Vợ đi xuất khẩu, chồng lo việc nhà

Khi vợ anh đi sang Đài Loan chín năm về trước để làm chân
giúp việc nhà với thu nhập cao hơn rất nhiều so với khi chị
còn làm ruộng tại ngôi làng phia bắc Việt Nam, Phạm Đức
Việt đã kiêm luôn công việc nội trợ và nuôi nấng hai đứa
con bên cạnh nghề nông và thợ mộc của mình.

Giờ đây, cảnh một thân hai việc đã trở nên rất quen thuộc
với Việt, 48 tuổi, cũng như với nhiều người đàn ông hàng
xóm của anh. Hàng trăm phụ nữ đã rời làng Vũ Hộii, cách Hà
Nội 75 dặm về phía nam, để kiếm việc làm có thu nhập khá
hơn tại Đại Loan, Nhật và Nam Hàn và gửi tiền về nhà, đây
là một thành phần của hiện tượng lớn về xuất khẩu lao
động nữ tại Việt Nam trong hơn 15 năm qua.

"Chuyện nhỏ thôi," Việt nói về công việc nhà cửa phải làm
thêm. "Tôi sẵn sàng hi sinh để con cái mình có cuộc sống
tốt hơn." Thu nhập của vợ anh giúp trang trải học phí đại
học cho hai đứa con và chi trả cho trại đóng bàn ghế bên
cạnh nhà.

Với ngày càng nhiều phụ nữ xuất ngoại, Việt Nam đang đi
theo một trào lưu đang diễn ra tại những quốc gia châu Á khác
như Indonesia, Philippines và Sri Lanka, nơi phụ nữ chiếm ít nhất
là hai phần ba lực lượng lao động xuất khẩu. Phụ nữ Việt
chiếm khoảng một phần ba lực lượng lao động di cư vào năm
2011, cơ quan Liên Hiệp Quốc cho biết.

Với công việc giúp việc nhà hoặc y tá, phụ nữ thường
kiếm được thu nhập cao hơn nam giới chuyên làm các công việc
lao động chân tay như xây dựng hoặc đồng áng.

Trào lưu này đã dẫn đến một lực lượng đàn ông mà giới
chuyên môn gọi là "cha - người chăm sóc", đa số họ ở tại
những quốc gia có truyền thống phân chia công việc nội trợ
và nuôi con dựa trên giới tính.

Những thay đổi này đã dẫn đến một số vấn đề xã hội
tại Việt Nam, giới truyền thông trong nước miêu tả Vũ Hội
là một ngôi làng nơi nhiều người cha bị "bỏ lại" đã tìm
vui trong thuốc phiện, rượu và gái mãi dâm.

Những người cha tại làng Vụ Tiến bên cạnh khi được phỏng
vẫn nói rằng trong khi một số trường hợp thì đúng như
thế, nhưng các bài báo cũng đã phóng đại sự việc. Đa số
nam giới sẵn sàng làm thêm việc nhà để phụ giúp gia đình
mình.

Một số nói việc nấu nướng là một thử thách, nhưng không
phải là không vượt qua nổi.

"Trong gia đình nông dân như chúng tôi, cơm nước cũng đơn
giản," Vũ Đức Hạng, người có hai con luôn giúp đỡ dọn
dẹp nhà cửa và nấu ăn khi chúng ở nhà. Giờ đây cả hai
cũng đã vào được đại học.

Có ít nghiên cứu toàn diện về tình trạng cha là người chăm
sóc gia đình, và giới học giả nói rằng những ảnh hưởng
tâm lý và xã hội từ trào lưu phụ nữ lao động di cư tại
các nước châu Á vẫn còn rất mù mờ.

Một số nghiên cứu về lao động di cư ở các cộng đồng
Đông Nam A cho thấy họ hàng bên vợ thường gánh đỡ trách
nhiệm nuôi con khi người mẹ đi xuất khẩu lao động.

Nhưng một thăm dò vào năm 2008 trong đó theo dõi khoảng 1.100 gia
đình có người mẹ đi xuất khẩu lao động từ Việt Nam và
Indonesia cho thấy hơn hai phần ba những người chăm sóc gia
đình chủ yếu là người cha – một khác biệt lớn so với
kết quả nghiên cứu từ Philippines và Sri Lanka, những nơi chỉ
có khoảng một phần ba những người cha đóng vai trò tương
tự.

Những nghiên cứu tương tự tại Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và
Philippines cho thấy Việt Nam là quốc gia duy nhất trong đó ông
nội thường đóng vai trò quan yếu trong những quyết định
của gia đình.

Trong khi cũng đã có những trường hợp ngoại tình, ly dị và
nghiện ngập, kết quả thăm dò từ Việt Nam đặc biệt đã
thách thức quan điểm cho rằng hiện tượng phụ nữ xuất
khẩu lao động đã làm tan vỡ gia đình, Hoàng Lan Anh, một
giảng viên về nghiên cứu phát triển tại Đại học Melbourne,
người đã thực hiện những phỏng vấn cho các điều tra tại
một số ngôi làng tại Việt Nam. Vũ Hội và Vũ Tiến là một
phần trong mẫu dữ kiện thăm dò tại Việt Nam, trong đó bao
gồm các tỉnh miền bắc là Thái Bình và Hải Dương.

Đàn ông Việt tại miền quê "thật ra không nề hà làm công
việc nhà," Hoàng nói. "Họ vốn luôn dính líu đến công việc
gia đình, vì thế chẳng gì quá quan trọng khi giờ đây vợ họ
phải đi xa."

Một giải thích khả dĩ khác là chính quyền cộng sản của
quốc gia này từ lâu đã khuyến khích việc bình đẳng giới
tính, bà nói.

Một cán bộ xã Vũ Hội là Phạm Ngọc Thủy cũng đồng ý
điều này.

"Đương nhiên có những khía cạnh tích cực và tiêu cực trong
lao động xuất khẩu, nhưng báo chí thường chỉ chú trọng vào
những việc tiêu cực," ông nói. "Chúng tôi tự hào về bình
đẳng giới tính tại Việt Nam, và khi phụ nữ ra nước ngoài,
đa số nam giới sẵn sàng nhúng tay vào công việc nhà."

Tổng số tiền gửi về từng tổng số các lao động Việt Nam
từ nước ngoài hiện đã vượt 2 tỉ Mỹ kim mỗi năm, Nguyễn
Ngọc Quỳnh, giám đốc Cục quản lý lao động nước ngoài
thuộc Bộ Lao động cho biết. Đài Loan, Malaysia và Nam Hàn là
những điểm đến đông nhất.

Trần Xuân Cường, một nông dân tại làng kế bên nói rằng
một phần của tổng số 8 nghìn Mỹ kim vợ anh dành dụm
được đã được dùng để xây thêm một gian nhà và đầu tư
nuôi lợn và cất rượu.

Anh nói có một số hàng xóm đã rơi vào tình trạng nghiện
rượu và thậm chí nghiện thuốc phiện, nhưng anh không bị
những thứ ấy cám dỗ.

"Cả người cha và người mẹ đều khó khăn, nhưng đây là
điều chúng tôi phải làm vì là trách nhiệm của mình," Cường
nói khi ngồi trong phòng khách.

Phụ nữ cũng phải hi sinh rất nhiều, phải xa rời con cái để
ra nước ngoài kiếm tiền.

"Mọi thứ đều vì cuộc sống gia đình," Phạm Thị Liên, vợ
Cường nói, chị đã làm chân giúp việc nhà và sau đó làm
công nhân nhà máy tại Lebanon. "Cả hai chúng tôi đều phải
vượt qua những khó khăn."

Việt, người nông dân và thợ mộc ở trên, nói rằng vợ anh
đang dự tính rời Đài Loan về nhà luôn vào cuối năm nay.

"Tôi không màng công việc đồng áng," anh cười. "Nhưng khi cô
ấy về, tôi sẵn sàng nhường lại những công việc khác."



***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140719/vo-di-xuat-khau-chong-lo-viec-nha),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét