<strong>Những ngày qua, cả thế giới đang sống trong thời khắc
lịch sử và những người làm nên lịch sử chính là những
người Hồng Kông. Hồng Kông-một thành phố 7 triệu dân như
một chấm nhỏ nằm về phía đông nam của một quốc gia khổng
lồ có đến hơn 1,3 tỷ dân-Trung Quốc.</strong>
<center><img
src="http://www.history.navy.mil/photos/images/h80000/h80422.jpg" width="560"
/></center>
Để biết vì sao người Hồng Kông đang làm nên lịch sử,
chúng ta quay lại thời điểm cách đây gần 800 trăm năm: Anh
quốc, năm 1215. Sau cuộc nổi dậy thắng lợi, các chủ đất
đã ép vua Anh lúc bấy giờ là vua John ký bản Hiến chương
Magna Charta. Nội dung của bản Hiến chương này là hạn chế
quyền lực của nhà vua, đồng thời thừa nhận một số quyền
tự do của con người. Có thể xem đây như điểm khởi đầu
cho nền dân chủ ở nước Anh, sau đó lan tràn ra toàn cầu.
Tiếng Anh từ một ngôn ngữ của một đảo quốc nhỏ trở
thành ngôn ngữ quốc tế.
Có nhiều góc nhìn về lịch sử phát triển của nền văn minh
nhân loại. Điển hình như chủ nghĩa Marx cho rằng loài người
đã tiến triển qua các chế độ: cộng sản nguyên thủy,
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa,…dưới
động lực đấu tranh giai cấp. Tuy nhiên góc nhìn này đã không
còn thuyết phục nhân loại khi mà dự án xây dựng chủ nghĩa
xã hội/chủ nghĩa cộng sản khoa học theo thuyết Marx đã thể
hiện sự thất bại thảm hại trong gần 100 năm qua. Ở đâu áp
dụng học thuyết Marx, kết quả ở đó có đói nghèo và một
chính quyền chuyên chế.
Một góc nhìn lịch sử thuyết phục nhiều người hơn, đó là
góc nhìn cho rằng lịch sử loài người là lịch sử tiến lên
nền dân chủ. Góc nhìn này phân chính quyền thành hai loại:
không dân chủ và dân chủ.
Sau nhiều bước thăng trầm của lịch sử nhân loại, hiện nay
chính quyền dân chủ đã hiện diện ở phần lớn ở các quốc
gia trên thế giới ở các mức độ khác nhau.
<center><img
src="http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2013/01/01/article-0-16B5ADCC000005DC-18_634x419.jpg"
width="560" /></center>
Người ta tìm thấy sự liên quan giữa mức độ dân chủ với
sự thịnh vượng, công bằng: chính quyền càng dân chủ thì xã
hội càng thịnh vượng, công bằng.
Trung Quốc hiện nay là nền kinh tế có tổng sản phẩm quốc
dân đứng thứ đầu thế giới. Tuy nhiên, nhiều người đồng
ý rằng Trung Quốc là mảnh đất của chuyên chế với sự cai
trị độc tôn của một chính đảng: ĐCS Trung Quốc.
Hồng Kông, được trao trả cho Trung Quốc vào năm 1997, sau hơn
100 nằm dưới sự quản lý của người Anh. Hồng Kông là một
thành phố có 7 triệu dân, nhưng doanh thu đến hơn 300 tỷ
USD/năm, đây là một thành phố giàu có và thịnh vượng. Tuy
được trao trả cho đại lục, nhưng người Anh đã kịp ươm
mầm dân chủ nơi đây. Người Hồng Kông được hưởng một
nền pháp trị tốt chẳng khác gì các thuộc địa khác của
Anh, như Úc hoặc Canada. Ở đây, các quyền tự do về kinh tế,
xuất bản, báo chí, tự do ngôn luận được bảo đảm. Khi về
Đại lục, theo chính sách một quốc gia, hai chế độ nên
người Hồng Kông vẫn được hưởng tất cả những quyền
trên. Đây là một khác biệt đáng kể giữa Hồng Kông và
đại lục. Điển hình như hàng năm vào ngày 4 tháng 6, ở đại
lục gần như người dân không biết gì nhưng người Hông Kông
tự do do xuống đường để kỷ niệm sự kiện thảm sát Thiên
An Môn vào năm 1989. Có thể có một số người đại lục biết
sự kiện trên nhưng họ không được phép bày tỏ.
Trung Quốc cần Hồng Kông, vì đây là trung tâm tài chính lớn
thứ 3 thế giới. Hằng năm có đến hàng trăm tỷ USD bơm vào
nền kinh tế Trung Quốc qua cửa ngõ Hồng Kông. Nếu chỉ có
thế thì lãnh đạo TQ tại Bắc Kinh chỉ có hoan nghênh và ăn
ngon, ngủ yên. Tuy nhiên, sự đời éo le ở chỗ, hàng năm có
đến 40-50 triệu người đại lục qua Hông Kông mua sắm, du
lịch. Lẽ dĩ nhiên họ sẽ thấy sự khác biệt giữa nơi họ
sống và nơi họ đến du lịch, mua sắm. Đây là điều mà Bắc
Kinh rất lo ngại hay đúng hơn là lo sợ. Hàng trăm triệu
người được mục sở thị thế nào là dân chủ, thế nào là
độc tài.
Để có thể hưởng được lợi ích từ mỏ vàng Hồng Kông
cũng như hạn chế những làn gió dân chủ thổi từ Hồng Kông
vô đại lục, chính quyền Bắc Kinh buộc phải từng bước
cải tạo Hồng Kông để rồi nắm lấy nó.
Nhiều âm mưu đã được thực hiện, nhưng thất bại: điển
hình như dự luật bảo đảm an ninh quốc gia chống phản
động, chương trình giáo dục lòng yêu nước cho học sinh, sinh
viên Hồng Kông. Đỉnh điểm của vụ việc là vào ngày
31/8/2014 Bắc Kinh bác bỏ bầu cử tự do ở Hồng Kông. Chính
quyền Trung Quốctuyên bố rằng các ứng cử viên cho chức vụ
lãnh đạo cao nhất ở Hồng Kông phải được phê chuẩn bởi
Bắc Kinh. Thực chất, đây là hình thức đảng cử dân bầu,
một mô hình mà chính quyền Bắc Kinh áp dụng để chọn ra
người lãnh đạo trên đại lục từ khi Đảng Cộng Sản Trung
Quốc nắm quyền từ năm 1949. Hình thức bầu cử này là một
bí kíp tuyệt vời để thỏa mãn hình thức dân chủ là người
dân được đi bầu lên lãnh đạo của mình thông qua phổ thông
đầu phiếu, nhưng vẫn bảo đảm quyền độc tôn lãnh đạo
của ĐCS TQ. Nói như bà phó chủ tịch quốc hội Việt Nam: nhìn
vào danh sách bầu cử là biết quân xanh, quân đỏ.
Người Hồng Kông không dễ bị lừa trong trò chơi dân chủ
giả tạo nên họ đã xuống đường đòi quyền phổ thông
đầu phiếu tự do: dân chủ thật sự.
<em>(Còn tiếp)</em>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141015/nguyen-van-thanh-tieu-luan-ve-tinh-hinh-hong-kong-hong-kong-mam-thoi-hay-thanh-cay),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét