files.wordpress.com/2014/12/129030698putinheadcrop.jpg"
/><div class="textholder">Jason Lee – Pool/Getty Images</div></div>
<strong>Vladimir Putin có một số ý tưởng để giúp nền kinh tế
Nga đang gặp khó khăn. Tuy nhiên, không một ý kiến nào đã
mang lại hiệu quả thiết thực. </strong>
Chỉ tội cho người tiêu dùng Nga mà lại thích đeo đồng hồ
Thụy Sĩ để diện với bộ quần áo kiểu Ý - hoặc ngay cả
khi chỉ muốn đi đôi ủng lông của Úc với thời trang dùng
một lần của Trung Quốc. Đồng rúp đã mất hơn 40 phần trăm
giá trị của mình trong năm qua, trong đó giảm khoảng 8 phần
trăm trong tuần này, và sự mất giá cho thấy không có dấu
hiệu chậm lại. Nhưng khi Vladimir Putin đưa ra những ý tưởng
không đáng tin cậy chút nào, người ta nghi ngờ không biết
Moscow có thật sự muốn chấm dứt sự suy thoái hay không?
Đầu năm nay, ngân hàng trung ương của Nga đã đưa ra các biện
pháp khẩn cấp để chống đỡ cho đồng rúp. Nó đã chi 40 tỷ
USD dự trữ ngoại tệ trong khoảng từ giữa tháng Giêng cho
đến tháng Năm - khoảng 8 phần trăm trong tổng số dự trữ
ngoại tệ của Nga vào thời điểm đó – để mua vào tiền
tệ của chính mình nhằm tăng giá của đồng rúp trong thị
trường toàn cầu. Sau đó, mặc dù đồng rúp tiếp tục trượt
giá, các ngân hàng trung ương đã không đưa ra biện pháp nào
khác... trong nhiều tháng.
Chuyện gì đã xảy ra? Trong tất cả các khả năng, ngân hàng
trung ương nhận ra rằng nó có thể cần dự trữ của mình
để tấn công một đòn quyết định chống lại những kẻ kinh
doanh tiền tệ đã đồng loạt đầu cơ trục lợi trên sự
mất giá đồng rúp - một cuộc đầu cơ tương tự đã làm tê
liệt đồng 'bath' của Thái Lan trong năm 1998. Nếu chính phủ
Nga muốn bảo vệ đồng tiền của mình, sẽ phải có một cách
tiếp cận mới. Lần này, chiến lược sẽ dựa vào xuất khẩu
lớn nhất của Nga, dầu thô.
Xuất khẩu dầu ở Nga cuối cùng chuyển đô la mà họ nhận
được ra đồng rúp. [*] Với giá dầu thấp, họ không nhận
được nhiều rúp, và các nhu cầu tiền tệ giảm xuống. Để
ngăn chặn không cho tỷ giá hối đoái tiếp tục giảm, Nga
phải xuất khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ. Ngay bây giờ, có
nghĩa là phải sản xuất nhiều dầu hơn.
Tại thời điểm này, Nga có lẽ là vận chuyển 5 tới 6 triệu
thùng dầu ra nước ngoài mỗi ngày. Số lượng đó là khoảng
một phần ba nhiều hơn xuất khẩu năm ngoái. Sản lượng dầu
hàng ngày của nó được giữ ở mức khoảng 10 triệu thùng,
và không có dấu hiệu cho thấy số lượng này sẽ giảm xuống
trong tương lai gần; trừ khi tiêu thụ trong nước sắp tăng
vọt – điều này chắc chắn sẽ không xảy ra vì nền kinh tế
của Nga đang trên bờ vực suy thoái – vì vậy xuất khẩu dầu
sẽ tiếp tục bội thu.
Nhưng sản xuất với số lương như vậy có đủ không? Ở mức
giá hiện tại, xuất khẩu dầu thô của Nga có thể trị giá
gần 140 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, so với năm 2013, khi đó giá
dầu và đồng rúp đã cao hơn nhiều, tổng số đến 174 tỷ
USD. Ngay cả ở các cấp độ sản xuất đang bùng nổ, giá trị
xuất khẩu của Nga bằng đồng đô la vẫn là giảm 20 phần
trăm.
Thật vậy, đây là lý do tại sao cắt giảm sản xuất ngay lúc
này, theo ý muốn của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
(OPEC), sẽ là rất nguy hiểm đối với Nga. Ý tưởng của việc
cắt giảm là để đẩy giá dầu tăng cao trong trung hạn, nhưng
sự giảm sút tạm thời giá trị xuất khẩu của Nga sẽ làm
cho đồng rúp không được bảo vệ.
Không được, Nga cần phải tiếp tục bơm thêm dầu để giữ
cho đồng rúp nổi trên biển của dầu. Nhưng làm như vậy, nó
đảm bảo rằng giá dầu sẽ ở mức thấp trong thời gian dài.
Nó cũng làm suy giảm một loại dự trữ khác- đó là quỹ dự
trữ dầu - theo cách làm tồi tệ nhất có thể bằng cách bán
số lượng nhiều hơn, thay vì ít hơn, khi giá thấp. Và làm như
vậy thậm chí đã không giải quyết được vấn đề.
Trong khi đó, ngân hàng trung ương đã quay trở lại thị
trường để mua đồng rúp, bằng cách chi tiêu đến 350 triệu
USD một ngày kể từ tháng Mười. Nhưng có sự giới hạn nếu
tiếp tục làm như vậy; dự trữ ngoại tệ đã giảm gần 20
phần trăm trong năm nay khi việc mua vào đồng rúp bắt đầu,
làm giảm mạng lưới an toàn cho cả sự đầu cơ tiền tệ
lẫn khủng hoảng tín dụng như đã xảy ra vào năm 1998. Các
nhà đầu tư đã cảnh báo rằng xếp hạng tín dụng của
nước này có thể sớm lâm vào cảnh nguy hiểm.
Với ngân hàng trung ương ngày càng bị tê liệt tệ trầm
trọng hơn và đe doạ sản xuất dầu đã căng tới giới hạn
của nó, nước Nga có thể làm gì khác hơn để nâng giá trị
đồng rúp? Trong bài diễn văn về tình hình quốc gia, ông Putin
đã đề xuất ân xá không điều kiện cho các quỹ nước ngoài
được đem trở về Nga. Một động thái như vậy sẽ mang lại
một số ngoại tệ, nhưng cũng cho phép tự do hoạt động rửa
tiền và trốn thuế - có lẽ là một cái gì đó bạn nối khố
của ông sẽ đánh giá cao. Argentina đã thử sử dụng biện
pháp này vào năm 2013, và nó đã không ngăn chặn đồng
'peso' khỏi bị sụp đổ vào đầu năm nay.
Thật không may, các thành phần của nền kinh tế Nga chỉ cho
phép một vài sự lựa chọn khác. Trong hầu hết các quốc gia,
đồng tiền yếu là vấn đề có thể tự điều chỉnh được.
Nó làm cho hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn cho người mua nước
ngoài, làm kích cầu nền kinh tế. Khi thị trường đạt đến
đủ nhu cầu, đồng tiền ổn định. Nhưng sự phụ thuộc vào
dầu mỏ của Nga có nghĩa là nó không phải là một quốc gia
phát triển bình thường - và dầu cũng không phải là mặt hàng
được xuất khẩu thông dụng.
Giá dầu được đặt trong một thị trường toàn cầu, nơi cổ
phiếu của Nga có lẽ là dưới 10 phần trăm. Khi đồng rúp
mất giá, giá dầu cho người mua nước ngoài không thay đổi.
Người mua cần cùng một số lượng tiền tệ riêng của họ
để mua mỗi thùng, do đó họ không có động cơ để tiêu thụ
nhiều hơn. Điều này sẽ không là vấn đề, ngoại trừ hơn
hai phần ba tổng sản lượng xuất khẩu của Nga nằm trong lĩnh
vực năng lượng.
Cùng một vấn đề ảnh hưởng đến một cơ chế khác thường
được sử dụng để giải quyết vấn đề tiền tệ: đó là
việc săn hàng giá hời. Với đồng rúp ở mức thấp như vậy,
các nhà đầu tư có thể đã được dự kiến sẽ tràn ngập
Nga với ngoại tệ trong một thời gian ngắn để mua tài sản
với giá thấp. Nhưng hầu hết các tài sản có giá trị trong
nền kinh tế của Nga, một lần nữa, lại nằm trong lĩnh vực
năng lượng - hiện đang kém hấp dẫn, vả lại các tài sản
này thường cũng không có sẵn cho khách hàng nước ngoài. Ngay
cả khi giá dầu và hơi đốt lên cao, khả năng này cũng sẽ
không giúp ích được nhiều.
Tất nhiên, có một điều quan trọng Nga có thể làm để cứu
đồng rúp: chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Với biện
pháp trừng phạt được dỡ bỏ, hàng chục tỷ USD tiền nước
ngoài rời khỏi nước Nga có thể trở lại, nâng giá trị
đồng rúp và nền kinh tế cùng một lúc. Tuy nhiên, dường như
nhiều người ở Moscow đã không quan tâm đến sự lựa chọn
này - ít nhất là không có nhiều người có tên là Vladimir.
[*] Bài viết này đã được sửa chữa để phản ánh rằng các
nhà xuất khẩu dầu mỏ của Nga nhận đô la, thay vì rúp.
<strong>Nguồn:</strong> <a
href="http://foreignpolicy.com/2014/12/05/can-anything-save-the-ruble-russia-economy-putin-oil/">Can
Anything Save the Ruble?</a>, Foreign Policy
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141208/daniel-altman-co-cach-nao-de-cuu-dong-rup),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét