Kỳ Duyên - “Công lý” khóc cười và dao trâu mổ… dự án

Từ vụ việc Thần Công lý đến vụ việc Dự án của Thừa
Thiên- Huế cho thấy sự nhạy cảm chính trị, sự sáng suốt
lẫn trách nhiệm quản lý của các quan chức có trách nhiệm ở
các ngành, các cấp cũng rất cần được dùng "dao trâu" …
mổ xẻ.I-</strong>Tuần qua, dư luận xã hội có phần gay gắt
với vụ VTV24 quyết làm cho ra nhẽ việc Đội trưởng bóng đá
U19 Công Phượng có gian lận tuổi (19 hay 21) hay không. Ngạc
nhiên là số đông ý kiến trên các trang mạng XH lại… chê
cách đấu tranh chống tiêu cực của nhà đài "hiếu thắng,
quyết năm ăn năm thua" với một cái lỗi không lớn, khiến
thiên hạ bảo<em> dao trâu mổ gà. </em>Thì có một vụ việc
nghiêm trọng bỗng trở nên hài hước, khiến ai cũng buồn
cười. Người Việt đúng là <em>dân tộc lạc quan nhất thế
giới.</em>

Đó là trên bìa cuốn sách Bộ luật Dân sự và văn bản
hướng dẫn thi hành 2014 của NXB Lao động –Xã hội có in hình
biểu tượng vị Thần Công lý ở nước Việt. Nhưng rất khác
với biểu tượng Thần Công lý quen thuộc mà nhân loại
thường được chiêm ngưỡng.

Đó là tượng Nữ thần Công lý, cầm thanh gươm thể hiện cho
quyền lực cưỡng chế, quyền uy của tòa án; một chiếc cân
phân định cái thiện cái ác, biểu tượng cho sự nghiêm minh
không thiên vị; một chiếc khăn bịt mắt tượng trưng cho ý
tưởng công lý mù lòa, đối lập lại những áp lực, ảnh
hưởng từ bên ngoài (theo Wikipedia mở Tiếng Việt)

<center><a
href="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/11/21/16/20141121160435-bia-sach.jpg"
><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/11/21/16/20141121160435-bia-sach.jpg"></center>
<em><center>Ảnh bìa sách </center></em>

Còn biểu tượng Thần Công lý nước Việt có gương mặt của
một diễn viên hài quen thuộc- cũng có cái tên giống biểu
tượng- Công Lý. Nhưng khác hẳn biểu tượng Nữ thần, "Nam
thần" này mình trần trụi, cơ bắp cuồn cuộn hai "múi",
mặc độc chiếc quần xà lỏn, đang gắng cân bằng trên đôi
vai chiếc cân giống… đôi quang gánh, đứng trên quả địa
cầu. Hệt một anh gánh lúa, đứng trên sân khấu xiếc, và
gương mặt tươi cười như trước mặt có các phóng viên ảnh
tác nghiệp.

Khỏi phải nói. Sau phút ngỡ ngàng, người Việt nào nhìn biểu
tượng Thần Công lý nước Việt cũng phì cười.

Và cũng khỏi phải nói, sau phút phì cười một cách bản năng,
nhiều người bỗng bất bình.

Vì nhìn vào cái hình ảnh khiên cưỡng và thiếu thẩm mỹ lẫn
biểu cảm của biểu tượng, người đọc có quyền suy luận
bởi "thông điệp" của hình ảnh khá phản cảm, khi nó
được in trên một cuốn sách về luật Dân sự. Không phải vô
lý khi nhiều ý kiến đa chiều của chính giới luật sư, những
người đang trên hành trình gắng sức xây dựng một nền tư
pháp nghiêm cẩn, có chất lượng, bất bình trước hình ảnh
như nhạo báng nghề nghiệp giới luật, đặt câu hỏi: <em>Công
lý ở đây chỉ là tên một diễn viên hài?</em>

Giờ thì đúng là dao trâu mổ… Thần Công lý

Thẩm phán Phạm Công Hùng (TAND tối cao), Luật sư Vũ Quang Đức
(Đoàn luật sư TP.HCM) bức xúc: "Đó là sự thiếu văn hóa
của người thực hiện cuốn sách này khi đưa một hình ảnh
hài không ra hài, bi không ra bi. Luật sư Đức còn cho rằng đó
là sự nhạo báng và bôi bác (TT, ngày 17/11).

Trong khi đó, luật sư Vũ Thái Hà "nghiêm trọng" hơn: Việc
đưa hình ảnh phản cảm này trên trang bìa không thể được
gọi là thiếu sót mà hẳn là có dụng ý nào đó?

Còn ở góc nhìn sâu sắc, có phần suy ngẫm không kém, luật sư
Bùi Quang Nghiêm điềm tĩnh: Dưới góc độ những người làm
văn hóa, họ có cách nhìn nhận về ngành luật khác với chúng
tôi chăng?

Chỉ một hình minh họa, mà đã cho bạn đọc cách nhìn đa
chiều, và nó "đụng chạm" đến cả sự nghiêm cẩn lẫn
những sự hạn chế, bất cập của một nền tư pháp.

Tuy nhiên, sự hạn chế, hay bất cập của một nền tư pháp là
một chuyện. Việc danh chính ngôn thuận ra đời một cuốn sách
về luật pháp, phổ biến kiến thức cho người dân am hiểu và
thực thi pháp luật theo bổn phận và trách nhiệm công dân lại
là một việc khác. Nó đòi hỏi chuẩn xác, mô phạm và tường
minh đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Đây là việc tối thiểu
mà bất cứ ai làm nghề dính líu đến chữ nghĩa, xuất bản
hẳn phải nắm rất vững. Nó cho thấy tính chuyên nghiệp hay
ngược lại…Đủ biết xuất bản văn hóa phẩm đòi hỏi sự
chỉn chu, chuẩn mực và văn hóa đến thế nào.

<center><a
href="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/11/21/16/20141121160537-20141117101428-aa.jpg"
><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/11/21/16/20141121160537-20141117101428-aa.jpg"></center>

Diễn viên Công Lý Còn nhân vật trung tâm- nghệ sĩ hài Công Lý
thì … dở khóc dở cười. Chuyên đóng vai hài trên sân khấu,
để lại cho đời những tiếng cười vừa khoáng đạt, vừa
thâm thúy, và cứ ló mặt ra là thiên hạ đã cười; nhưng khi
bất đắc dĩ đóng vai hài trong đời, Công Lý chả cười nổi,
ngược lại, anh rất … khó chịu.

Bởi anh này đã không được NXB hỏi ý kiến, không biết tý
gì kể cả khi diện mạo của mình "chường" trên trang bìa
cuốn sách với đủ sự đàm tiếu lẫn suy diễn này nọ- một
cách ứng xử rất thiếu tôn trọng. Công Lý chỉ được NXB
gọi điện đánh tiếng xin lỗi khi cuốn sách đã tai tiếng.
Nhưng Công Lý cho biết, anh sẽ ủy quyền cho luật sư làm việc
chứ không gặp NXB.

Và điều này mới là đáng chú ý. Khi mọi việc được tìm
hiểu ngọn nguồn, càng thấy cái tính thiếu chuyên nghiệp, sự
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngang nhiên và mặt trái của
cơ chế xuất bản sách liên kết hiện nay, vô cùng lỏng lẻo,
trôi nổi, trong khi đồng tiền thì được người ta nắm…
rất chặt. Đây chính là nguồn gốc của mọi sự lình xình
xung quanh câu chuyện "Thần Công Lý".

Theo tìm hiểu của báo Tuổi trẻ (ngày 17/11), anh NVL (23 tuổi),
chính là tác giả của bức hình Thần Công lý trên bìa sách cho
biết, đó là một sản phẩm đồ họa được đăng tải trên
diễn đàn Vietdesigner.net cách đây 02 năm, với chủ đề của
diễn đàn "cán cân Công lý". Bức hình đó ra đời và tồn
tại trên diễn đàn này đến sáng 17-11.

Vậy mà ngay cả khi bức hình đó chễm chệ trên bìa cuốn
sách, anh NVL cũng chẳng thấy ai ở NXB Lao động- XH hỏi ý
kiến mình.

Vậy ai là người đưa Thần Công lý "lên ngôi"? Trả lời
Một thế giới, ngày 17/11, đại diện NXB Lao động- XH cho
biết, đó là phía đối tác của họ- Nhà sách Lao động (t/p
HCM) cho thêm vào. Nhà sách này chính là đối tác liên kết để
làm sách liên kết với NXB Lao động- XH, mà cuốn sách có hình
Thần Công lý chỉ là một sản phẩm "cộng sinh" của hai
bên.

Cũng theo vị đại diện này,<em> maquette</em> bìa sách được
NXB Lao động- XH duyệt hoàn toàn không có hình ảnh nghệ
sĩ hài Công Lý, tên cuốn sách cũng bị thay đổi so với
bản duyệt. Như vậy hình ảnh Thần Công lý do chính Nhà sách
Lao động đưa vào. Nhưng đó chưa phải kết thúc. Một cuốn
sách nữa về luật Hình sự cũng mang tên của NXB Lao động- XH,
cũng đụng chạm vấn đề cán cân công lý, khác chăng cán cân
công lý lần này, một bên đựng chiếc đồng hồ, một bên
đựng cả xấp tiền đô (la). Có lẽ chỉ NXB mới hiểu được
thông điệp bí hiểm của họ.

Mặc dù quy chế xuất bản, quy chế làm sách liên kết đã
được ban hành từ rất lâu, nhưng cái sợi dây liên kết
"cộng sinh" này, tiếc thay không phải dây tơ hồng, nên một
khi NXB bán cho đơn vị liên kết cái giấy phép thì tiếp theo
đó sẽ là <em>Anh đi đường anh, tôi đường tôi/ Tình nghĩa
đôita có thế thôi</em>. Chỉ khi phạm luật, họ mới gặp nhau
trước … Thần Công lý.

Vì thế, nói như báo Lao động, ngày 18/11, "Ở VN, Xuất bản
cũng là một diễn viên hài". Giật dây cho diễn viên hài này,
là vị đạo diễn tài ba và ma quỷ, có tên- đồng tiền.

Nhưng <em>tham thì thâm</em> và tùy tiện, cẩu thả cũng …<em>
thì thâm.</em> Mới đây, NXB Lao động – XH bị phạt 252 triệu
đồng cho việc xuất bản hai cuốn sách đều liên quan đến
công lý nói trên.

Cứ tưởng Thần Công lý đã là chuẩn mực của chân lý. Hóa
ra, để đạt tới sự chuẩn mực ở nước Việt này, thần
cũng … long đong lắm!

****************

<strong>II-</strong> Cũng là chuyện đồng tiền, mà đồng tiền
ở đây thì lớn gấp vạn đồng tiền của vụ việc Thần
Công lý nói trên, nhưng nó cũng đang phải chịu sự mổ xẻ,
thông qua một dự án lớn gây ầm ĩ và tai tiếng tuần qua.

Đó là vụ việc tỉnh Thừa Thiên- Huế, năm 2013 đã cấp phép
cho Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine nằm ở
khu vực Cửa Khẻm - mũi vươn ra biển xa nhất của đèo Hải
Vân.

Theo VTC News ngày 19/11, dự án khu du lịch này có diện tích
khoảng 200 ha tại khu vực mũi Cửa Khẻm (nơi núi Hải Vân đâm
ra biển) được giao cho Công ty cổ phần Thế Diệu (thuộc Công
ty TNHH World Shine Hong Kong) đăng ký đầu tư tại Thừa Thiên -
Huế từ tháng 10/2013.

<center><a
href="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/11/21/16/20141121160642-du-an.jpg"
><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/11/21/16/20141121160642-du-an.jpg"></center>
<em><center>Tuyến đường 5 km đã được trải nhựa dẫn từ
đèo Hải Vân xuống khu vực triển khai dự án. Ảnh: Hoàng
Dũng</center></em>

Tại đây, nhà đầu tư sẽ xây dựng khu nghỉ mát tiêu chuẩn
05 sao (450 phòng), trung tâm hội nghị quốc tế 2.000 chỗ ngồi,
khu nhà nghỉ dưỡng năm tầng (220 căn hộ cao cấp), 350 căn hộ
biệt thự và khu dịch vụ du lịch, nhà hàng, bãi tắm... với
tổng vốn đầu tư khoảng 250 triệu USD.

Dự án sẽ triển khai theo 03 giai đoạn trong thời gian 10 năm
2013-2023. Để tiến hành dự án, UBND tỉnh này đã đầu tư
một con đường dài 05 km, với tổng kinh phí 50 tỷ đồng, vừa
đưa vào sử dụng. Nhưng mới rậm rạp, dự án đã bị phản
đối dữ dội và lo ngại của dư luận xã hội. Đặc biệt là
UBND t/p Đà Nẵng và Bộ Quốc phòng.

Vì sao?

Theo cái lý của UBND t/p ĐN, thì đây là khu vực giáp ranh giữa
hai địa phương, chưa được phân định địa giới hành chính
rạch ròi nên Thừa Thiên - Huế không thể tùy tiện cấp phép
cho doanh nghiệp vào đầu tư dự án. Thậm chí, Chủ tịch UBND
TP Đà Nẵng Văn Hữu Chiến đã có văn bản gửi Thủ tướng
CP, đề nghị cho dừng dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc
tế World Shine tại khu vực rừng Hải Vân mà tỉnh Thừa Thiên-
Huế đã cấp phép.

Còn khi trao đổi với báo GDVN, ngày 19/11 về vị trí hiểm yếu
của khu vực này, một đại tá của Bộ đội Biên phòng Đà
Nẵng cho biết, vị trí đó hết sức quan trọng trong quốc
phòng an ninh. Nó án ngữ ngay vịnh Đà Nẵng, có tầm quan sát
rộng bao quát vịnh Đà Nẵng và cả vịnh Lăng Cô. Ảnh hưởng
đến cảng quân sự vùng 03 Hải quân. Về mặt tác chiến phòng
thủ, nếu án ngữ tại địa điểm trên thì việc xâm nhập
bờ biển rất dễ dàng, nguy hiểm cho quốc phòng- an ninh… Hơn
nữa, Đà Nẵng có đơn vị hành chính huyện đảo Hoàng Sa,
việc để một dự án nước ngoài án ngữ ngay địa điểm
trên cũng gây nguy hiểm cho vùng biển đảo nước ta…

Ở góc độ nghiên cứu, trả lời báo Lao Động, ngày 20/11, nhà
nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân nhận xét: Chỉ cần
một cái viễn vọng kính đặt ở mũi Cửa Khẻm người ta có
thể nắm được những động tĩnh diễn ra trên vịnh Đà Nẵng
- Chân Mây. Lúc ấy tàu bè nào của Việt Nam còn dám ra vào
bảo vệ những gì còn lại của Hoàng Sa, Trường Sa?

Liên quan đến vị trí hiểm yếu này, một số sỹ quan của
Bộ Quốc phòng cũng lên tiếng, khẳng định "dự án này nằm
ở vị trí chiến lược về quân sự, chắc chắn Bộ Quốc
phòng sẽ không đồng ý cho triển khai". Thậm chí một số
khác cho rằng, cấp phép triển khai dự án tại khu vực trọng
yếu về an ninh quốc phòng có thể "được thì ít mà mất
thì nhiều".

Nghĩa là tất cả các ý kiến của các ngành, từ quốc phòng
đến nghiên cứu lịch sử, đều có xu hướng "chống" lại
Dự án World Shine của Thừa Thiên- Huế?

Công bằng mà nói, về tình, mục đích phát triển của Thừa
thiên- Huế rất đáng được ủng hộ. Ở cái xứ Thần Kinh-
kinh đô triều Nguyễn một thời rực rỡ vàng son thật ra đến
thời này vẫn là… xứ nghèo. Có một câu ca dao mà đọc lên,
nhiều người Huế thấy ám ảnh cho thân phận mảnh đất mình
sống: <em>Quê em ở giữa hai đèo/ Ấm no thỉnh thoảng đói
nghèo thường xuyên.</em>

Mặt khác, Thừa Thiên- Huế là đất của các di tích lịch sử,
của các địa danh văn hóa, của lăng tẩm vua chúa một thời.
Mỗi tấc đất của xứ này như có bóng dáng của những tập
quán, lề thói cung đình xa xưa. Vì thế Thừa thiên- Huế là
nơi có nhiều địa danh cần được bảo tồn. Nhưng cũng vì
thế, mà vô tình rất khó… phát triển. Dường như ở nơi
này, bảo tồn khó song hành với phát triển. Đụng đâu cũng
vướng chuyện bảo tồn. Mà thời hội nhập, thì kinh tế đất
Thần kinh cũng cần phát triển và hội nhập.

Nhưng ngay cả khi nói chữ tình, thì việc làm của Thừa Thiên-
Huế cũng vẫn rất… thiếu tình ở chỗ này:

Năm 1997, Thủ tướng CP đã có công văn chỉ đạo: Trong khi
chờ xem xét và giải quyết đường địa giới hành chính giữa
tỉnh Thừa Thiên – Huế và TP Đà Nẵng tại khu vực đèo Hải
Vân, để tránh tình hình phức tạp xảy ra, TTCP yêu cầu Chủ
tịch UBND TP Đà Nẵng và Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên – Huế
chỉ đạo chặt chẽ các ngành chức năng của địa phương và
chính quyền các quận, huyện vùng giáp ranh không thực hiện
những hoạt động làm phức tạp tình hình và gây ảnh hưởng
xấu đến trật tự trị an tại khu vực này.

Cũng theo ông Chủ tịch UBND t/p Đà Nẵng Văn Hữu Chiến, đối
chiếu với bản đồ địa giới hành chính được lập theo
Chỉ thị 364/CT (ngày 6/11/1991) của Hội đồng Bộ trưởng về
việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địa
giới hành chính tỉnh, huyện, xã; và bản đồ nền hệ tọa
độ quốc gia VN-2000 do Bộ Tài nguyên- Môi trường cung cấp thì
phần diện tích dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế
Lăng Cô – Việt Nam" (200ha) nằm trong khu vực chưa thống
nhất về địa giới hành chính giữa TP Đà Nẵng và tỉnh
Thừa Thiên – Huế (Infonet, ngày 07/11).

Chả lẽ, Thừa Thiên- Huế định làm một việc kiểu <em>ăn
cơm trước kẻng, </em>để cuối cùng, lấy cái sự đã rồi
đó…. là một sức ép ủng hộ cho quyết định của tỉnh?

Còn về lý, khi quyết định đầu tư dự án, Thừa thiên –
Huế căn cứ vào QĐ 1771/ 2008 của TTCP nêu rõ định hướng
phát triển không gian các phân khu chức năng của Khu kinh tế
Chân Mây - Lăng Cô. Mũi Khẻm và hòn Sơn Chà nằm trong phần
diện tích khu kinh tế này. Mặt khác, cũng theo Thừa Thiên-
Huế, trước khi cho phép dự án triển khai, UBND tỉnh đã lấy
ý kiến Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy
quân sự tỉnh về an ninh quốc phòng, cùng các ngành đi kiểm
tra thực địa từng vị trí một. Cuối cùng tất cả đều
thống nhất theo chủ trương của tỉnh, không một người phản
đối.

Người viết không bàn về ý kiến đồng tình của Bộ Chỉ huy
bộ đội biên phỏng tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh về an
ninh quốc phòng, bởi ý kiến của các sĩ quan Bộ Quốc phòng
đã như một sự minh triết về vị thế và vị trí hiểm trở
của khu vực dự án này triển khai.

Mà muốn bàn về thời điểm quyết định của TTCP năm 2008
với thời điểm hiện nay 2014, khi mà vấn đề Biển Đông,
vấn đề an ninh chủ quyền quốc gia đang bị đe dọa, thì
việc triển khai một dự án của một quốc gia nhiều tham
vọng, vào một vị trí địa lý hiểm yếu của nước Việt,
cho thấy UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, chỉ vì lợi ích trước
mắt, lợi ích phát triển du lịch mà tỏ ra quá thiếu nhạy
cảm, nếu không nói là quá mơ hồ về chính trị. Điều mà
người dân Huế nói riêng, người dân Việt nói chung lại rất
tỉnh táo, và nhìn ra rất rõ.

Đến thời điểm này, mọi việc vẫn chưa ngã ngũ. Vì còn
chờ đợi quyết định của TTCP.

Nhưng từ vụ việc Thần Công lý đến vụ việc Dự án của
Thừa Thiên- Huế cho thấy sự nhạy cảm chính trị, sự sáng
suốt lẫn trách nhiệm quản lý của các quan chức có trách
nhiệm ở các ngành, các cấp cũng rất cần được dùng "dao
trâu"… mổ xẻ.

<strong>Kỳ Duyên</strong>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141122/ky-duyen-cong-ly-khoc-cuoi-va-dao-trau-mo-du-an),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét