Cánh Cò - Ua chầu chầu, rồi răng hè?

<div class="boxleft300"><img
src="http://hieuminh.files.wordpress.com/2011/05/e1baa3nh-ndt-che1bba5p-nql.jpg"
/><div class="textholder"></div></div>Có một điều gì đó thôi thúc
phải viết về Bọ Lập, mặc dù hàng trăm bài giá trị đã
được lan truyền sau khi Bọ bị bắt. Bọ bị bắt cũng như hai
blogger Nguyễn Hữu Vinh tức Ba Sàm và Hồng Lê Thọ, chủ trang
Người lót gạch đã nhập kho trước đó. Bọ Lập vào trại
giam Phan Đăng Lưu với điều 88 như một giọt nước tràn ly,
giọt nước đến từ nhiều phía, nhiều người nhưng chủ yếu
là những người yêu mến trang blog Quê Choa và các cuốn sách
của nhà văn Nguyễn Quang Lập.

Có người chưa bao giờ biết anh nhưng xem bài anh viết cũng như
những đường link tới các bài viết khác cho thấy anh là
người có cá tính và quan trọng nhất anh có quan điểm chống
cái ác, cái xấu, cái độc tài toàn trị vốn đang xảy ra hàng
ngày tại Việt Nam. Anh nói mình chuyển tải sự thật trong khi
chính quyền không muốn sự thật của họ lọt tới tai công
chúng. Anh nói là nhà văn anh không thể cam lòng nhắm mắt
trước những bất công mà cứ như con chó giữ nhà cho chủ,
mong chờ chủ xón ra giải thưởng nọ danh hiệu kia để vui
sướng vẫy đuôi liếm láp.

Anh từ chối những vai trò trong các hội hè đàn đúm của nhà
nước để yên tâm làm công việc mà anh thích tuy rất phiêu
lưu: viết blog.

Trang blog thì có hàng trăm trang tại Việt Nam nhưng các trang
nổi tiếng thì chủ của nó đã bị nhập kho hầu hết. Ban
đầu là Phạm Viết Đào, tới Trương Duy Nhất rồi các người
khác nữa cùng với một tội danh trong điều 258. Bọ Lập ngon
hơn, đứng riêng với hai chiếc còng một lượt nếu hai con số
tám là biểu tượng cho một cặp còng nổi tiếng của Việt
Nam. Một chiếc còng tay, một chiếc còng tư tưởng. Còng tay
thì khó mà mở còn còng tư tưởng thì nhà nước cần phải
học nhiều từ Bọ Lập.

Có ai như anh, mở còng cho người dân mù mịt bằng thứ ngôn
ngữ của người dân miền quê Quảng Bình để cho mọi người
thấy rằng từ trong trứng nước cách mạng là một đám lộng
quyền và tàn nhẫn.

Có đọc những Ký Ức Vụn mới thấy cái nhìn của anh sâu
sắc và nhân bản đến thế nào khi vạch những xấu xa bỉ ổi
của những người mang danh cách mạng bằng chính thứ ngôn ngữ
dân gian anh gọi là văn nói lại tác động vô cùng. Cả bọn
như Cu Mến, Cu Mèo, Cu Bịp …những cu ấy chỉ chờ chực cơ
hội vạch áo người dân đổ nước sôi khảo của. Những mẩu
chuyện trong Ký Ức Vụn cho thấy cái nhìn của Nguyễn Quang
Lập là của dân gian nhưng chỉ có anh mới nói ra được một
cách hồn nhiên như người góp chuyện trong một tốp nông dân
ngồi giải lao trước khi cắm đầu xuống ruộng.

Những con người một thời ở miền quê của anh nay biến đổi
thành những gã sơ mi cổ cồn, lên TV phát biểu như thánh nhưng
lại rỗng như một chiếc giếng khô. Họ hết lớp này tới
lớp khác trong 70 năm ấy đã vét đến tận đáy lao lực của
người nông dân thời trước cho tới các công nhân thời hiện
đại. Hết sức người chúng quay sang vét tài nguyên quốc gia,
tài nguyên vét gần hết chúng lại xoay sở để kêu ngoại bang
vào lập những dự án khủng để tiếp tục ăn trên xương máu
dân tộc. Cứ vậy mà Bọ làm. Bọ không cần viết vì một
mình dễ bị cực đoan. Bọ lấy các bài khác bỏ lên trang blog
của mình. Độc giả của Bọ mỗi sáng trước khi làm việc
phải mở ra xem hôm nay có gì mới. Quê Choa trở thành một kênh
thông tin giá trị và đáng tin cậy vì người chủ trang của nó
biết việc gì đang xảy ra trên cơ thể Việt Nam.

Bọ Lập có một thời gian ngắn, rất ngắn, chọn các bài
viết ít gây ấn tượng, nói tới những vấn đề không ai
muốn nghe…do Bọ sợ, Bọ bị thúc ép của công an văn hóa.
Bọ sợ và thỏa hiệp một chốc nhưng mỗi tối nằm xuống
Bọ không ngủ được, Bọ cảm thấy hèn và nhất là sợ
phản ứng ngầm của bạn đọc. Hơn 100 triệu lượt người
vào blog của Bọ đã kéo Bọ trở lại như những ngày đầu
tiên: Ua chầu chầu, ra răng thì răng hè!

Cái tới luôn ấy rất Bọ và rất Quảng Bình, nơi người dân
bên ngoài thấy là hiền lành nhưng phía sau sự hiền lành ấy
là ngoan cố, đã đi là phải tới đã nói là phải làm.

Bọ thần tượng Võ Nguyên Giáp thì cũng phải thôi, ông đại
tướng có hàng triệu người muốn đặt lên bàn thờ chứ nào
phải mình Bọ? mấy chục bài viết về ông Giáp được Bọ
đăng liên tiếp đã làm nhiều người khó chịu và chống đối
ra mặt trong đó có một bà vợ nhỏ của ông Lê Duẩn đã gây
nhiều tranh cãi nhưng Bọ vẫn đứng ngoài những tranh cãi ấy
để Quê Choa tiếp tục là của mọi người. Bọ đứng một
mình với cây gậy lẻ loi nhưng đàng sau hình bóng ấy là hàng
trăm ngàn con người Việt Nam hôm nay đang chằm chằm nhìn Bọ.

Trong hàng trăm ngàn độc giả ấy đã có ít nhất 1.200 người
công khai ký thư yêu cầu nhà nước thả Bọ ra. Dĩ nhiên không
ai tin rằng nhà nước sẽ làm điều ấy nhưng người ta thấy
một điều: dù sao thì họ yêu Bọ hơn yêu cái nhà nước mà
họ đang bị cai trị.

Bọ có độc giả và bạn bè. Độc giả của Bọ không riêng
tại Việt Nam mà còn vươn xa khắp thế giới. Nơi nào có
Internet nơi đó có Quê Choa. Nơi nào có Quê Choa nơi ấy có sự
thật.

Các giáo sư nổi tiếng hay những văn nghệ sĩ chân chính,
những người cổ vũ cho sự thật ấy đã vượt qua sự sợ
hãi thường thấy để lên tiếng cho Bọ. Chính quyền thì làm
như bình thản nhưng chắn chắc trong những căn phòng bí mật
họ đang tranh cãi với nhau về chuyện bắt giam Bọ. Họ đã
lỡ leo lưng cọp, con cọp dư luận, và họ không thể tự nhảy
xuống nếu không tìm ra một lý do chính đáng nào đó để thả
Bọ, một lý do nhân đạo chẳng hạn.

Mà chong mắt chờ đợi sự nhân đạo của người công sản
không khác nào bọn hồi giáo cực đoan cố giết thật nhiều
người để lên thiêng đàng gặp 72 mỹ nhân do đấng Alah ban
thưởng!

Người cộng sản rất giỏi nói tiếng nhân đạo nhưng việc
làm thì ngược lại hoàn toàn. Khập khiễng như Bọ nhưng vẫn
còn đi được thì còn vào tù. Nằm liệt trên cáng như tướng
Thanh vẫn bị khiêng ra tòa nghe xử án. Đây là cách chứng tỏ
quyền lực tuyệt đối, tuyệt đối đến vô nhân đạo của
chế độ vốn đi lên từ bạo loạn.

Mặc dù nhà nước ấy nhắm mắt bịt tai nhưng gia đình họ,
con cái họ dòng tộc họ sẽ không thể bịt tai nhắm mắt
hoài. Một ngày không xa con cháu họ sẽ đặt câu hỏi phải
chăng chúng đang hưởng những thành quả được lấy từ máu
của những người như Bọ Lập, như anh Ba Sàm như Hồng Lê
Thọ, Trương Duy Nhất cùng hàng chục blogger khác vẫn đang trong
vòng tù tội.

Bắt bỏ tù Bọ Lập nhà nước tự mình bôi bẩn khuôn mặt
của mình vốn không sạch sẽ gì lắm. Sử dụng bất cứ
điều luật nào cũng sai trong trường hợp của trang blog Quê
Choa. Còng đầu người dân thì dễ nhưng muốn còng tư tưởng
của họ thì nhà nước cần phải đọc Quê Choa, mà còn phải
đọc nhiều hơn dân thường để thấy rằng tại sao trang blog
này nổi tiếng.

Một trăm triệu lượt người vào đọc nó không phải là nhỏ.
Kẻ khập khiễng mang tên Bọ Lập ấy lại càng không nhỏ. Con
sóng nào cũng cần có gió và việc bắt Bọ là ngọn gió cực
kỳ đúng lúc cho một vận động thay đổi cần thiết và khẩn
cấp hiện nay.

Trong một trăm triệu người đọc ấy không ít người thật
sự yêu mến và nghẹn ngào khi nghe tin Bọ bị bắt. Họ yêu
mến anh bằng trái tim và cảm nhận một tài năng. Những yêu
mến ấy âm thầm chảy và kết tủa thành quặng, như cách mà
Bọ thường ngạc nhiên: Ua chầu chầu...răng vậy hè!

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141222/canh-co-ua-chau-chau-roi-rang-he),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét