Joseph S. Nye - Quan Điểm Mới Về Quốc Phòng Của Nhật Bản

<blockquote><strong>Lời người dịch:</strong> Theo Joseph S. Nye,
Nhật Bản cần giải thích khái niệm "tự vệ tập thể" theo
Luật Hiến Pháp trên căn bản mới khi an ninh khu vực và Nhật
Bản đang bị Bắc Hàn và Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng,
Nhật Bản nên tăng cường hợp tác về liên minh quân sự với
Hoa Kỳ, nếu cần, với Ấn và Úc. Đây là một sách lược
đúng hướng cần hỗ trợ.

Khác với suy luận chung truớc đây, nhờ tăng cường thiết bị
hoả tiển có đầu đạn nguyên tử hiện đại mà khả năng
tấn công của Trung Quốc hiện nay đến căn cứ quân sự Okinawa
và Hawaii trờ thành hiện thực. Khả năng tổn thương của Hoa
Kỳ tăng cao là một kich bản mới và gây quan ngại nhiều hơn.

Một luận điểm mà người Việt quan tâm và không được tác
giả trình bày là Việt Nam, Nhật Bản hay Hoa Kỳ, ai sẽ bị
Trung Quốc tấn công trước tiên và hợp tác quân sự của Hoa
Kỳ với Nhật Bản và Việt Nam (nếu có) sẽ đóng góp gì trong
việc ngăn chận đe doạ.

Người dịch đặt tựa đề cho bản dịch.</blockquote>

<center>* * *</center>

Từ khi kết thúc thế chiến thứ hai, Nhật Bản được cai trị
bởi "Hiến pháp hoà bình" do Hoa Kỳ soạn thảo. Điều 9 của
Hiến pháp này ngăn cấm chiến tranh và hạn chế quân đội
Nhật Bản trong việc tự vệ. Hiện nay, Thủ tướng Shinzo Abe
đang tìm kiếm một cơ sở pháp chế để tạo điều kiện cho
Nhật Bản giải thích lại hiến pháp bao gồm vấn đề "tự
vệ tập thể". Theo khái niệm này, Nhật Bản sẽ gia tăng hợp
tác an ninh với các nước khác, đặc biệt nhất là với đồng
minh thân thiết nhất của mình là Hoa Kỳ.

Giới phê bình xem hành vi này là một điểm xuất phát táo bạo
để từ bỏ chủ thuyết hiếu hòa từ bảy thập niên qua.
Nhưng những mục tiêu chủ yếu của Abe - cải thiện khả năng
của Nhật Bản để đáp ứng những đe doạ khác mà không
phải là do tấn công có vũ trang; cho phép Nhật Bản có khả
năng tham gia hữu hiệu hơn trong hoạt động gìn giữ hoà bình
quốc tế; và định nghĩa lại những biện pháp về tự vệ mà
Điều 9 cho phép - hiện nay thực ra tương đối là khiêm
nhường nhất.

<center><img
src="http://www.thetimes.co.uk/tto/multimedia/archive/00368/118938866_shinzo-ab_368785b.jpg"
width="500" /></center>
<center><em>Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe</em></center>
Nhiều lo sợ là chuyển hướng này sẽ đưa Nhật Bản can dự
vào các cuộc chiến tranh viễn chinh của Hoa Kỳ được thổi
phòng quá mức một cách tương tự. Thực ra, các luật lệ đã
được soạn thảo rất mực cẩn trọng để cấm các phiêu lưu
như thế, trong khi cho phép Nhật Bản hợp tác chặt chẽ hơn
với Hoa Kỳ về những đe dọa trực tiếp cho nền an ninh Nhật
Bản.

Không có khó khăn gì để nhận ra lý do tại sao Abe đang theo
đuổi quyền tự vệ rộng lớn hơn. Nhật Bản nằm trong một
khu vực nguy hiểm, nơi mà những căng thẳng tồn động sâu xa
đe doạ bùng nổ bất cứ lúc nào.

Không giống như châu Âu sau 1945, phải công nhận là Đông Á
không hề có kinh nghiệm trong việc hòa giải toàn diện giữa
các đối thủ, hoặc là thiết lập những định chế khu vực
ổn cố. Châu Á bị buộc phải lệ thuộc vào Hiệp Ước An
Ninh Hoa Kỳ và Nhật Bàn để đẩy mạnh ổn định khu vực. Khi
Tổng thống Obama thông báo về chính sách tái quân bình hướng
về châu Á vào năm 2011, chính quyền Hoa Kỳ cũng tái khẳng
định Bảng Tuyên bố Clinton - Hashimoto năm 1996 có trích dẫn
liên minh an ninh Hoa Kỳ và Nhật Bản là nền tảng cho ổn
định - điều tiên quyết cho thăng tiến kinh tế liên tục tại
châu Á.

Lời tuyên bố này phục vụ cho mục tiêu rộng lớn hơn của
việc thiết lập mối quan hệ tam phương ổn định, dù có bất
quân bình, giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Những chính
quyền kế nhiệm của Hoa Kỳ đã duy trì phương sách này, và
những thăm dò dư luận cho thấy cách này cũng được ủng hộ
đông đảo tại Nhật - không phải do sự hợp tác chặt chẽ
gần đây qua việc cứu trợ thiên tai sau vụ động đất Tohoku
và sóng thần Tsumani 2011.

Nhưng khả năng tổn thương của Nhật Bản còn quá cao. Đe doạ
khu vực trước mắt là Bắc Hàn vì giới lãnh đạo độc tài
tráo trở không lường của nước này đã dùng những nguồn
lực kinh tế yếu kém đầu tư vào trong lĩnh vực kỹ thuật
hạt nhân và tên lửa.

Mối quan ngại lâu dài là sự trổi dậy của Trung Quốc - một
trung tâm quyền lực kinh tế và dân số mà việc mở rộng khả
năng quân sự cho phép Trung Quốc nắm giữ một tư thế kiên
quyết hơn trong các tranh chấp lãnh thổ, kể cả với Nhật
Bản trong vùng biển Hoa Đông. Những tham vọng lãnh thổ của
Trung Quốc cũng gây thêm căng thằng trong vùng biển Hoa Nam, nơi
có các hải lộ huyết mạch cho mậu dịch Nhật Bản chạy qua.

Các vụ việc đang phức tạp diễn biến mà thực tế cho thấy
là tiến triển chính trị của Trung Quốc không theo kịp tiến
bộ kinh tế. Nếu Đảng Cộng Sản Trung Quốc cảm thấy bị
công chúng đe doạ vì họ thất vọng là không có đủ cơ hội
tham gia sinh hoạt chính trị hay bị đàn áp dai dẳng, Đảng có
thể chuyển sang chủ nghiã dân tộc có cạnh tranh, lật ngược
các duy trì nguyên trạng của khu vực, một vấn đề đã vốn
dĩ đã tế nhị.

Dĩ nhiên, nếu Trung Quốc trở nên gây hấn, các nước châu Á
khác như Ấn và Úc, - là những nước đã bị bất ổn do hung
đồ của Trung Quốc trong vùng biển Hoa Nam - sẽ kết hợp với
Nhật Bản trong nỗ lực tạo một đối lực với quyền lực
của Trung Quóc. Nhưng theo như tình thế đang thể hiện, chiến
lược ngăn chận sẽ là một sai lầm. Chung cuộc, cách tốt
nhất tạo ra thù nghịch là đối xử Trung Quốc như kẻ thù.

Hoa Kỳ và Nhật Bản nên lãnh đạo một phương sách hữu hiệu
hơn, đó là hướng trọng tâm về hội nhập, ngăn chận mọi
bất trắc. Những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Nhật Bản phải
định hình cho một bối cảnh khu vực theo một cách mà Trung
Quốc có động lực khích lệ để hành sử với trách nhiệm,
bao gồm cả việc duy trì khả năng mạnh về quốc phòng.

Trong khi đó, Hoa Kỳ và Nhật Bản phải nghiên cứu lại về
cấu trúc liên minh của mình. Trong khi sự duyệt xét khuôn khổ
quốc phòng của Nhật Bản có chuyển biến tích cực, một số
người Nhật vẫn còn không hài lòng về tình trạng bất quân
bình trách nhiệm do liên minh đem lại, những người khác bực
tức về gánh nặng về các căn cứ của Hoa Kỳ, đặc biệt
nhất là về hòn đảo Okinawa.

Đối với Hoa Kỳ, mục tiêu dài hạn phải là lần lượt
chuyển giao các căn cứ của mình cho Nhật Bản kiểm soát, để
những lực lượng quân sự luân phiên thay thế. Thực ra, một
vài căn cứ quân sự, mà đáng kể nhất là căn cứ không quân
Misawa ở phía bắc Tokyo, đã treo cờ Nhật Bản trong khi các
đơn vị Hoa Kỳ đang đồn trú.

Nhưng tiến trình phải được tiến hành cẩn trọng. Khi Trung
Quốc đầu tư trong lĩnh vực tên lửa có đầu đạn hiện
đại, thì khả năng tổn thương của các căn cứ cố định
trên đảo Okinawa tăng lên rất cao. Để tránh cảm nhận là Hoa
Kỳ quyết định chuyển giao các căn cứ cho Nhật Bản đúng
vào lúc mà những lợi điểm quân sự đang giảm dần, và trấn
an là bước tiến này một sự tái cam kết của Hoa Ký với
đồng minh, một Ủy ban liên hợp cần được thành lập để
quản nhiệm việc chuyển giao.

Đối với Nhật Bản, để trở thành một người đối tác
bình đẳng với Hoa Kỳ, điểm chủ yếu là bảo đảm vị thế
khu vực và toàn cầu của mình. Để đạt được mục tiêu
này, bước tiến khiêm tốn của Abe hướng về việc tự vệ
tập thể là một biện pháp theo đúng hướng.

<em>Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ
và Ủy Ban Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, Giáo Sư Đại Học Harvard.
Tác phẩm mới nhất của ông là Presidential Leadership and the
Creation of the American Era. </em>

<strong>Nguyên tác:</strong> Joseph S. Nye, "<a
href="http://www.project-syndicate.org/commentary/joseph-s--nye-explains-why-the-abe-government-s-new-military-doctrine-is-a-positive-development">Japan´s
Self-Defense Defense</a>", Project Syndicate


***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140820/joseph-s-nye-quan-diem-moi-ve-quoc-phong-cua-nhat-ban),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét