<center><img
src="http://www.triethocduongpho.com/wp-content/themes/grido/themify/img.php?src=http://www.triethocduongpho.com/wp-content/uploads/2014/10/Thi-sinh-Hoang-Minh-Nhat-c4689.jpg&w=670&h=&zc=1&q=80"
width="560" /></center>
Minh Nhật cô gái 23 tuổi vừa trở thành Vua đầu bếp Việt
2014 để lại nhiều ấn tượng cho khán giả. Thế nhưng, những
câu chuyện về cách giáo dục của gia đình, quyết định bỏ
ngành mình thích để đi theo đam mê của cô gái 9x này mới là
điều tuyệt vời nhất.
<h2>Thích và đam mê</h2> Minh Nhật sinh ra trong một gia đình gia
giáo, học trường Ams, rồi đại học Ngoai thương ra trường
có một việc làm hành chính 8 tiếng/ngày, lương cao. Với một
cô gái 23 tuổi, có lẽ sẽ chẳng "mơ ước thêm nhiều"
nếu không có hai chữ "đam mê".
Rồi cô gái 9x này xin nghỉ việc hai tháng để đi thi nấu ăn.
Thật kỳ quặc? Thật sai lầm? Bởi hai tháng nghỉ việc thì
lúc thi xong về có thể… thất nghiệp (chuyện thường tình ở
Việt Nam). Những hãy nghe cô gái 9x này bày tỏ trên báo
Vietnamnet:
<blockquote>"Có thể nói ngân hàng là ngành Nhật thích nhưng
ẩm thực là đam mê. Công việc ở ngân hàng rất tốt. Hơn
một năm ở đây cho Nhật nhiều kỹ năng và góp phần vào
thành công hôm nay. Nhưng nếu được làm công việc mình đam mê
thì sẽ có khả năng cống hiến nhiều hơn, được cống hiến
nhiều sẽ tốt hơn cho bản thân và xã hội. Hiện tại, Nhật
đang trong quá trình hoàn thành thủ tục xin nghỉ việc."
</blockquote> Xin nghỉ việc? Bỏ ngang công việc ngân hàng đáng
mơ ước của bao người trẻ tuổi 23 ngoài kia? Hay "gia đình
Nhật có điều kiện"? Nhưng đọc kỹ thì sự thực nằm ở
hai vế "thích" và "đam mê".
Chúng ta đang "thích" quá nhiều thứ để rồi quên đi
"đam mê" mình đang ở đâu? Chúng ta đang tạm hài lòng với
những sở thích bình thường để rồi lãng qiên đi mình từng
có một đam mê bất tận?
Cuộc sống cơm, áo, gạo, tiền "ghí sát đất" để ta toan
tính với những điều thích. Nhưng như chính trong câu nói của
Minh Nhật: "Nếu được làm công việc mình đam mê sẽ có
khả năng cống hiến nhiều hơn, được cống hiến nhiều hơn
sẽ tốt cho bản thân và xã hội." Thì ra, đam mê giúp ta
vượt qua cái ngưỡng an phận! Muốn thoát khỏi những toan tính
trong cuộc sống toàn những điều "thích" có lẽ chỉ có
một con đường đam mê mà thôi!
Thích thì nhiều những đam mê chỉ có một!
<h2>Và nhớ đến người cha của Minh Nhật</h2> Nghe lời nhắn
nhủ của người cha Minh Nhật: "Con hãy làm nghề con thích,
làm nghề nào có khả năng cống hiến nhiều hơn, không nhất
thiết phải làm ngân hàng." Khiến tôi nghĩ nhiều về những
người cha, người mẹ ở Việt Nam: Ai cũng yêu con, muốn con
thành công nhưng để nói được và làm được như người cha
của Minh Nhật tôi nghĩ là rất hiếm.
Cứ để ý đến những ngày thi đại học là những câu
chuyện người cha làm bác sĩ yêu cầu con theo nối nghiệp,
người mẹ làm giáo viên hướng dẫn con thi vào Sư phạm. Và
nhiều người làm cha, làm mẹ đã vạch sẵn một con đường
theo ý chủ quan để con cái họ đi. Tất nhiên, sẽ chẳng có
khái niệm "ước mơ, đam mê" ở đây là gì.
Trở lại với câu chuyện gia đình Minh Nhật, tuy không qua một
lớp nấu ăn nào nhưng những kỹ năng mà cô gái 9x này có
được là do "từ bé được bố mẹ tạo điều kiện cho vào
bếp". Thì ra cô gái này là con một, những ngày hè học mẫu
giáo phải ở nhà một mình. Dù đi làm cả buổi những bố mẹ
vẫn giữ thói quen về ăn cơm trưa. Thế là đã dạy con gái
cách nấu cơm. Rồi từng ngày, từng tuần học từ mẹ. Từng
tháng, từng năm học từ bà, được sự khuyến khích của cha,
đam mê ẩm thực ấy lớn dần trong Minh Nhật.
Tôi nghĩ thành công của Minh Nhật có lẽ được vun đắp từ
những ngày… tự cắm cơm. Thử liên hệ hiện tại, những
đứa trẻ sinh ra được nâng như nâng trứng, hứng như hứng
hoa lớn lên thành những thanh niên quen cơm hàng cháo chợ, không
thể tự nấu cho mình một bữa ăn. Và như thế sau này có còn
hình ảnh một cô gái 9x thành Vua đầu bếp?
Sài Gòn đợt này ngập nặng lắm! Tôi chú ý trên báo hằng
ngày thấy hình ảnh những ông bố, bà mẹ tóc đã phai màu
đẩy chiếc xe máy đã chết máy (do nước ngập) và người con
cứ ngồi chiễm chệ mặc bố mẹ đẩy đi từng bước. Tất
nhiên, không phải là những cô cậu bé khăng quàng đỏ mà
những cậu bé to con, cao lớn hơn bố mẹ chúng!
Không biết nên vui vì tình thương của bố mẹ hay giận vì
cách giáo dục "nâng niu quá đỗi" để tạo nên những đứa
trẻ như cỗ máy ấy?
Xin kết bằng câu danh ngôn mà Minh Nhật yêu thích: "Mọi thứ
đều thay đổi. Nhưng cuộc sống của ta bắt đầu từ gia
đình và kết thúc với gia đình."
<strong> Đức Lộc</strong>
***********************************
Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141031/goc-nhin-gioi-tre-duc-loc-tu-vua-dau-bep-9x-nghi-ve-dam-me-va-giao-duc),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).
Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét