Cho tiền người ăn xin - tiếp tay cho người lười nhác?

<em><strong>Năm lần bảy lượt cho ông ta tiền, điều đó khiến
con thấy đỡ áy náy, thấy vui vì làm được việc tốt, giúp
đỡ được người khác, nhưng như thế là ủng hộ một
người lười biếng, một người kém cỏi và một người
thiếu tự trọng...</strong></em>

Cậu con trai lên 7 của tôi rất nhạy cảm. Đi đường, hễ
thấy người ăn xin là cháu nhìn theo, ra chiều xót xa lắm. Sáng
nào tôi cũng đưa con đi học, qua một ngã tư là thấy một ông
già ăn xin. Sáng nào ông cũng ngồi đó. Những khi bố con tôi
đi gặp đúng đèn xanh, không dừng xe, tôi vẫn thấy cháu ngoái
lại quan sát xem có ai bố thí cho ông già chút tiền nào không.

Lần ấy đúng vào đèn đỏ, con tôi bảo, bố ơi bố cho ông
ấy tiền đi. Tôi móc ví, đưa 10.000 đồng cho con, bảo cháu
đưa cho ông già. Cháu đưa tờ tiền xong, thở phào, tự hào
lắm.
<center><img src="http://www.danluan.org/files/u5219/images390804_f4a.jpg"
width="450" height="341" alt="images390804_f4a.jpg" /></center>
<center><em>Một người ăn xin ngồi giữa nút giao thông Hồng
Bàng - Đỗ Ngọc Thạnh, quận 5. Ảnh: SGGP</em></center>
Mấy hôm sau, nhằm lúc đèn đỏ, cháu lại cấu vào sườn tôi,
nói: bố ơi bố cho ông ấy tiền đi. Tôi lại rút ví lấy tờ
10.000 đồng, đưa cho cháu để cháu đưa cho ông già.

Mấy hôm sau nữa, khi dừng đèn xanh đèn đỏ, không thấy ai
rộng lòng bố thí cho ông già, cháu một lần nữa năn nỉ: Bố
ơi mình giúp ông ấy nhé!

Sau khi một lần nữa đưa tờ tiền cho con, tôi dành thời gian
đi trên quãng đường đến trường còn lại để nói với con
về tình thương, lòng thiện và cách làm bố thí.

Tôi nói, con có biết tại sao xung quanh không ai cho ông ấy
tiền? Không phải vì người ta không động lòng trắc ẩn, hay
tiếc vài đồng tiền lẻ, mà bởi vì lòng tốt không thể phân
phát lung tung được. Con thử nhìn xem, ông già ấy khỏe mạnh
hơn ông nội mình, ông nội mình làm vườn tược, nuôi gà,
trồng rau, con về quê lần nào cũng thích thú và được ăn
rất ngon còn gì? Vậy mà ông già này chọn cách ngồi lì một
chỗ, chỉ giơ tay ra xin bố thí, thay vì lao động để nuôi
mình. Như thế, một là ông ấy lười, hai là ông ấy kém và ba
là ông ấy thiếu tự trọng.

Con năm lần bảy lượt cho ông ta tiền, điều đó khiến con
thấy đỡ áy náy, thấy vui vẻ vì làm được việc tốt, giúp
đỡ được người khác, nhưng như thế là con đang ủng hộ
một người lười biếng, một người kém cỏi và một người
thiếu tự trọng.

Tại sao vẫn có những người thừa sức lao động nhưng vẫn
lê lết ăn xin ở đường phố chúng ta? Bởi vì còn có những
người như bố con mình, vẫn miệt mài đều đặn cho họ
tiền, khiến họ thấy đây là một cách làm ăn tốt, có lợi
và ổn định.

Tôi chỉ nói vậy, không nói gì nhiều hơn vì con tôi còn quá
bé. Không thể nói với cháu rằng, đa phần người ăn xin là
giả, ngày họ khất thực, tối họ vào quán bar; hay họ là
nạn nhân của bọn chăn dắt, càng cho họ tiền, cơ hội thoát
ra của họ càng khó khăn hơn…

Buộc phải nói với một đứa trẻ những gì đã nói, thật
không thoải mái chút nào. Buộc phải để đứa trẻ nhìn nhận
lại lòng tốt mới nhen nhóm của mình, thật không thoải mái
chút nào. Nhưng làm gì còn lựa chọn nào khác tốt hơn là nói
thật ra như thế?

<strong><div class="rightalign">Phương Dung </div></strong>

***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140724/cho-tien-nguoi-an-xin-tiep-tay-cho-nguoi-luoi-nhac),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét