Thanh Hà - Nợ doanh nghiệp nhà nước Việt Nam: Nguy cơ cận kề?

<center><img
src="http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/14/448/223/360/179/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/paper-vietnam-4%284%29.jpg"
></center>
<em><center><small>Tổng công ty Giấy Việt Nam có lợi nhuận rất
thấp - DR</small></center></em>


Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm sụt. Việt Nam phải vay
thêm 6 tỷ đô la một năm, 5 trong số đó là để trả nợ
nước ngoài, chỉ còn 1 tỷ đề sử dụng. Nợ của các doanh
nghiệp nhà nước cao gần gấp ba lần so với nợ công của
chính phủ. Trên đây là nhận định của Tiến sĩ Vũ Quang
Việt, nguyên là chuyên gia về thống kê của Liên Hiệp Quốc
về tình hình nợ công của Việt Nam hiện tại.

<!--break-->

</h2> Hồ sơ nợ công lại nổi lên trong nước, tuy không phải
là một vấn đề mới của Việt Nam, nhưng tại sao lại gây
chú ý trong thời điểm này. Khái niệm nợ công trên lý thuyết
và thực tế của Việt Nam? Khi nào thì nợ công đạt mức báo
động nói chung và trong trường hợp của Việt Nam nói riêng?
Đâu là những giải pháp cho Việt Nam?

Bộ trưởng Tài chính Việt Nam tuyên bố tỷ lệ nợ công so
với GDP của Việt Nam năm 2013 tương đương với 53,4% GDP, tức
là vẫn ở dưỡi ngưỡng an toàn. Các chuyên gia trong và ngoài
nước không mấy tin tưởng vào nhận xét nói trên.

Theo báo cáo về chỉ tiêu giám sát nợ công do Viện kiểm toán
nhà nước Việt Nam công bố hồi tháng 4/2014 tính đến cuối
năm 2012, tổng dư nợ theo Luật Quản lý nợ công tương đương
với 55,7% GDP. Báo cáo này đã đưa vào thống kê nợ của của
các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam.

Chuyên gia về thống kê từng làm việc tại Liên Hiệp Quốc,
Tiến sĩ Vũ Quang Việt, đưa ra hai nhận xét. Thứ nhất, nợ
công nước ngoài theo định nghĩa của Việt Nam là 59 tỷ đô la
năm 2012 tăng với tốc độ rất nhanh -dù mới đây mức tăng
có giảm-, năm 2009 là 24%, năm 2010 là 35,8%, năm 2011 là 18,2%,
năm 2012 là 11,4%.

Nợ công theo định nghĩa này thường dựa vào các khoản
mượn nước ngoài hay các tổ chức quốc tế, với lãi suất
thấp và thời hạn phải trả dài nên không phải là thật
đáng lo. Theo tỷ lệ nợ như vậy là khoảng 40% GDP. Thường
tỷ lệ vượt 50% là phải lo. Vấn đề của Việt Nam là tốc
độ tăng nợ công cao hơn tốc độ tăng GDP rất nhiều.

Thứ hai thống kê về nợ công của Việt Nam không bao gồm nợ
của các doanh nghiệp nhà nước. Theo báo cáo của Bộ tài chính
thì con số này là 62 tỷ đô la. Nhưng nếu tính cả nợ của
doanh nghiệp nhà nước thì nợ công theo số liệu báo cáo và
định nghĩa đúng phải là 121 tỷ đô la.

Nói cách khác, chính nợ của các doanh nghiệp nhà nước mới
là thật đáng lo. Nợ xấu hiện nay là do nợ loại này chứ
không phải nợ công theo định nghĩa của chính phủ.

<strong>RFI: Vì sao lo ngại nợ công lại nổi lên vào thời
điểm này? </strong>

<strong>Vũ Quang Việt </strong>: « <em>Cho đến bây giờ, thật ra
không rõ nợ công của Việt Nam thế nào. Trong thời gian vừa
rồi, mức vay nợ của Việt Nam tăng lên khiến người ta lo
ngại về vấn đề này. Có một khác biệt giữa cái mà chính
phủ báo cáo với hiểu biết về mặt kinh tế. Theo báo cáo
của chính phủ Việt Nam, nợ công chỉ gồm những khoản chính
phủ vay. Trong đó không kể nợ mà các doanh nghiệp nhà nước
đã đi vay. Nợ của các doanh nghiệp nhà nước mới là một
vấn đề lớn. Ngay cả nợ của chính phủ, thường thường
thống kê Việt Nam bỏ qua nợ của các chính phủ địa phương
mà chỉ tập trung nói về nợ của trung ương mà thôi.
</em>

<em>Chỉ đến mới đây, tức là năm vừa qua tôi mới thấy
bản báo cáo liên quan đến hai loại nợ: nợ của trung ương
và của các chính quyền địa phương. Như vậy trong năm 2012
nợ công của chính phủ trung ương và ở cấp địa phương
của Việt Nam đã lên tới 77 tỷ đô la. Còn nếu như chỉ quan
tâm tới nợ của trung ương, thì khoản nợ đó là 66 tỷ.
Đấy là năm 2012. Còn dựa vào những mức tăng nợ hiện tại
đang được báo chí Việt Nam nói tới, thì tôi ước tính nợ
công của Việt Nam không còn là 77 tỷ nữa mà đã tăng lên
tới 95 tỷ đô la rồi. Mà đó là chưa kể tới nợ của các
doanh nghiệp nhà nước. Cộng thêm cả khoản này thì nợ công
của Việt Nam sẽ rất là lớn. </em>»

<strong>RFI: Nói cánh khác, theo ông hiện nay nợ của các doanh
nghiệp nhà nước cao gấp đôi so với nợ của chính quyền
trung ương và địa phương gộp lại. Các thống kê chính thức
của Việt Nam không tính đến khoản nợ của các doanh nghiệp
nhà nước trong phần nợ công? </strong>

<strong>Vũ Quang Việt</strong>: « <em>Theo định nghĩa về nợ
công của Liên Hiệp Quốc và của các tổ chức quốc tế, thì
nợ công gồm nợ của chính phủ trung ương và địa phương,
cộng thêm vào đó là nợ tư mà chính phủ bảo lãnh, cộng
với nợ của doanh nghiệp nhà nước trung ương và địa
phương. Thế nhưng tại đa số các nước trên thế giới, họ
chỉ có rất ít các các doanh nghiệp nhà nước và nếu có, thì
nợ của các doanh nghiệp này nằm trong ngân sách của nhà
nước.
</em>

<em>Vì thế mà nợ công đồng nghĩa với nợ của chính phủ.
Nhưng ở Việt Nam là một trường hợp khác: khu vực kinh tế
quốc doanh rất lớn trong nền kinh tế. Như đã biết, các tập
đoàn như Vinashin hay các tập đoàn ngân hàng nhà nước, trong
trường hợp họ bị phá sản thì nhà nước phải chịu trách
nhiệm. Do đó, nếu muốn phân tích đúng về trách nhiệm của
nhà nước đối với nợ công, thì phải cộng luôn cả khoản
nợ công của các doanh nghiệp nhà nước vào thống kê. Theo
tôi, nợ của các doanh nghiệp nhà nước ít nhất cũng to bằng
nợ công của chính phủ hiện tại </em>».

<strong>RFI: Tổng nợ công của Việt Nam theo định nghĩa quốc
tế tương đương với ít nhất là 200 tỷ đô la? </strong>

<strong>Vũ Quang Việt</strong>: « <em>Vâng, như vậy tỷ lệ nợ
của Việt Nam, nếu tính luôn nợ của các doanh nghiệp nhà
nước có thể tương đương với hơn 200 % GDP. Cho đến bây
giờ có sự khác biệt rất lớn giữa các báo cáo với thực
tế. Bộ Tài chính báo cáo trong năm 2012 nợ của các doanh
nghiệp là hơn khoảng hơn 60 tỷ đô la.Thế nhưng điều tra
hàng năm của các doanh nghiệp từ tổng cục thống kê thì
tổng nợ công của các doanh nghiệp nhà nước cao gấp ba lần
so với các con số được bộ Tài chính đưa ra. Như vậy khoản
này lên tới khoảng 200 tỷ đô la </em>»

<strong>RFI: Vậy nợ công của Việt Nam đã đạt tới mức báo
động hay chưa? </strong>

<strong>Vũ Quang Việt</strong>: « <em>Dĩ nhiên, nếu chỉ nói tới
nợ của chính phủ, theo như định nghĩa về nợ công của
Việt Nam thì tôi nghĩ là nó đã tới mức cần phải tính toán
rất kỹ. Bởi vì Việt Nam đang có vấn đề khi trả nợ. Nói
chung Việt Nam đi vay nợ với lãi suất thấp, và nhất là nếu
như vay của các tổ chức quốc tế thì thời hạn vay rất là
dài, có thể là 30, 50 năm. Do vậy khoản vay này không đáng
ngại. </em>

<em>Điều cần quan tâm là các tổ chức quốc tế, bắt đầu
cho vay ít hơn. Việt Nam phải đi vay trên thị trường công trái
phiếu của thế giới. Mà ở đây thì lãi suất cao hơn nhiều.
Đó là một điều đáng lo ngại. Theo các thống kê có được
tôi thấy, hàng năm Việt Nam phải huy động khoảng 5 tỷ đô la
để trả nợ cũ. </em>

<em>Vài ba năm trước, Việt Nam chỉ phải trả cho các chủ nợ
có 1 tỷ đô la mà thôi. Tức là chi phí tài chính để thanh
toán cho các chủ nợ đã tăng rất nhanh trong một thời gian
tương đối ngắn. Mà 5 tỷ vừa nói chỉ là để thanh toán nợ
cho nước ngoài thôi. Nợ trong nước, chưa kể. Trong khi đó,
mỗi năm, Việt Nam vay vào thêm nợ mới là 6 tỷ, nhưng lại
phải trả nợ hết 5 tỷ và chỉ còn lại 1 tỷ để sử dụng.
Đây là tôi mới chỉ nói tới nợ phải trả nước ngoài chứ
chưa tính đến nợ phải trả cho trong nước. Nợ trong nước
lại là một vấn đề khác </em>».

<strong>RFI: Khi mà Việt Nam chỉ còn có 1 tỷ đô la để sử
dụng như ông vừa nói thì khả năng đầu tư để phát triển
của Việt Nam bị giảm mạnh? </strong>

<strong>Vũ Quang Việt </strong>: « <em>Tôi thấy như năm 2012-2013
Việt Nam đi vay 6 tỷ đô la, trong đó 5 tỷ là để trả nợ
nước ngoài. Vậy còn có một để sử dụng. Điều đó có
nghĩa là đầu tư của Việt Nam phải dựa vào tiềm lực của
trong nước và đầu tư nước ngoà FDI. Tuy nhiên đầu tư trực
tiếp ngoại quốc FDIvào Việt Nam đã liên tục giảm và đây
cũng là một là vấn đề chứ không phải như là báo chí nói.
</em>

<em>Nếu tính về đầu tư hàng năm của nước ngoài được
thực hiện, thì trước khi được 8-9 tỷ, bây giờ chỉ còn 7
tỷ đô la. Chỉ có một điểm son đáng ghi nhận là kiều hối
mà người Việt ở hải ngoại gửi về đã tăng và đây là
một nguồn lực rất lớn đối với kinh tế Việt Nam </em>».

<strong>RFI: Như vừa nói, Việt Nam giờ đây phải huy động
tiết kiệm của người dân trong nước để đầu tư. Vậy thưa
ông khả năng tiết kiệm của người dân trong nước có lớn
không? </strong>

<strong>Vũ Quang Việt</strong>: « <em>Như vậy tức là làm sao
để vay của dân. Trong thời gian vừa rồi có một số chương
trình huy động vốn của dân qua việc phát hành công trái
phiếu. Trung ương cho phép các chính phủ địa phương phát hành
công trái. Nhưng ở đây lại đặt ra nguy cơ phát hành bừa bãi
công trái phiếu. Các giới chức chính quyền sẵn sàng trả lãi
suất cao, đem vốn đi đầu tư bừa bãi. Trong tương lai, ai sẽ
kiểm soát được những vấn đề đó? Đây lại là một mối
nguy khác và mối nguy này đã xảy ra tại Trung Quốc.
</em>

<em>Vấn đề của Việt Nam là tìm kiếm số liệu (về nợ
công, nợ doanh nghiệp nhà nước) và hệ thống kiểm soát số
liệu rất là kém. Không nắm được số liệu chính xác thì
khó lòng mà theo dõi tình hình. Cũng nên để ý thêm một yếu
tố nữa đó là Việt Nam hiện đi vay với lãi suất rất cao. So
với Nhật Bản thì nước này không bị lạm phát mà thậm chí
là bị giảm phát. Thành thử lãi suất trả nợ đối với
Nhật Bản không thành vấn đề. Trong khi đó Việt Nam bị lạm
phát và trong một thời gian đã phải đi vay với lãi suất cao
– hiện tại là 4 % nhưng trước kia có lúc lãi suất lên tới
15-20 % hay cao hơn thế nữa. Thanh toán nợ quá cao như vậy
khiến một số phá sản, hay gây ra nợ xấu không trả được
</em>».

<strong>RFI: Câu hỏi cuối cùng, vậy đâu là giải pháp cho nợ
công Việt Nam? </strong>

<strong>Vũ Quang Việt </strong>: « <em>Tôi chỉ có nhận định
thôi. Chứ còn nói về giải pháp thì phải có nhiều vấn đề
cần giải quyết với nhau. Giải quyết nợ công, liên quan đến
vấn đề phát triển, liên quan đến việc kềm hãm lạm phát.
Thời gian vừa rồi, phải nói là Việt Nam đã ý thức được
điều đó. Cho nên vấn đề kiểm soát lạm phát là khá thành
công. Tức là đang từ hơn 20 % xuống còn khoảng 4-5 % theo tính
toán của tôi. 4-5 % trong một quốc gia cũng là cao chứ không
phải là thấp. </em>

<em>Kiểm soát lạm phát như vậy đương nhiên là phải giảm
tốc độ tăng tín dụng. Trong năm 2013 tín dụng đã tăng chậm
lại. Đó là điều tốt. Nhưng đồng thời cũng phải sử dụng
những biện pháp khác, chẳng hạn như phát hành trái phiếu,
khuyến khích tư nhân đầu tư, bán doanh nghiệp nhà nước để
Việt Nam có vốn phát triển thay vì cấp tín dụng, bơm tiền
vào các hoạt động kinh tế. Bơm tiền như vậy thì tạo ra
lạm phát và kèm theo đó là cả một vòng xoáy với rất nhiều
vấn đề. Nói chung Việt Nam đang kiểm soát được phần nào
lạm phát và tôi nghĩ là nên tiếp tục như vậy. Nếu như quay
lại với mục đích phải phát triển cao, thì có nghĩa là lại
bơm tiền ra, và lại bị lạm phát trở lại. </em>

<em>Theo tôi thách thức đặt ra đối với Việt Nam là nâng cao
năng suất lao động. Mà năng suất thấp nhất là ở khu vực
kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước sử dụng tư
bản rất nhiều để sản xuất ra cùng một món hàng. Có thể
nói các doanh nghiệp nhà nước là những ổ tham nhũng ở Việt
Nam. Những cơ quan đó mượn được nhiều vốn, rồi không có
khả năng chi trả, tạo ra nợ xấu, gây khó khăn cho ngân
hàng</em> ».




***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140918/thanh-ha-no-doanh-nghiep-nha-nuoc-viet-nam-nguy-co-can-ke),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét