Tuyên bố của Con Đường Việt Nam Về việc chính quyền ngăn chặn công dân Việt Nam đến tham dự các cuộc trao đổi về Quyền Con Người

<center><strong>Tuyên bố của Con Đường Việt Nam
Về việc chính quyền ngăn chặn công dân Việt Nam đến tham
dự các cuộc trao đổi về Quyền Con Người </strong></center>

<center><img
src="https://scontent-a-hkg.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/l/t1.0-9/10455208_671179412937078_3428361793569714740_n.jpg"
width="560" /></center>

Ngày 20/6/2014, tại phiên họp thông qua báo cáo Kiểm điểm
Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ 2, dưới sự chủ tọa của
Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tại Genève, chính phủ
Việt Nam đã thông báo chấp nhận 182 khuyến nghị trên 227
khuyến nghị do các nước đề xuất. Trong số các khuyến nghị
được chấp thuận, có "dành không gian cho truyền thông phi
nhà nước, và làm cho các điều 79, 88 và 258 của Luật Hình
Sự cụ thể và nhất quán hơn với các nghĩa vụ nhân quyền
quốc tế về tự do biểu đạt" của Úc.

Trước sự kiện này, chính phủ Úc đã cùng với Liên minh
châu Âu, Đại sứ quán Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sĩ
đứng ra tổ chức buổi Hội thảo: Truyền thông Phi Nhà nước
ở Việt Nam trong thời kỳ hiện nay vào ngày 30/7/2014 tại Đại
Sứ Quán Úc, Hà Nội.

Cũng trong thời gian này, ông Heiner Bielefeldt, báo cáo viên đặc
biệt của Liên Hợp Quốc, đã đến thăm Việt Nam từ ngày 21
đến 31.07.2014 theo lời mời của chính phủ Việt Nam với mục
đích tìm hiểu thêm về việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự
do tôn giáo hay tín ngưỡng và những trở ngại đối với
quyền cơ bản này tại Việt Nam.

Cả hai sự kiện đều được tổ chức công khai, là cơ hội
để chính phủ Việt Nam chứng minh với quốc tế rằng Việt
Nam sẵn sàng thực thi các nghĩa vụ và cam kết của một quốc
gia thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Thế nhưng, thay vì tạo một môi trường thuận lợi như đã
hứa hẹn chính thức với chính phủ các nước, chính quyền
Việt Nam lại đã một lần nữa sử dụng biện pháp bao vây,
quấy nhiễu, đe dọa và bắt giữ vô cớ nhằm ngăn trở, cô
lập công dân Việt Nam đến tham dự các cuộc trao đổi này.
Cụ thể, các blogger, nhà báo độc lập, nhà hoạt động dân
sự như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, cựu tù nhân lương tâm Phạm
Bá Hải, bà Dương Thị Tân, nhà báo Phạm Chí Dũng, mục sư
Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Hội trưởng PGHH
Lê Quang Liêm, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga,
Huỳnh Phương Ngọc, Phạm Thanh Nghiên, v.v… đã bị gây khó
dễ trước và sau khi tham gia các sự kiện này.

Trong bản báo cáo kết quả sơ bộ chuyến viếng thăm của
mình, chính ông Heiner Bielefeldt cho biết như sau: "Dự định đi
thăm An Giang, Gia Lai và Kon Tum của đoàn không may đã bị gián
đoạn từ ngày 28 đến 30/7. Tôi nhận được những thông tin
đáng tin cậy là một số cá nhân tôi muốn gặp đã bị đặt
dưới sự theo dõi chặt chẽ, cảnh cáo, đe dọa, sách nhiễu
hoặc bị công an ngăn cản việc đi lại. Ngay cả những người
đã gặp được tôi cũng không tránh khỏi việc bị công an theo
dõi hoặc chấn vấn ở một mức độ nhất định. Ngoài ra,
việc di chuyển của tôi cũng bị giám sát chặt bởi "Những
cán bộ an ninh hoặc công an" mà chúng tôi không được thông
báo rõ, đồng thời sự riêng tư và bảo mật của một số
cuộc gặp gỡ cũng bị ảnh hưởng. Những việc này là sự vi
phạm rõ ràng các điều khoản tham chiếu của bất kỳ chuyến
thăm quốc gia nào."

Dân tộc Việt Nam đang ở khúc quanh quyết định của những
chuyển biến cần thiết trong chính sách đối ngoại và đối
nội nhằm đoàn kết, ổn định lòng dân, tranh thủ được hỗ
trợ của quốc tế để vượt qua những khó khăn về kinh tế
và an ninh biển đảo. Nhưng những động thái của chính quyền
qua hai sự kiện trên thực sự đã gây nhiều thất vọng.

Rõ ràng việc ra sức ngăn chặn công dân Việt Nam tham gia
những hoạt động hội thảo và trao đổi về Quyền Con Người
này không những không giúp cho chính phủ Việt Nam cải thiện
hình ảnh của mình trước con mắt quốc tế, mà ngược lại
càng khiến cho người ta thấy những cáo buộc vi phạm nhân
quyền dành cho Việt Nam từ trước tới nay là có cơ sở. Chỉ
có sự chân thành và nỗ lực cải thiện nhân quyền thực sự
mới giúp cho chính quyền lấy lại lòng tin vào lúc này.

Trước sự việc này, Con Đường Việt Nam tuyên bố:

Chúng tôi cực lực phản đối các hành xử tiêu cực, bội
tín, thiếu minh bạch, tước đoạt các quyền con người cơ
bản của công dân mình của các cấp chính quyền Việt Nam. Các
hành vi này rõ ràng xem thường luật pháp, chà đạp lên chính
hiến pháp Việt Nam, phản bội những cam kết đã ký với quốc
tế, không xứng đáng là một thành viên có trách nhiệm của
LHQ, đặc biệt với tư cách là một trong 47 quốc gia thành viên
Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016 có sứ mạng thúc
đẩy và bảo vệ nhân quyền trên thế giới.

Chúng tôi yêu cầu chính quyền Việt Nam lập tức chấm dứt
tất các hình thức sách nhiễu lập đi lập lại này trong
nhiều năm qua, hãy đối thoại với công dân mình ngay cả
những ý kiến khác biệt chứ không phải chỉ hành xử tuỳ
tiện bịt miệng bằng cách bắt bớ và bỏ tù vô cớ vốn
chỉ mang lại những kết quả hạn chế tiêu cực trước mắt
nhưng xói mòn niềm tin của người dân vào luật pháp và tự
đặt mình vào vị trí thiếu chính danh.

Chúng tôi kêu gọi các công dân Việt Nam khác không sợ hãi
trước những bức hại, tiếp tục mạnh dạn hành xử quyền
con người của mình trong tư cách là công dân một nước thành
viên LHQ có trách nhiệm chia sẻ, bảo vệ các quyền con người
phổ quát và thiêng liêng của nhân loại tiến bộ.

<strong>TM. Con Đường Việt Nam</strong>
Lê Quốc Tuấn,
<em>Phát Ngôn Nhân</em>

<center><strong>Press release from the Vietnam Path Movement on the issue of
the Vietnamese government prevented its citizens from attending discussions
on Human Rights.</strong></center>

On June 20, 2014, at the meeting of the UN Human Rights Council in Geneva
which concludes the Vietnam's Universal Periodic Review (UPR) process. The
government of Vietnam accepted 182 of the 227 recommendations from other
countries. Among those recommendations that have been accepted by Vietnam was
one that made by Australia, which states: "Give space to non-state media,
and that make Criminal Code Articles 79, 88 and 258 more specific and
consistent with international human rights obligations on freedom of
expression."

In response, the Australian government and the Europe Union, the embassies
of Canada, New Zealand, Norway, and Switzerland have jointly organized the
seminar: Non-state media in Vietnam right now on July 30, 2014 at the Embassy
of Australia in Hanoi, Vietnam.

During this same time, the UN's Special Rapporteur on Freedom of Religion
or Belief, Heiner Bielefeldt, was invited by the Government of the Socialist
Republic of Viet Nam to conduct a country visit from July 21, 2014 to July
31, 2013. The purpose of the country visit was to study more about the
protection and support of the people's freedom of religion or belief and if
there were any obstacles to these basic rights in Vietnam.

Both of the above-listed events were open to the public, and they offered an
opportunity for the Government of the Socialist Republic of Viet Nam to prove
to the international community that Vietnam readily accept the
responsibilities and commitments of a member of the Human Rights Council.

However, instead of providing an accessible environment as it has officially
promised the other countries, the Vietnamese government once again used
tactics to surround, harass, threaten, and arbitrary restraint in order to
prevent and isolated Vietnamese citizens from participating in these events.
Specifically, the following bloggers, independent reporters, and other civil
dissidents, Dr. Nguyen Dan Que; former prisoner of conscience, Pham Ba Hai;
Mrs. Duong Thi Tan; Mr. Pham Chi Dung, Pastor Nguyen Manh Hung; Pastor Nguyen
Hoang Hoa; Chairman of the Hoa Hao Buddhism, Le Quang Liem; Ms. Nguyen Ngoc
Nhu Quynh; Ms. Tran Thi Nga; Ms. Huynh Phuong Ngoc; Ms. Pham Thanh Nghien,
etc. were being harassed by the government before and after their
participation in these events.

In his press statement on the visit to the Socialist Republic of Vietnam
issued on July 31, 2014, Mr. Heiner Bielefeldt stated: "The planned visits
to An Giang, Gia Lai and Kon Tum provinces were unfortunately interrupted
from 28 to 30 July. I received credible information that some individuals
whom I wanted to meet with had been either under heavy surveillance, warned,
intimidated, harassed or prevented from travelling by the police. Even those
who successfully met with me were not free from a certain degree of police
surveillance or questioning. Moreover, I was closely monitored of my
whereabouts by undeclared "security or police agents", while the privacy
and confidentiality of some meetings could have been compromised. All these
incidents are in clear violation of the terms of reference of any country
visit."

Vietnam is at a historical crossroad where appropriate decisions are
necessary in both its foreign policy as well as internal policy making to
unite and reassure its people and to receive international support to
overcome the current crisis of the economy as well as the national security
in regard to its seawaters. The government's action in the two
above-referenced events has truly disappointed the public.

Clearly, the determination to prevent Vietnamese citizens from participating
in these seminars and discussions in regard to Human Rights not only does not
help the Vietnamese government improves its image in the international
community. Quite the contrary, it allows everyone to believe that the
allegations of human rights violations in Vietnam have now been
substantiated. Therefore, only a sincere effort to realistically improve
human rights conditions would be able to help the government to gain its
people trust at this time.

Being confronted with these events, the Vietnam Path Movement announces:
We strongly object the negative, untrustworthy, and nontransparent tactics
utilized by the Vietnamese government at every single level to infringe upon
the basic human rights of its citizens. Such conducts clearly disregard the
law, violate Vietnam's own constitution, go against all the international
treaties Vietnam has ratified and approved, and they are not the conducts of
a responsible member of the United Nations, especially a member of its Human
Rights Council's 47 states for the term of 2014-2016 who has the duty of
promoting and protect human rights in the world.

We demand that the Vietnamese government immediately cease all of its
repeating harassment in all forms which has been used by them against its
people over the years and instead begin to hold dialogues with citizens even
with the dissidents, and not to act arbitrarily to silence them by arrest and
imprisonment without cause which only brings immediate, negative and limited
consequences, causing its people to lose faith in the judicial system and to
put the government in a position that lacks authority.

We call on all Vietnamese citizens to lay down their fear when confronted
with oppression and continue to exercise their human rights with courage and
as the people of a member state of the United Nations' Human Rights Council
that has the responsibility to share and protect the sacred and universal
human rights of the progressive humankind.

<strong>On behalf of the Vietnam Path Movement</strong>
Le Quoc Tuan, Spokesperson




***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140801/tuyen-bo-cua-con-duong-viet-nam-ve-viec-chinh-quyen-ngan-chan-cong-dan-viet-nam-den),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét