Các thí sinh đạt huy chương toán quốc tế đang làm gì, ở đâu?

<blockquote><strong>Dân Luận:</strong> Dư luận chưa hết bất ngờ
về bài viết <a href="13 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia
giờ ra sao?">13 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia giờ ra
sao?</a> khi chỉ có một người trong số 13 người lựa chọn
quay về VN lập nghiệp, thì giờ đây chúng ta lại bất ngờ
tiếp khi phần lớn các nhân vật đạt huy chương toán quốc
tế Olympic đều chọn nước ngoài để sinh sống và làm
việc.</blockquote>

<strong>228 lượt học sinh Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế
(IMO) trong 40 năm qua đã giành 52 huy chương vàng, 94 huy chương
bạc, 67 huy chương đồng, 1 giải thưởng đặc biệt.</strong>

Ngoài 'nhân vật" đã trở nên quen thuộc Ngô Bảo Châu,
những vàng, bạc, đồng khác trong 40 năm qua hiện đang làm gì,
ở đâu?

<strong>TS Hoàng Lê Minh - huy chương vàng IMO đầu tiên của Việt
Nam năm 1974</strong> - nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Toán –
Tin tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva năm 1984. Hiện
tại ông Minh là một chuyên gia CNTT, đã tham gia nhiều dự án,
đề tài cấp nhà nước về CNTT và tham gia tư vấn các vấn
đề liên quan đến Điện toán đám mây, Phần mềm nguồn
mở... Ông Minh đã có kinh nghiệm nhiều năm công tác tại các
trường Đại học và Viện nghiên cứu ở châu Âu, Hoa Kỳ và
Nhật Bản. Ông đã từng giữ chức vụ Trưởng Bộ môn Ứng
dụng Tin học – Đại học Tổng hợp TPHCM (năm 1995).

Ngoài ra, ông Hoàng Lê Minh từng có kinh nghiệm quản lý, lãnh
đạo tại nhiều cơ quan khác như: Giám đốc Trung tâm Phần
mềm ĐH Quốc gia TPHCM; Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công
nghệ TPHCM; Trưởng Ban Quản lý các dự án CNTT TPHCM; Phó Giám
đốc Sở Bưu chính, Viễn thông TPHCM. Hiện ông đang giữ chức
vụ Viện trưởng, Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số
Việt Nam, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/09/15/18/20140915180646-hcv1974.JPG"></center>
<em><center>TS Hoàng Lê Minh </center></em>

ThS Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên đoạt giả
ba tại IMO năm 1975. </strong>Chị là cháu nội của cụ Phan Kế
Toại, Phó Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhiệm
kỳ 1955 - 1973.

Sau khi đạt giải Olympic toán năm 1975, chị học đại học ở
Liên Xô, tại MGU. Ra trường thì về công tác tại Viện Vệ
sinh Dịch tễ TW. Công tác tại đây được 16 năm, năm 1997,
chị xin ra ngoài, làm cho chương trình phòng chống AIDS của Liên
Hợp Quốc, rồi cho những chương trình, dự án khác nhau. Hiện
chị làm tư vấn độc lập về y tế công cộng.

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/09/15/18/20140915180646-diemhang1975.JPG">
</center>
<em><center>Chị Phan Vũ Diễm Hằng </center></em>

<strong>TS Nguyễn Thị Thiều Hoa – nữ thí sinh đầu tiên của
Việt Nam đoạt HCB tại IMO năm 1976.</strong> Chị lấy bằng
Tiến sĩ khoa học tại Viện Toán học (thuộc Viện Hàn lâm khoa
học Liên Xô (cũ). Chị là giáo sư đại học tại Mỹ.

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/09/15/18/20140915180742-nguyenthithieuhoa.jpg"></center>
<em><center>Chị Thiều Hoa được chào đón khi chiến thắng từ
Vienna trở về</center></em>

</td></tr></tbody></table><strong>GS Vũ Kim Tuấn - huy chương Bạc IMO
năm 1978.</strong> Chỉ một năm sau khi tốt nghiệp ĐHTH Belarus
(Minsk) năm 1984, anh bảo vệ TS năm 1985, và hai năm sau là TSKH khi
vừa 26 tuổi.

Từ năm 1989 – 1994, anh làm việc tại Viện Toán học. Anh nhận
học bổng Humboldt danh giá năm 1994. Các năm 1994-2003 anh lần
lượt giữ chức PGS và GS của ĐHTH Cô-oet. Từ năm 2003 đến
nay, anh là giáo sư ở Khoa Toán Đại học West Georgia (Mỹ). Anh
là chuyên gia về biến đổi tích phân, các hàm đặc biệt và
Giải tích số.

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/09/15/18/20140915181906-vukimtuan.jpg">
</center>
<em><center>GS Vũ Kim Tuấn </center></em>

<strong>GS Đỗ Đức Thái - huy chương Đồng IMO năm 1978.
</strong>Anh không có cơ hội đi học đại học tại nước
ngoài. Năm 1993 anh bảo vệ luận án Tiến sĩ tại ĐHSP Hà Nội
dưới sự hướng dẫn của GS-TSKH Nguyễn Văn Khuê. Hai năm sau
đó anh bảo vệ thành công luận án TSKH cũng tại ĐHSP Hà Nội.
Anh là người trẻ nhất trong đợt trong học hàm phó giáo sư
năm 1996 và cũng là người trẻ nhất trong đợt trong học hàm
giáo sư năm 2003. Hiện anh là trưởng khoa Toán của ĐHSP Hà
Nội.

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/09/15/18/20140915182143-doducthai.jpg">
</center>
<center><em>GS Đỗ Đức Thái</em></center>

<strong>TS Lê Bá Khánh Trình, người nổi tiếng do đoạt giải
nhất với số điểm tuyệt đối 42/42 và giải đặc biệt về
lời giải độc đáo tại IMO 1979 ở Luân Đôn (Vương quốc
Anh).</strong> Sau ngày nhận giải, Lê Bá Khánh Trình được
tuyển thẳng vào khoa toán – cơ, Trường đại học Tổng hợp
Moskva. Tiếp đến, ông làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng
dẫn của Viện sĩ Andrey Alexandrovich Gontrar (Phó Chủ tịch Viện
Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga). Bốn năm sau, ông bảo vệ thành
công luận án tiến sĩ rồi trở về Việt Nam làm giảng viên
Khoa toán – tin, Trường đại học Khoa học tự nhiên.

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/09/15/18/20140915180646-hn5-6447.JPG"></center>
<em><center>TS Lê Bá Khánh Trình </center></em>

<strong>GS Lê Tự Quốc Thắng – Huy chương vàng với số điểm
tuyệt đối 42/42 tại IMO năm 1982.</strong> Ông sinh năm 1965 tại
Huế trong một gia đình có truyền thống về toán, cha là ông
Lê Tự Hỷ từng là giảng viên khoa toán tại Đại học Huế,
mẹ là bà Đinh Thị Quý Hương là giáo viên dạy toán cấp 3.

Ông theo học khoa toán tại trường ĐH Tổng hợp Quốc gia
Moskva, Nga. Trong 8 năm học tại đây ông đã 2 lần đoạt giải
nhất nghiên cứu khoa học của trường. Năm 1991, ông bảo vệ
thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành toán hình học topo.

Từ năm 1992 – 1994 ông đã trải qua các vị trí công tác tại
tại Viện toán học Steklov (Nga); Viện Toán học Max - Planck
(Đức); Viện Vật lý lý thuyết Trieste (Ý); Đại học Tokyo
(Nhật Bản).

Từ 1994 đến 1996 ông là giáo sư trợ lý tại Đại học Bang
New York (State University of New York, SUNY) ở Buffalo, New York. Ông
còn là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Osaka, Viện Mittag -
Leffler, Thụy Ðiển, Viện nghiên cứu khoa học toán tại Tokyo,
Nhật Bản, Đại học Grenoble, Đại học Paris VII, Pháp, Đại
học Genève, Thuỵ Sĩ...

Từ tháng 1/2004 đến nay ông là giáo sư chính thức của Viện
Công nghệ Georgia, Hoa Kỳ.

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/09/15/18/20140915182310-letuquocthang.jpg"></center>
<em><center>GS Lê Tự Quốc Thắng</center></em>

<strong>GS Đàm Thanh Sơn – huy chương vàng điểm tuyệt đối IMO
1984</strong> - tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia
Moskva năm 1991 và nhận bằng tiến sỹ vật lý tại Viện Nghiên
cứu Hạt nhân Moskva năm 1995.

Từ năm 1995-1999: Ông là học giả hậu tiến sĩ (postdoc) tại
Viện Đại học Washington-Seattle và Viện Công nghệ Massachusetts
(MIT).

Từ năm 1999-2002: Ông được bổ nhiệm làm giáo sư tại Viện
Đại học Columbia, đồng thời là học giả (fellow) ở Trung tâm
Nghiên cứu RIKEN-BNL, Phòng Thí nghiệm Quốc gia Brookhaven (BNL),
Hoa Kỳ. Từ năm 2002, ông quay lại Seattle, được bổ nhiệm
chức giáo sư tại Khoa Vật lý của Viện Đại học Washington
và đồng thời là học giả cao cấp (Senior Fellow) tại Viện
Vật lý Hạt nhân trực thuộc viện đại học này.

Từ tháng 9/2012, ông là giáo sư (University Professor) tại Viện
Đại học Chicago, Hoa Kỳ.

Theo thông báo ngày 29/4/2014 của Hàn lâm viện Khoa học Hoa Kỳ
(National Academy of Sciences - USA, viết tắt: NAS), Viện này vừa
tiến hành bầu ra 84 thành viên mới, trong đó có GS Đàm Thanh
Sơn.

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/09/15/18/20140915182418-damthanhson.jpg"></center>
<em><center>GS Đàm Thanh Sơn</center></em>

<strong>GS Nguyễn Tiến Dũng (sinh năm 1970) - huy chương vàng IMO
năm 1985. Anh là thí sinh Việt Nam nhỏ tuổi nhất tham dự IMO khi
chưa tròn 15 tuổi. </strong>Anh tốt nghiệp ĐHTH Matxcơva về Toán
năm 1991. Sau đó anh nghiên cứu tại ICTP 2 năm, giữa chừng về
lại ĐHTH Matxcơva bảo vệ luận án TS. Năm 1995, được tuyển
làm nghiên cứu viên của CNRS (TT khoa học quốc gia của Pháp).
Anh bảo vệ TSKH (habilitation) năm 2001 và ngay sau đó được
nhận làm GS tại ĐHTH Toulouse (Pháp).

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/09/15/18/20140915180742-nguyentiendung.jpg"></center>
<em><center>GS Nguyễn Tiến Dũng </center></em>

<strong>PGS Phan Thị Hà Dương - giành HCĐ IMO năm 1990.
</strong>Cùng năm đó, chị trở thành SV Khoa Toán - Cơ - Tin, ĐH
Tổng hợp Hà Nội. Hết năm thứ 3, Hà Dương được học bổng
của Chính phủ Pháp. Với hồ sơ đẹp, chị được xét đặc
cách vào học tiếp năm thứ 4 (điều hy hữu xảy ra) tại ĐH
Paris 6.

Chị bằng cao học về Hình học đại số năm 1995. Nhưng sau
đó chị chọn ngã rẽ khác – sang tin học. Tháng 1/1999, luận
văn Tiến sỹ của chị được Hội đồng chấm luận án ĐH
Paris 7 xếp vào loại rất xuất sắc (très honorable). Đặc
biệt, năm đó, tin chị trúng tuyển vị trí Phó Giáo sư tại
trường này gây bất ngờ lớn: Năm đó, Khoa Tin học, ĐH Paris 7
cần tuyển 3 Phó GS mà có tới 100 đơn. Và, cô tiến sỹ trẻ
đã vượt qua hầu hết những người lớn tuổi và kinh nghiệm
hơn mình để xếp ở vị trí số 1.

Tháng 8/2005, chị rời vị trí là niềm ao ước của nhiều
người để trở về làm việc tại Viện Toán học VN, cho đến
nay.

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/09/15/18/20140915180742-phanhaduong.JPG"></center>
<em><center>PGS Phan Thị Hà Dương</center></em>

<strong>Lê Hùng Việt Bảo - giành hai huy chương vàng hai năm liên
tiếp trong các kỳ IMO các năm 2003 và 2004, </strong>là một trong
ba thí sinh giành huy chương vàng với số điểm tuyệt đối
(42/42) IMO năm 2003.

Năm 2004, Việt Bảo được tuyển thẳng vào lớp "Cử nhân Toán
tài năng" của trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. Năm
2008, Bảo tốt nghiệp ngành Toán Đại học Cambridge, nước Anh.
Hiện nay Bảo đang làm nghiên cứu sinh tại khoa Toán đại học
Harvard, Hoa Kỳ, với Richard Taylor (học trò của Andrew Wiles).

<center><img
src="http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2014/09/15/18/20140915182733-lehungvietbao.jpg"></center>
<em><center>Chủ tịch nước Trần Đức Lương tặng quà cho Lê
Hùng Việt Bảo</center></em>

<strong>Ngân Anh </strong><em>(tổng hợp)</em><strong>


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140917/cac-thi-sinh-dat-huy-chuong-toan-quoc-te-dang-lam-gi-o-dau),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét