Nguyễn Văn Tuấn - Tại sao "Kính cổng cao tường"?

<div class="boxcenter500"><img
src="https://scontent-a-ams.xx.fbcdn.net/hphotos-xpa1/v/t1.0-9/10518990_10203541999737700_2381010661207283252_n.jpg?oh=9d25648af5cf1b77dcbac9e83c80798f&oe=55084E55"
/><div class="textholder">Khoảng cách giữa quốc hội và người
dân ngày càng xa cách?</div></div>

Không biết các bạn thì sao, chứ tôi mỗi lần ghé qua các cơ
quan Nhà nước, tôi có cảm giác ngài ngại. Cái đầu tiên
đập vào mắt là cái hàng rào bằng thép (hay giả thép) kéo
ngang cổng, một hình ảnh nói rằng "chúng tôi không chào đón
các bạn" (hay nói theo cách nói phổ biến của người Tây là
"<em>you are not welcome</em>"). Kế đến là cái lô cốt có người
ngồi trong đó, thêm một hình ảnh mang tính nghi ngờ, cửa
quyền. Cái lô cốt và người bảo vệ thầm nói: "ông muốn
vào trong kia thì phải bước qua cái quyền lực của tôi", hay
"Tôi có quyền không cho ông vào trong đó". Mà, không phải chỉ
các cơ quan cấp địa phương, ngay cả cơ quan cao nhất như
Quốc hội cũng toát lên cái dáng dấp và phát biểu không chào
đón – <em>unwelcome</em>.

Thử nhìn vào bức hình dưới đây. Đó là hình chụp cái cổng
của toà nhà QH mới toanh (1). Các bạn thấy gì? Bỏ qua những
bụi bậm có vẻ mú mịt và dơ bẩn, hay những hàng cây hờ
hững và dãy xe auto đậu giống như một siêu thị, mà hãy nhìn
vào những con người ở đó. Có 4 người mắc đồng phục
giống như là lính, nhưng chắc là an ninh. Có ít nhất 9 cảnh
sát! Họ hình như chẳng có việc gì làm nên đứng lóng ngóng,
người thì tay chấp sau đít, kẻ đang tán gẫu với ai đó.
Một cái lô cốt xây bằng sắt thép có vẻ rất phản cảm ngay
phía trước toà nhà nguy nga tráng lệ. Còn mấy cái hàng rào di
động được sắp xếp một cách vô trật tự, và tạm bợ, và
nó chỉ mở cho vừa một chiếc xe auto ra vào. Còn toà nhà QH
thì cửa đóng im lìm. Toàn cảnh quang như là một nói một cách
khẳng định rằng: you are not welcome here – bạn không được
chào đón ở đây.

Cái quang cảnh này rất khác với các nước mà bà phó chủ
tịch nói dân chủ kém vạn lần so với VN. Hãy lấy Quốc hội
Úc làm ví dụ. Đó là nơi mà tất cả chúng ta, tôi và các
bạn, kể cả người nước ngoài, đều có thể ghé thăm thoải
mái. Lái xe một cái vèo lên Canberra, chẳng phải vất vả tìm
chỗ đậu xe vì toà nhà QH Úc có chỗ đậu xe rất lớn. Đậu
xe xong, lấy thang máy lên đại sảnh tham quan các phòng ốc. Tham
quan một vòng để biết các đời thủ tướng có chân dung đang
nhìn chầm chầm vào khách (nhưng không đáng sợ), lên sân
thượng toà nhà để chụp vài tấm hình làm kỉ niệm. Nếu
ghé thăm nhằm ngày họp QH, tại sao không vào khán phòng dành
riêng cho công chúng để nhìn và nghe các dân biểu tranh luận,
có khi cãi nhau chí choé rất vui. Chẳng có bảo vệ nào làm
khó. Chẳng có bóng dáng quân sự ở đâu. Cũng chẳng có cảnh
sát nào đứng lóng ngóng trước cổng. Chẳng tốn một xu nào
để vào cổng. Tất cả toát lên cái air thân thiện, và nó làm
cho người đóng thuế xây dựng cái toà nhà đó cảm thấy tự
hào. Nhưng cái chính quyền của cái nước kém dân chủ này nó
chẳng bao giờ gân cổ nói oang oang là "của dân, vì dân, và do
dân".

Thế nhưng ở một nơi mà các quan chức cứ ra rả "chính quyền
của dân, vì dân và do dân" thì toà nhà QH lại kín cổng cao
tường như chúng ta thấy qua bức hình! Kể ra thì cũng trớ
trêu. Không thể giải thích được. Người dân chính là chủ
nhân của cái toà nhà đó, vì họ đóng tiền thuế để xây
nó. (Tôi cũng có đóng thuế bên VN nhé, đóng nhiều là đằng
khác!) Vậy mà người dân không được chào đón vào cái căn
nhà mình góp phần xây dựng lên! Họ cũng không được dự
thính lời vàng ý ngọc của các dân biểu. Có lẽ nên xem lại
khẩu hiệu "chính quyền của dân, vì dân và do dân".

Thật ra thì người ta cũng có lí do để không cho người dân
vào toà nhà QH. Lí do dễ nghĩ đến là an ninh. Các cảnh sát
viên và an ninh viên trước cổng toà nhà QH có nhiệm vụ giữ
gìn an ninh cho các đại biểu QH. Lí do này nếu chỉ nghe qua thì
cũng chính đáng, nhưng nghĩ kĩ thì thấy có vấn đề nghiêm
trọng. Câu hỏi đặt ra là tại sao các đại biểu họ cảm
thấy không an toàn? Mượn cách nói của ngài tổng bí thư
("Mình phải như thế nào người ta mới mời chứ"), người ta
có thể hỏi: họ làm cái gì để cảm thấy nơm nớp lo sợ có
người tấn công, để phải có hàng tá cảnh sát và an ninh
phải gác cổng? Có lẽ họ chẳng làm điều gì ghê gớm cả,
mà chỉ là do tâm lí complex inferiority (phức cảm tự ti) mà
thôi. Theo đó, họ cảm thấy mình không có quyền gì nhiều,
nên phải thiết kế một cái hệ thống cổng và tường bao
bọc chung quanh để nâng cao cái sắc diện "ta đây quan trọng".
Một lí do khác cũng có thể là họ thấy bất an, nên tất cả
các cơ quan công quyền đều có cái air "kính cổng cao tường".
Nhưng một đất nước thanh bình, đã 40 năm nay không có bạo
loạn, thì tại sao cảm thấy bất an? Thật khó hiểu nổi.

_____________________

(1)
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/11/141128_hop_quoc_hoi_hoai_son?ocid=socialflow_facebook

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141129/nguyen-van-tuan-tai-sao-kinh-cong-cao-tuong),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét