Góc nhìn giới trẻ: Hoàng Đức Minh - Đừng có chuyện gì cũng gọi nhà nước

<center><img
src="http://www.triethocduongpho.com/wp-content/themes/grido/themify/img.php?src=http://www.triethocduongpho.com/wp-content/uploads/2014/10/tumblr_ne1dzpKD1v1t9tak1o1_500.jpg&w=670&h=&zc=1&q=80"
width="560" /></center>

Haivl bị đóng cửa. Chuyện bất ngờ, nhưng không lạ nếu bạn
ở ý thức rằng chúng ta đang sống ở Việt Nam.

<h2><b>Việt Nam thì sao?
</b></h2> Việt Nam thì đến Facebook muốn hoạt động cũng phải
đăng ký "đàng hoàng". Mà đã đăng ký thì phải chờ
duyệt, mà đã chờ thì có thể cứ phải chờ mãi, chờ xong có
thể bị từ chối. Mà được cấp phép rồi thì phải đóng
thuế, rồi cấp phép rồi lại có thể rút phép nếu không
hiểu "bối cảnh chính trị và pháp luật" của Việt Nam.

Ấy thế nên suốt một thời gian dài, truy cập Facebook ở
Việt Nam cũng y như thủ tục hành chính, nhiêu khê và lắm
đường ngang ngõ tắt.

<h2><b>Nhà nước cứ như cha mẹ ta</b></h2> Tôi cho rằng, sự áp
đặt và yếu kém của nhà nước có nguyên nhân rất lớn đến
từ việc nhân dân quá ỷ lại vào bộ máy của chính quyền.

Thức ăn có độc, gọi nhà nước.
Giáo dục chất lượng thấp, gọi nhà nước.
Thất nghiệp, gọi nhà nước.
Văn hóa phẩm đồi trụy, gọi nhà nước.
Tắc đường, gọi nhà nước.
Tham nhũng, gọi nhà nước.
Như một thói quen ăn sâu vào tiềm thức, chúng ta luôn kêu
gọi trách nhiệm hàng đầu của nhà nước trong việc giải
quyết các vấn đề trong xã hội, bất kể to nhỏ.

<h2><b>Thuế, cấm và ép</b></h2> Giá xăng tăng: Thu thuế lập
quỹ bình ổn giá.
Tắc đường: Thu thuế xây đường, xây tàu
Giáo dục chất lượng thấp: 34000 tỷ cải cách sách giáo khoa
Tai nạn giao thông: Ép đội mũ bảo hiểm

Có thể tóm gọn lại các giải pháp của chính quyền đối
với mọi vấn đề chỉ tóm gọn trong ba việc: Thuế, cấm và
ép.

Thu hồi giấy phép của 1 trang web là chuyện nhỏ, như thành
phố Hà Nội còn cấm toàn bộ các cửa hàng kinh doanh sau 12h
đêm, không kể sự ảnh hưởng to lớn của nó lên nền kinh
tế của thành phố, Hà Nội đồng thời còn trở nên nổi
tiếng vì sự khác biệt của nó so với hầu hết các thành
phố lớn khác trong khu vực.

Người dân càng than thở với nhà nước về các vấn đề thì
càng tạo nhiều áp lực để bộ máy vốn yếu kém này đưa ra
nhiều chính sách áp đặt lên người dân. Lấy ví dụ về giáo
dục, một chủ đề nóng được than thở nhiều trong vài năm
trở lại đây. Kết quả là vụ đòi ép học sinh mua máy tính
bảng giá cao chất lượng thấp, đề xuất đổi sách giáo khoa
ngân sách khủng, gần đây nhất là việc bắt ép các giáo viên
ghi hàng nghìn nhận xét mỗi tháng thay vì chấm điểm.

<h2><b>"Không thể bắt cả nước dùng chung một loại kem
đánh răng"</b></h2> Người dân cần nhận ra rằng, xã hội
chúng ta rất đa dạng, vì thế các vấn đề cũng cần được
giải quyết bằng những giải pháp đa dạng. Không thể tìm ra
những phương án tốt nhất chỉ thông qua thảo luận của một
vài "chuyên gia" (hay một vài chính trị gia). Hình thức áp
đặt của số đông (mà thực tế chỉ là một số ít có
tiếng nói to hơn) cũng không thể đưa ra được giải pháp tốt
nhất, vì vốn cũng không có giải pháp tốt nhất.

Nét đẹp của nền kinh tế thị trường là thông qua sự tự
do trao đổi, cạnh tranh, các giải pháp sáng tạo được tương
thưởng và thúc đẩy, các giải pháp kém hơn bị đào thải.
Thông qua hàng nghìn lần thử-sai, mọi sản phẩm đều có cơ
hội tìm được vị trí của nó trong thị trường. Nhận xét
thay vì chấm điểm đối với học sinh tiểu học không phải
điều gì mới lạ trên thế giới, nếu xét một cách độc
lập thì đây là một hình thức tiến bộ. Nhưng nếu xét cả
đến các yếu tố như năng lực giáo viên, sĩ số mỗi lớp,
tâm lý phụ huynh… thì việc cải cách chưa chắc đã tốt hơn
không cải cách. Điều đáng nói ở đây là, khi một chính sách
ban ra bởi nhà nước, nó được áp dụng một cách toàn diện
và ép buộc trên toàn hệ thống, nói cách khác thì người dân
buộc phải đóng thuế cho một giải pháp có thể không hoạt
động tốt trong điều kiện cụ thể của họ.

Nói theo lời của GS Nguyễn Lân Dũng đối với vấn đề SGK
thì "Không thể bắt cả nước dung chung một loại kem đánh
răng". Cái cách mà chúng ta đang đổi mới hiện nay dường
như chỉ là đổi từ việc bắt "cả nước dùng chung 1 loại
kem đánh răng" thành "cả nước dùng chung kem đánh răng của
1 nhà sản xuất"

<h2><b>Hãy tự đứng lên và giải quyết với nhau</b></h2> Một
bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, trách nhiệm hơn
sẽ giúp cải thiện vấn đề, nhưng làm thế nào để có một
nhà nước như vậy là điều mà tôi chưa tìm ra được. Bởi
vì tự thân chúng ta, những người dân, chúng ta cũng chỉ có
những hiểu biết nhất định trong phạm vi của mình. Chúng ta
có thể góp ý, có thể nêu quan điểm, nhưng còn lựa chọn ra
sao thì vẫn thuộc về quyết định của nhà nước.

Giải pháp thiết thực hơn là người dân nên cố gắng tìm
cách tự thương thảo, hợp tác để tìm kiếm các giải pháp
cho xã hội mình, thay vì yêu cầu nhà nước đưa ra các chính
sách mới (mà phần lớn các chính sách này sẽ tăng thêm gánh
nặng cho ngân sách). Xã hội dân sự, nơi người dân tự thành
lập các tổ chức kiểm định chất lượng và bảo vệ người
tiêu dùng, nơi các nguồn lực được huy động để giải
quyết tất cả các vấn đề từ nghèo đói, sức khỏe sinh
sản, bình đẳng giới, giáo dục … Điều duy nhất ngăn cản
người dân tự giải quyết vấn đề của mình chính là các
chính sách của nhà nước. Thực tế cho thấy việc huy động
và quản lý nguồn lực, thậm chí là hệ thống truyền thông
của xã hội còn mạnh mẽ hơn cả hệ thống chính quy của nhà
nước. Trong khi đó, chính những chính sách áp đặt kiểu như
các quy định về tuyển sinh, về chất lượng dịch vụ, về
thủ tục cấp phép … của nhà nước lại ngăn cản các giải
pháp của cộng đồng.

Ở Việt Nam, cái gì liên quan đến tự do, dân chủ đều dễ
bị gắn mác phản động, chống chính quyền, diễn biến hòa
bình… Ngược lại, nhiều người nhắc đến các sai lầm và
áp đặt của chính quyền cũng đều đổ lỗi cho cộng sản,
đảng… Trên toàn cầu, không có chính phủ nào là hoàn hảo,
cho dù ở Mỹ hay Nhật thì sự tự do hoàn mỹ nơi "mọi
người đều được làm điều mình muốn miễn là không gây
hại tới ai" còn là quá xa vời. Chính vì vậy, thay vì tìm
cách lật đổ một chính quyền bằng bạo lực (mà thường thì
kết quả là chính quyền mới lên cũng chẳng tốt đẹp gì
hơn), người dân nên học cách tự giải quyết các vấn đề
của mình thông qua hợp tác, trao đổi và thương lượng.

***************

<strong>Khi người dân một nước đủ thông minh, bao dung và
đoàn kết, thì khó mà có một chính phủ tồi tệ nào có thể
cai trị được ở quốc gia đó, nó sẽ tự động trở nên
tốt đẹp hoặc bị thay thế.</strong> Thế nên, hãy bắt đầu
ngay từ hôm nay kêu gọi mọi người quanh bạn, cùng chung tay
giải quyết vấn đề mà bạn thấy bức xúc. Trở ngại lớn
nhất không phải là bạn nhỏ bé, mà là nhu cầu hưởng thụ
chờ đợi người khác tới giải quyết vấn đề cho bạn. Mà
nếu bạn đúng là người như thế, vậy hãy cứ chờ nhà
nước tiến bộ hơn cũng được.

<strong>Hoàng Đức Minh</strong>
<strong> 25/10/2014</strong>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20141028/hoang-duc-minh-dung-co-chuyen-gi-cung-goi-nha-nuoc),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét