Hà Hiển - Chuyện hồi bé đi xem phim…

<strong>Hồi bé, mình thích nhất là được đi xem phim.</strong>

<div class="boxright320"><img
src="https://hahien.files.wordpress.com/2014/11/images1008630_1315924691-nv.jpg?w=300&h=195"
width="300"><div class="textholder">Xem chiếu bóng ngoài bãi (Hình st
từ internet – chỉ có tính chất minh họa)</div></div>
<strong>Hồi ấy không có ti vi. Muốn xem phim thì mua vé vào rạp
hoặc vào bãi chiếu phim. Mỗi lần vào rạp, phim chưa chiếu mà
chỉ cần ngồi vào cái ghế tựa nhìn lên màn ảnh trắng tinh
đã có cảm giác lâng lâng khó tả. Ngoài bãi thì không có cảm
giác này nhưng cũng thích.</strong>

<strong>Phim hồi ấy chủ yếu là phim truyện chiến đấu
hoặc<em> 'tâm lý xã hội'</em> của Liên Xô, Trung Quốc,
Triều Tiên và các nước XHCN khác.</strong>

Trẻ con như mình hồi ấy thích phim chiến đấu Trung Quốc hơn
phim Liên Xô. Xem phim Trung Quốc thích vì phân biệt được ngay:
quân ta đàn ông thì đẹp trai, oai hùng, đàn bà thì xinh đẹp
môi hồng, mắt sáng ngời, còn bọn giặc thì mặt mũi đứa
nào đứa ấy vừa đểu vừa ác nhìn một cái là biết ngay. Xem
phim Liên Xô thì khó phân biệt quân ta với quân địch, hồng
quân hay phát xít Đức cũng đều cao lớn, mũi lõ, râu ria như
nhau. Ngoài ra, xem phim Trung Quốc khoái hơn vì khi chiến đấu
thấy quân ta cứ ào ào xông lên giữa bốn bề lửa đạn mà
không thấy ai chết, còn quân địch thì chết như ngả rạ.
Những lúc như thế là lũ thiếu nhi như mình khoái chí đứng
lên vỗ tay rào rào, không như trong phim Liên Xô ta cũng chết,
có trận chẳng kém gì quân địch.

Mình cứ có tiền người lớn cho là lại để dành để mua vé
xem phim. Có nhiều loại vé. Loại 2 hào, 3 hào, 4 hào thì ngồi
dưới nhà. Loại sang nhất là 5 hào thì ngồi trên gác. Mình
thường mua vé hạng bét 2 hào ngồi sát màn ảnh.

Thích nhất là được bố dắt đi xem phim. Bố mình là hiệu
trưởng một trường phổ thông, có thẻ cộng tác viên điện
ảnh với rạp Lê Văn Tám. Đi xem phim với bố vừa không mất
tiền lại vừa được ưu tiên xếp chỗ ngồi trên gác tương
đương với vé 5 hào.

Mình nhớ một lần được bố dắt vào rạp xem phim "Nữ tài
tử dạy hổ", khoái nhất cảnh các "cô giáo" đang tắm
bị mấy "học sinh" hổ hư đuổi không kịp mặc quần vừa
chạy vừa lấy chậu che đằng trước nhưng lại quay những cái
mông đít vẫn còn loang loáng nước về phía khán giả. Nhìn
thấy cảnh ấy, mình cũng hòa niềm vui chung với đông đảo
quần chúng khán giả đứng lên vỗ tay đến vỡ cả rạp! Một
bác ngồi cạnh vé 5 hào như mình hân hoan bình phẩm chỉ riêng
cảnh này đã đáng 4 hào! Hết phim, ra khỏi rạp mà mọi
người vẫn còn phấn khởi cười nói bàn tán râm ran không
ngớt về cái "cảnh 4 hào" này. Có chị bảo sẽ mua vé chỉ
để xem lại cảnh này lần nữa! Về đến nhà, chị Thảo hàng
xóm hỏi mình xem phim gì. Mình bảo "Nữ tài tử dạy hổ".
Thế là chị Thảo cứ ngửa cái cổ dài như cổ cò ra vừa ôm
bụng cười hơ hớ vừa khoe chị cũng xem rồi, có cái cái
cảnh hở mông hở đít buồn cười nhỉ em nhỉ, hớ hớ hớ!

Nhưng có lẽ những chuyện đáng nhớ nhất trong "cuộc đời
xem phim" của mình là những hôm đi xem phim ngoài bãi ở nông
thôn, tại xóm An Lư hoặc Chợ Hỗ, nơi mình theo bố mẹ đến
sơ tán tránh bom Mỹ. Đi xem ở đấy rất thích vì thường
được các bạn gái học cùng lớp cõng. Họ vừa là bạn học
vừa là học sinh của bố hay mẹ mình. Chẳng là bố mẹ mình
đều là giáo viên và từ lớp 2 đến lớp 3 mình học luôn
trong lớp của bố mẹ dạy. Gọi là "bạn gái" nhưng các
nàng này đều lớn hơn mình. Có nàng hơn mình đến 6 hay 7
tuổi.

Mình nhớ một lần được bạn gái cõng đi xem bộ phim chiến
đấu của Trung Quốc có tên là "Cờ hồng trên núi Thúy"
nhưng lúc về thì không dám để bạn cõng nữa. Lý do là thế
này: khi phim đến hồi cao trào, quân ta đang thổi kèn vang
trời, hô xung phong vang dội lao lên núi nã đạn vào bọn giặc
Tưởng thì mình lên cơn đau bụng. Lúc đầu chỉ đau âm ỉ,
càng về sau càng thấy rất ức chế. Tuy nhiên, quân ta vẫn cứ
ào ạt xông lên thế kia làm mình không dứt ra được để tìm
chỗ giải tỏa. Mấy tháng rồi mới có một buổi chiếu phim,
bỏ cảnh nào cũng tiếc, nhất là khi quân ta sắp chiến thắng
đến nơi rồi. Thế nên trong khi các chiến sĩ hồng quân đang
cố chọc thủng tuyến phòng ngự của bọn giặc Tưởng thì
mình cũng phải hiệp đồng<em> chiến đấu</em>, cố gắng gồng
mình ra để cầm cự với cái lũ giặc thối trong bụng… Cũng
may là mình vẫn còn được chứng kiến cảnh quân ta chiến
thắng, đúng lúc một chiến sĩ giải phóng quân tiêu diệt tên
lính Tưởng cuối cùng để cắm lá cờ đỏ rực bay phần
phật lên đỉnh núi Thúy thì sức chịu đựng của mình cũng
lên đến đỉnh, đành phải buông xuôi thụ động chào mừng
chiến thắng của các chiến sĩ Hồng quân bằng loạt bắn tự
do "pằng pằng pằng" nhưng không phải chỉ thiên mà là<em>
"chỉ địa"</em> từ phía đằng đít!

Khi về mình phải cố đi bộ tụt lại phía sau, trốn cô bạn
gái. Lúc ấy đúng là cực hình! Vừa không được cõng, vừa
phải đi bộ trong trạng thái không bình thường vì phải địu
cái "bọc" không mong đợi trong đũng quần. Vừa về đến
nơi đã thấy bố đứng đón sẵn ở đầu ngõ tươi cười
hỏi con xem phim gì, có hay không, tí nữa lên giường kể cho
bố nhá. Mình bảo phim hay lắm, quân ta chiến đấu giỏi lắm
nhưng mà, nhưng mà… Bố hỏi nhưng mà làm sao. Mình bảo con
ỉa đùn ra quần rồi. Mình thấy bố nhăn mặt, chun mũi, mắt
long lên rồi vừa quát mắng vừa kéo tai lôi mình ra giếng bắt
cởi truồng rồi dội nước kỳ cọ từ đít xuống chân. Mình
nhớ hôm ấy cuối năm đã là giữa đông, nước giếng lạnh
ngăn ngắt, dội đến đâu biết đến đấy!

Nhưng lúc ấy kiếm đâu ra nước nóng! Cái thời ấy khổ
lắm. Nhưng mọi người, cả trẻ con lẫn người lớn đều
phải cố gắng khắc phục mọi khó khăn. Lạnh thế chứ lạnh
nữa mình cũng gắng chịu được. Chỉ thấy áy náy, nghĩ
thương bố đã không được xem bộ phim hay, hồ hởi ra tận
ngoài ngõ mong ngóng mình về kể lại mà mình lại làm bố cụt
hứng, phải ngồi ngoài giếng giữa đêm khuya rét mướt để
rửa đít và giặt quần cho mình.

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141113/ha-hien-chuyen-hoi-be-di-xem-phim),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét