Tại cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ Việt nam tổ
chức hôm 29/10/2014 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
trấn an các đại biểu rằng "nợ công của quốc gia bao gồm
nợ Chính phủ vay, nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính
quyền địa phương hiện vẫn trong giới hạn cho phép theo qui
định của Chiến lược nợ công quốc gia là không vượt quá
65% GDP (tổng sản phẩm quốc nội)". Các bản nguồn tin chính
thức trích lời Thủ tướng đánh giá đỉnh nợ công quốc gia
sẽ đạt mức 64,9% vào năm 2016 và đều lo ngại cứ tình
trạng này thì không bao lâu Việt nam sẽ… bể nợ!
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, Chính phủ sẽ tiếp
tục tập trung và dứt khoát kiểm soát nợ công theo chiến
lược đã đề ra, đảm bảo nợ công trong giới hạn cho phép;
đảm bảo chi, sử dụng tiền vay có hiệu quả; đảm bảo cân
đối ngân sách dành cho trả nợ; cơ cấu lại nợ theo hướng
lành mạnh hơn, để có các khoản vay với thời hạn dài hơn,
lãi suất thấp hơn, không làm thay đổi tổng nợ cũng như
nghĩa vụ nợ; đồng thời Chính phủ sẽ kiểm soát chặt chẽ
nợ nước ngoài, bảo đảm nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của
quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu trong giới hạn cho
phép (bằng 25% GDP).
Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế từ Hà
Nội nói thẳng: "Thủ tướng luôn luôn báo cáo nợ công ở
trong mức độ an toàn, vậy trong mức độ hiện nay đánh giá
mức độ an toàn ở chỗ nào? Thí dụ Châu Âu đánh giá nợ
công dưới 60% GDP, bội chi ngân sách dưới 3% là an toàn. Nhưng
có điều kiện khác là khả năng trả nợ được hay không.
Mặc dầu nợ công hiện nay dưới mức an toàn nhưng tới 2015
sẽ xấp xỉ 65%, tức là tới giới hạn đỏ và khả năng trả
nợ của Việt Nam rất hạn chế, rất hạn hẹp và trả nợ
rất là khó khăn"
Tại phiên họp Quốc hội, lãnh đạo một số bộ, ngành đã
trình bày vô cùng ái ngại các vấn đề liên quan đến nợ
công, nợ xấu. Thế nhưng lãnh đạo Bộ Tài chính lại khẳng
định nợ công vẫn trong giới hạn an toàn mới là chuyện lạ,
bởi thời gian qua, nợ công có xu hướng tăng bởi phải vay
để đầu tư phát triển và trả nợ. Trong đó nợ trong nước
chiếm tỷ trọng lớn (51%) song thường có thời hạn ngắn và
lãi suất cao hơn nên gây ra áp lực đối với cơ cấu thu chi
ngân sách. Nợ nước ngoài chiếm khoảng 49%, đa phần là vốn
vay ODA đã sắp đến hạn phải trả.
Tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam ngày 29/10/2014, tổng hợp ý
kiến các đại biểu Quốc hội phục vụ phiên họp toàn thể
ngày 30/10 nêu rõ: "Nợ công đang trở thành vấn đề nguy
hiểm, nếu không giải quyết tốt có thể đe dọa đến tài
chính quốc gia và ổn định vĩ mô, chính trị". Các đại
biểu Quốc hội còn góp ý, cần đánh giá vấn đề nợ công
một cách thẳng thắn hơn. Chính phủ cần có báo cáo bổ sung
gửi Quốc hội và báo cáo hàng năm về nợ công, trong đó cụ
thể hóa về cơ cấu nợ, chủ thể nợ, mức nợ hàng năm, tỷ
trọng nợ công/GDP, phương án trả nợ, vấn đề sử dụng
đồng vốn vay… Vẫn theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, nhiều
vị đại biểu cũng đặt vấn đề là Quốc hội chưa sử
dụng hết quyền giám sát và quyền quyết định các vấn đề
quan trọng liên quan đến vấn đề nợ công. Quốc hội chỉ qui
định trần nợ công, mà chưa có chỉ tiêu về tỷ lệ trả
nợ.
Ngay sáng 31/10/2014, nhiều báo trong nước đã cập nhật nợ
công của Việt Nam đến thời điểm này là hơn 85 tỷ USD; như
vậy mỗi người dân đang gánh số nợ 937 USD theo đồng hồ
nợ công toàn cầu của báo The Economist. Trong khi đó, bản tổng
hợp ý kiến đại biểu Quốc hội phổ biến trong phiên họp
toàn thể ngày 30/10/2014 ghi nhận rằng, nợ công của Việt Nam
đã vượt trần nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà
nước, nợ trái phiếu Chính phủ, nợ đọng xây dựng cơ bản.
Nhà nước nợ, dân phải gánh tất tật những thứ nợ mà dân
chẳng biết các quan chi tiêu những gì khi đất nước chưa có
gì được gọi là… hoành tráng cả!
LUẬT SƯ T.A.M
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141104/luat-su-tam-gan-1000usd-no-cong-cho-moi-dau-dan-viet-nam),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét