Govapha - Đường vào bàn phím - tay ải tay ai

<div class="boxright200"><img
src="http://www.danluan.org/files/u23/hinh_1.jpg" /></div>
Chà, <em>"giật"</em> cái tít nghe <em>"bùm"</em> dữ nghe mậy. Thôi
kệ, cho dù là giật nhẹ giật nặng giật kêu giật lép giật
nhỏ giật lớn. Rồi ra ai cũng như ai, một dấu chấm... hết
bài. Đêm không ngủ được, nghe cha nội Elvis Phương hát
<em>"Huyền thoại người con gái"</em>, tôi thích hai câu này
<em>"Loài hoa trắng mang môi em đã hơn mấy lần ủ nhụy hương
đêm"</em>. Úi trời, hoa yêu nào mang môi em ủ nhụy hương đêm
sao mà rạo rực cả người lên. Tha hồ tưởng tượng quá cỡ
thợ mộc, môi em - ủ nhụy - hương đêm. Đến khi...hoa môi rơi
xuống chân nàng. Những ngón tay thèm thuồng...sờ.

Hoa với người đẹp thì sướng rên mé đìu hiu, hoa đi cùng
với súng thấy lạnh lạnh gáy. Làm gì có, lãng mạn phết. Nghe
qua bài hát <em>"Nụ hoa và cây súng"</em> của Nguyễn Ngọc
Thiện chưa? Chả tán vầy <em>"Nụ hoa và súng khói lửa vẫn
bên nhau"</em>. Mốc xì. Hoa nói hay hoa thiên nhiên trong thời
loạn khổ chết mẹ, lãng mạn gì nỗi. Một là bầm dập tới
bến hai là tiêu tán đường. Tránh xa hoa ra, vác súng đi chỗ
khác chơi đi cha nội. Thương hoa, ruột có bao nhiêu khúc là bị
<em>"vò"</em> bấy nhiêu. Giờ Tý canh Ba lướt phím. Em phím nhảy
lách cách, đi khắp cùng trời đất với tôi. Trang thông tin
của bạn biến mất. Yêu nước cũng bí ẩn, dấu mẹ tên cúng
cơm. Trèo lắm tường vách như tội phạm vượt ngục còn bị
đánh phá quài. Chúng giết em rồi, chỉ vì em là <em>"phây -
búc"</em> em ơi! Những ngón tay gởi vào vùng im lặng. Thôi ráng
đi mầy, đừng nản chí.  Rồi TA sẽ xây dựng lại ngày một
to đẹp hơn. Ngoài đời, sống dưới chế độ độc tài cộng
sản, ra ngõ gặp... lưu manh. Tìm đường online cũng đụng...
lưu manh. Bàn phím, trên mặt trận chữ nghĩa. Không chỉ có văn
hoá hoà bình mà có cả văn hoá chiến tranh. Em phím lại nhảy
lách cách. Chửi thì cần bới ra cái xấu ác để chửi, chửi
khơi khơi người ta nói mình khùng. Tôi chửi chế độ thối
nát, chửi bè lũ bán nước bất tài tham nhũng hèn với giặc
ác với dân, chửi lũ quan tham giỏi bốc hốt lại quen thói
hạch sách hành hạ dân đen.

Tôi thích nghe dân chửi, thích gì kỳ vậy mậy? Ờ thích lắm.
Lắng nghe tiếng dân nói (chửi cũng là tiếng nói) còn hơn phí
thời gian đọc báo chí từ lò tuyên giáo ra (cánh tay nối dài
của đảng). Ra quán cóc nhâm nhi ly cà phê, nghe thiên hạ chửi
từ thượng tầng xuống tới hạ tầng. Thông tin nói hoài không
hết, nhiều người lắm ý. Nhất là những vấn đề liên quan
tới túi tiền, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của
họ. Những vấn đề xã hội sát sườn, thuế -giá cả -lệ
phí, dân chửi đâu trúng phóc đó. Tôi đồng cảm tâm tư với
họ. Hiện thực đời sống, miếng cơm manh áo không thể kinh
qua bánh vẽ mà no lòng được. Không có huyền thoại nào ru
ngủ được bao tử. Không giải đáp được vấn nạn đó,
người dân bất mãn đi đến phản kháng bằng tiếng chửi.
Chửi rủa có thay đổi được tình hình không? Tiếng chửi
của dân đen có thể không bay tới được cửa quan, mà dù có
tới nơi cũng bó tay với <em>"miệng nhà quan có gang có
thép"</em>. Đầu tiên, chửi trước đã. Chửi trần trụi ra,
dân không phải ngu. Đừng xem thường thằng dân đen chửi nghe,
đủ loại bom nổ không hẹn giờ.

Tôi cũng chửi, chửi từ quán cóc lên tới Net. Em phím nhảy
lách cách, sau trước ngang dọc phải trái. Lúc tôi chửi thẳng
vào mặt, lúc ẩn ngữ xỏ xiên. Chửi từ thằng/con sâu mọt
trên cao xuống tới thằng/con quan liêu thúi địt. Chửi từ nhà
cầu ra tới ngoài đường, chửi từ trên bờ ra tới biển.
Vấn đề nào có liên quan tới lũ thúi tha đó là chửi ráo.
Tôi chửi đâu phải vì nhạt miệng, chửi cho thỏa cái tánh
<em>"tiếu ngạo"</em> cà tưng bỡn cợt. Cũng không vì công
việc được trả lương, bắt buộc làm (cứ chửi chính quyền
là do thế lực thù địch trả tiền thuê). Cũng không phải
để xả trét. Tôi xả trét toàn chuyện trai gái sếch truồng,
chứ đụng tới chính trị... khô bỏ mẹ. Nhưng khi nghe có
người phê bình về sự chửi, giật mình đó nghe. Thiệt tình
là tôi rất nghiêm túc để nhìn lại cách hành văn của tôi.
Nhìn lại đã đời, tôi quyết định, tiếp tục… chửi. Chửi
mạnh tợn hơn nữa. Dù có người xuề xòa bỏ qua, dù đồng
cảm hay không thích. Xin cám ơn tất cả.

Tôi biết là khi thể hiện nghịch hành với người khác thì...
Ôi ba dấu chấm. Trên mạng, có đủ mọi tiếng nói. Trong đó
có tôi, tiếng nói thằng tôi bằng tiếng chửi. Là tiếng rên
siết, là tiếng gầm gừ. Nhìn đâu cũng thấy đầy rẫy bất
công, dối trá, bạo lực xảy ra hàng ngày từ chế độ độc
tài sinh ra. Chửi việc xấu người ác, chửi chúng nó mà buồn.
Từ chửi đến rủa, chỉ muốn quét, hốt bỏ hết vào thùng
rác thì không còn là nỗi buồn nữa mà là nỗi đau. Tôi chỉ
biết lúc đau, đau cho đất nước tôi, cho đồng bào tôi. Càng
nghĩ, càng tức, cứ thế mà chửi. Đau đấy! Điểm sơ sơ
buồn, điểm sơ sơ đau. Kèm theo tiếng than sơn hà nghiêng
ngửa, bởi vì đâu? Nhận ra vấn đề, nhận ra đúng đối
tượng. Tôi đặt mục đích của tôi vào tâm điểm. Chửi hoài
chửi huỷ cũng không hết được cái xấu
cái ác vô nhân từ chúng nó. Kinh khủng thật.

Với tội bán nước, chúng nó xứng nhận-lãnh sự chửi-rủa.
Tôi thường xuyên đòi lật đổ chế độ, nhưng lại hoàn toàn
không biết phải cần làm gì, đối phó ra sao với tình trạng
sau đó, nếu thật sự chế độ này sụp đổ. Nhưng không vì
vậy mà tôi không thể nói lên cái muốn của tôi. Đúng vậy,
tôi rất muốn lật đổ chế độ. Tôi muốn biểu lộ sự
đối kháng trước bạo quyền, trước cái ác xấu, vươn tới
khát vọng đến một con đường <em>"New Life"</em>. Bàn phím chỉ
là phương tiện, một đồ vật vô tri vô giác. Chữ nghĩa nào
phải. Có người hỏi <em>"Nếu tất cả mọi người cứ dùng
bàn phím để chửi rủa chính quyền, liệu có làm thay đổi
được tình hình hay không?"</em> là một câu hỏi rất khó.
Phần tôi thú thiệt là không biết trả lời ra sao. Bởi vì tôi
không có quyền đại diện cho tầng lớp nào, hoặc có quyền
nhân danh cho bất cứ ai để tuỳ tiện đưa ra câu trả lời
dành cho vấn đề thuộc về  <em>"tất cả"</em>. 

Cũng có người nói, thay vì rủa xả nhà cầm quyền sao không
bằng hành động cùng nhau đổ ra đường. Ờ thì cũng là một
câu nói. Tại sao không làm cái này không chọn cái kia, hoặc là
mau lật đổ chế độ độc tài bà con ơi... Muốn thì ai cũng
muốn, người muốn thứ này kẻ muốn thứ kia. Muốn đề
nghị, trách móc, đòi hỏi, bày tỏ, hô hào, kêu gọi, góp ý,
chỉ dẫn, bày vẽ... thì cứ muốn. Cái muốn của cá nhân qua
bàn phím chỉ đơn giản là sự chia sẻ mọi cảm xúc, thể
hiện lập trường quan điểm riêng. Ai cũng có quyền ấp ôm
khát vọng, cho dù đó là những khát vọng thể hiện bằng con
chữ. Bất kể đó là ai, chính kiến khác nhau như nào. Chiện
bàn phím theo bàn phím... còn dzài dzài.. Việc gì cũng có tương
tác lẫn nhau, tác động lẫn nhau. Chính quyền độc tài mà
không sợ không ngán, thì nó đâu có điên cuồng đánh phá
những trang mạng. Trong cái nhà tù lớn hiện nay, với hiện
thực bế tắc, dưới gọng kèm bạo tàn. Dễ lấy được hơi,
cất lên được tiếng nói, tiếng chửi thì mừng cho nhau. Muốn
nói, muốn gào, muốn thét, muốn chửi, tư tưởng tự do tung
cánh. Bàn phím, mở ra rất nhiều cánh cửa. Nào, những ngón tay
còn chờ gì nữa. Lách cách... lách cách... 

Bè lũ bạo quyền cũng biết sử dụng bàn phím để lừa bịp
dân, bịt mắt dân, ru ngủ dân, tìm đủ cách che giấu tội bán
nước, cái tội hèn với giặc ác với dân, chửi rủa dân (gán
cho cái tên phản động) luôn cả đánh phá dân. Tôi không còn
niềm tin nào dành cho chế độ này. Qua bàn phím, gọi thẳng
tên, chỉ thẳng mặt, chửi tuốt tuồn tuột. Những dối trá
cần được nhìn suốt, những tội ác cần được đóng đinh,
để bè lũ dối trá bịp bợm bớt khoác lác huênh hoang. Dù
nặng phần cảm nhận của riêng tôi, nhưng đã là thời đại
Net cho đại chúng, chối bỏ nó là làm chuyện dư thừa. Mỗi
người đều có sự chọn lựa riêng, tay ải tay ai. Phương
hướng hành động hay đề xướng nào được cho là đúng đắn
thì mỗi người tự tìm tới tự thực hiện. Lời giải đáp
cho cuc diện là một thách đố. Nếu chung mục đích, chung
hướng đấu tranh. Cho dù có đi đường nào rồi cũng sẽ gặp
nhau, tôi tin vậy. Chỉ mong không phải ca <em>"Tại em không nói,
hay tại anh không biết. Mà tình ta tan vỡ theo thời gian"</em>.
(*)

Sống dưới chế độ độc tài cộng sản, mạnh ai nấy bức
xiềng. Một dây xích dài đến vậy, bẻ gãy từng mắc xích,
không cần biết bẻ gãy bằng cách nào. Có gì chơi nấy, dĩ
nhiên không thể bỏ qua "vũ khí" hiện đại tuyệt vời là cái
bàn phím. Không bao giờ tôi muốn tròng vòng hoa vô cổ mấy
thằng lãnh đạo độc tài bán nước buôn dân, cũng không thích
gắn hoa trên đầu súng hay ôm hôn gì hết. Tôi sử dụng bàn
phím cho nhiều mục đích, trong đó có mục đích chửi lũ chính
quyền. Chửi <em>"to"</em> lên (có chữ TO nghe cũng oai) Ảo đấy
chứ, thực đâu mà thực. Tôi cũng muốn đặt câu hỏi tới lũ
chính quyền thúi tha vô nhân tính <em>"Chúng mầy tung các lực
lượng dùng bàn phím suốt ngày suốt đêm đánh phá "cổng
thông tin", bít đường "tự do ngôn luận" của dân có thay đổi
được tình hình không?"</em> Ảo đấy chứ, thực đâu mà
thực. Ô hô!

Nói gì thì nói, thực tế, ngày nào Dân Luận còn đăng bài
viết của tôi, thì tôi còn chửi chính quyền dzài dzài. Nếu
Dân Luận từ chối không đăng với lý do <em>"đéo chịu thay
đổi"</em>, thì tôi lại... lưu vong. Tôi vẫn nói, khi nào chế
độ độc tài cộng sản này sụp đổ, thì tôi <em>"đéo
chửi"</em>... nữa.

Những ngón tay chờ hoa đưa vào mộng. Chúng mình yêu nhau nghe
em. Lách cách lách cách lách cách... Suỵt!

<em><center>Hy vọng thơm như má chớm đào,
Anh chờ em tới hẹn chiêm bao.
Dưới hoa tưởng thấy ngàn sao rụng,
Hòa lệ ân tình nguôi khát khao (**)</center></em>

<center><img src="http://www.danluan.org/files/u23/hinh_2.png" width="400"
height="400" alt="hinh_2.png" /></center>


<strong>Govapha</strong>
____________________________________________________________


(*) Lời trong bài hát <em>"Tình nghĩa đôi ta có thế thôi"</em> 

(**) Lời trong bài hát <em>"Mộng dưới hoa"</em> .

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140729/govapha-duong-vao-ban-phim-tay-ai-tay-ai),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét