Góc nhìn giới trẻ: Patrick - Về niềm đam mê và con đường phát triển cá nhân

<center><img
src="http://www.triethocduongpho.com/wp-content/themes/grido/themify/img.php?src=http://www.triethocduongpho.com/wp-content/uploads/2014/07/9022587820_c877609364_b.jpg&w=670&h=&zc=1&q=80"
width="560" /></center>

Hơn 70.000 cử nhân kỹ sư ra trường thất nghiệp hằng năm và
một ẩn số còn lớn hơn nữa là số lượng những người
trẻ ra trường đang làm việc không đúng với chuyên ngành
được đào tạo là những con số thật sự gây sốc với
những người đang quan tâm tới sự phát triển của giáo dục
Việt Nam. Trong khi hằng ngày, chúng ta phải đọc những bài báo
ra rả nói về chuyện cải cách chất lượng giáo dục, trong thi
cử, áp lực giảm tải và rất nhiều những lời chửi bới
tới những nhà làm giáo dục ở Việt Nam.

Có một câu nói của người xưa rằng: "Tiên trách kỷ hậu
trách nhân." Nếu được đặt ra một câu hỏi với 70.000 con
người kia thì tôi muốn được hỏi liệu các bạn có đam mê
với ngành nghề các bạn đã chọn chưa?

Có một sự thật đáng buồn là từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường, tôi biết nhiều bạn bè của mình đã sai lầm trong
việc định hướng nghề nghiệp của riêng mình. Họ không hề
xác định được việc họ đam mê cái gì, muốn làm cái gì,
và họ, những người sinh viên học Quản trị kinh doanh không
thể định nghĩa được Quản trị kinh doanh là gì, học ra để
làm gì, họ chỉ biết học và ra trường rồi xin việc, giống
như những bộ não được lập trình sẵn bởi các lập trình
viên là gia đình, bạn bè và xã hội. Chưa một lần họ dừng
lại và tự ngẫm xem mình có đam mê thứ mình đang học không
hay mình muốn trở thành cái gì sau khi ra trường.

Có một câu chuyện như thế này:

Người bạn của tôi thời phổ thông là một học sinh với
kết quả rất xuất sắc, đến nỗi trong giấc mơ thì tôi cũng
chẳng dám nghĩ tới chuyện điểm tổng kết Toán Lý Hóa của
tôi sẽ bằng cậu ấy. Cậu ta là người hoàn hảo trong mắt
thầy cô, gia đình, bạn bè, vì học tốt khối A nên cậu ấy
quyết định sẽ thi một trường đại học hàng đầu Việt Nam
trong một khoa chuyên ngành về kinh tế có điểm sàn cao nhất
trường vì đơn giản bạn ý nghĩ đó là khoa tốt nhất của
một trường tốt nhất, nó xứng đáng với học lực của cậu
ấy và giúp cậu ấy cùng gia đình tự hào với tất cả mọi
người mà chưa một lần tự hỏi xem bản thân mình muốn trở
thành gì trong tương lai, mình đam mê cái gì và muốn theo đuổi
công việc gì. Kết thúc kỳ thi, cậu bạn tôi đã đỗ trong
niềm hân hoan của gia đình và bạn bè và bắt đầu cuộc
đời sinh viên của mình. Hai năm sau trong một lần gặp lại
người bạn cũ, cậu ấy chia sẻ với tôi rằng học đại học
thật sự nhàm chán và khó khăn, không còn những con số toán
học, công thức vật lý, phải làm quen với những khái niệm
về kinh tế học mà còn chẳng biết nó là cái gì trong một
chương trình đào tạo lạc hậu và những thầy cô nhàm chán.
Điều mong muốn duy nhất của cậu ấy là ra được trường
với tấm bằng và xin được một công việc sau này.

Câu chuyện trên chắc hẳn là không xa lạ với nhiều bạn trẻ
hiện nay, rất nhiều câu hỏi ngô nghê từ các bạn trẻ hiện
này là học nghề hay học đại học, chọn trường dựa trên
danh tiếng hay học lực, thi khối này dễ xin việc hay khối kia
… Với tôi đó là những câu hỏi hết sức sai lầm từ trong
bản chất nhận thức của người học trong việc định hướng
bản thân trên con đường phát triển sau này.

"Tiên trách kỷ, hậu trách nhân", trước khi đổ lỗi các
nhà hoạch định giáo dục, hãy dành lại một khoảnh khắc
để nhìn lại bản thân xem bản thân mình đã thật sự cố
gắng với những gì mình đang theo đuổi chưa hay vẫn là những
suy nghĩ đơn giản trong việc định hướng nghề nghiệp.

Với quan điểm cá nhân, việc đầu tiên với mọi bạn trẻ là
các bạn cần phải chủ động tìm hiểu xem mình mạnh điểm
gì, muốn làm cái gì trong tương lai, bạn muốn trở thành một
người trong lĩnh vực nhân sự, tài chính, công nghệ thông tin
hay đơn giản chỉ là một anh thợ cơ khí. Bạn cần phải
đứng lên chính kiến của mình rằng đó làm đam mê của tôi,
tôi không thể hạnh phúc nếu không được khám phá nó và dù
cả thế giới có quay mặt đi thì tôi vẫn kiên cường nghiên
cứu thứ mà tôi đam mê vì tôi hạnh phúc với nó, đó là
cuộc sống của tôi.

Thời còn phổ thông, tôi là một cậu học trò cá biệt với
học lực trung bình khá, khả năng của tôi khó có thể học
những trường danh tiếng tại Việt Nam nên tôi luôn xác định
chỉ cần học ở một nơi, bất kể công lập hay tư thục, danh
tiếng hay bình thường, miễn là tôi có thể theo đuổi niềm
đam mê về kinh tế học của mình. Tôi đã lặn lội viết thư
tay tới trưởng khoa từng trường đại học để xin danh sách
các môn học, họ đều gửi thư lại cho tôi kèm theo nhiều tài
liệu đào tạo bổ ích mà giúp tôi biết được tôi sẽ phải
chuẩn bị những gì trong tương lai khi tôi bắt đầu làm sinh
viên. Tất cả những điều đó đã giúp tôi có được sự
chuẩn bị vững chắc nhất cho con đường đi đầy khó khăn
của mình sau này. Tôi là vậy, tôi không mong sẽ được học
ở những giảng đường danh giá, tôi chỉ quan tâm và hứng thú
với những gì mình thích mà thôi.

Biết được điểm mạnh và ngành mình đam mê, các bạn cần
lên danh sách tất cả những cơ sở giáo dục có đào tạo
ngành nghề đó, rồi sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những
trường đại học bạn đủ khả năng học lực để thi vào
đó và chuẩn bị các kiến thức để đi thi thôi. Một khi bạn
đã xác định được đâu là niềm hạnh phúc của mình, bạn
sẽ không còn bị thụ động bởi những yếu tố như giáo
trình, môi trường giáo dục hay thầy cô bởi xung quanh còn
internet, còn hàng tá các câu lạc bộ trong từng lĩnh vực, báo
chí, truyền thông là một thư viện cực lớn để bạn thỏa
chí đam mê của mình. Không quan trọng bạn học ở đâu, chỉ
cần học đúng ngành bạn thích và trở thành người giỏi
nhất, thành công trong sự nghiệp sẽ đến với bạn. Còn đến
đây tôi nghĩ rằng bạn cũng chẳng cần quan tâm thành công
lắm đâu, vì bạn đang rất hạnh phúc, hạnh phúc với thứ
mình đam mê theo đuổi.

Chúc cho trái tim của những con người trẻ sẽ luôn nhiệt
huyết với đam mê của mình để không còn những con số buồn
cho cộng đồng giới trẻ Việt.



<strong>Patrick</strong>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140720/goc-nhin-gioi-tre-patrick-ve-niem-dam-me-va-con-duong-phat-trien-ca-nhan),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét