Trọng Nghĩa - Chuyện giàn khoan và "Lê Chiêu Thống" thế kỷ 21

Nhắc đến lịch sử dân tộc, người Việt Nam vẫn luôn tự
hào về những giai đoạn hào hùng chống giặc xâm lược qua
các đời Đinh, Lý, Trần, Lê với những anh hùng hào kiệt như
Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi... Bên
cạnh đó, cũng không thể quên những ông vua, quan nhu nhược,
chấp nhận bán nước cầu vinh, những kẻ góp phần tạo nên
những trang sử bi thương của dân tộc như Trần Ích Tắc, Lê
Chiêu Thống.

Nói về Lê Chiêu Thống, lịch sử ghi lại rằng, sau khi lật
đổ họ Trịnh, anh em Tây Sơn giao lại Bắc Hà cho vua Lê Hiển
Tông (1786) rồi rút quân về Nam. Vua Hiển Tông qua đời, Lê Duy
Khiêm (Lê Duy Kỳ) kế vị, hiệu là Chiêu Thống. Do không đủ
uy và tài để trị vì, đất nước rơi vào loạn lạc, Lê
Chiêu Thống phải hết dựa vào thế lực này đến thế lực
khác, từ Đinh Tích Nhưỡng đến Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi Chỉnh
bị Võ Văn Nhậm diệt, Chiêu Thống bỏ chạy sang Quảng Tây
(Trung Quốc-TQ) cầu cứu nhà Thanh. Nhân cơ hội ấy, quân Thanh
do Tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sỹ Nghị cầm đầu kéo
sang. Ngay khi vào Thăng Long, chúng đã chẳng coi Lê Chiêu Thống
ra gì. Vua phải hằng ngày sau buổi chầu lại tới bản doanh
của Nghị để nghe sai bảo, truyền việc quân, việc nước...
Trưa mùng năm Tết Kỷ Dậu (1789), Vua Quang Trung cưỡi voi tiến
vào Thăng Long, kết thúc cuộc đại phá 29 vạn quân Thanh chỉ
trong có 5 ngày. Chiêu Thống cùng gia quyến lại chạy sang TQ,
sống 15 năm và chết trên đất khách. Thật xót xa, nhục nhã
cho kẻ từng đứng đầu một nước lại chấp nhận luồn cúi,
xin ơn huệ từ kẻ xâm lược để đổi lấy vinh hoa cho bản
thân, bất chấp chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc lẫn danh
dự cá nhân.

Hơn 200 năm sau, bước sang thế kỷ thứ 21, chế độ phong kiến
biến mất, Việt Nam đã là một nước độc lập, có chủ
quyền, ở khía cạnh nào đó cũng là một quốc gia có vị thế
trên thế giới. Lịch sử đã thay đổi nhiều, nhưng vẫn còn
có những điểm tương đồng, đó là tên xâm lược phương
Bắc lại có hành vi xâm phạm chủ quyền bằng việc đưa giàn
khoan HD981 vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm
lục địa của Việt Nam. Ngày nay không còn vua, nhưng những
người đứng đầu đất nước thì vẫn có và thái độ, phản
ứng khác nhau của những cá nhân này thời gian qua đã làm
không ít người đặt câu hỏi: Tuy không phải cầu viện, nhưng
im hơi lặng tiếng trong lúc này có phải là hình ảnh của Lê
Chiêu Thống ngày nào?.

Mỗi khi có giặc ngoại xâm, người đứng đầu đất luôn
phải đứng lên hiệu triệu để quy tụ nhân tâm, Lê Hoàn (981)
và Lý Thường Kiệt (1077) với bài thơ thần "Nam quốc sơn
hà", vua Trần Nhân Tông với Hội nghị Diên Hồng và "Hịch
tướng sỹ" của Trần Hưng Đạo hay nhà Lê với bài "Bình
Ngô đại cáo" (1427) của Nguyễn Trãi... Hơn một tháng nay,
trước hành vi xâm lược trắng trợn của TQ, ông Nguyễn Tấn
Dũng đã phát biểu thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền
"<b><i>Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích
chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền
biển đảo là thiêng liêng... nhất định không chấp nhận
đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa
bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó</i></b>"; ông Vũ
Đức Đam nhấn mạnh <b>Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, TQ
dùng vũ lực cưỡng chiếm thì đời chúng ta, đời con cháu
chúng ta tiếp tục phải đòi lại cho bằng được</b> hay phát
biểu của một đại biểu Quốc hội là <b>"Dứt khoát bảo
vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, dứt khoát không chịu hèn
chịu nhục</b>".

Việt Nam không chỉ có Thủ tướng Chính phủ là người đứng
đầu, đất nước còn có Tổng Bí thư (Đảng Cộng sản Việt
Nam), còn Chủ tịch nước là người thống lĩnh các lực
lượng vũ trang, còn Chủ tịch Quốc hội nữa. Người viết
không khỏi giật mình bởi nhận xét của ông Nguyễn Hưng Quốc
(Australia) liên quan chuyện giàn khoan HD981 "<i>Chỉ có các nhà
lãnh đạo Chính phủ, từ Thủ tướng xuống Phó Thủ tướng,
Bộ trưởng và Đại tướng, các lãnh đạo khác trên nguyên
tắc, có vai trò lãnh đạo cao hơn thì lại hoàn toàn lánh mặt.
Chả lẽ họ không có gì để nói với mấy triệu đảng viên
và dân chúng Việt Nam? Tại sao? Tôi không biết. Nhưng tôi biết
chắc chắn một điều họ đang trốn tránh trách nhiệm, thoái
thác vai trò lãnh đạo của mình...</i>". Đại biểu Quốc hội
Dương Trung Quốc cũng cho rằng, <i>không chỉ có Thủ tướng,
cơ chế của Việt Nam có nhiều người đứng đầu, người dân
chờ đợi Chủ tịch nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội
phát biểu ý kiến và nên có một tiếng nói chung</i>.

<center><img src="https://www.danluan.org/files/u1/sub03/tau-tq.jpg"
width="486" height="302" alt="tau-tq.jpg" /></center>
<center><i>Tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt
Nam</i></center>

Hơn lúc nào hết, điều người dân Việt Nam mong chờ nhất lúc
này có lẽ là được nghe phát biểu của chính những người
đứng đầu đất nước về chủ trương đối phó với hành vi
xâm lược của TQ. Có như vậy mới có một dân tộc thống
nhất, đoàn kết, tin tưởng và hết lòng bảo vệ Tổ quốc,
để tất cả mọi người có thể tự tin khẳng định rằng,
những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống chỉ là quá khứ mà không
còn tồn tại dưới hình thức "im lặng" trong thế kỷ 21
này.

<b>Trọng Nghĩa</b>



***********************************

Entry này được tự động gửi lên từ trang Dân Luận
(https://www.danluan.org/tin-tuc/20140613/trong-nghia-chuyen-gian-khoan-va-le-chieu-thong-the-ky-21),
một số đường liên kết và hình ảnh có thể sai lệch. Mời
độc giả ghé thăm Dân Luận để xem bài viết hoàn chỉnh. Dân
Luận có thể bị chặn tường lửa ở Việt Nam, xin đọc
hướng dẫn cách vượt tường lửa tại đây
(http://kom.aau.dk/~hcn/vuot_tuong_lua.htm) hoặc ở đây
(http://docs.google.com/fileview?id=0B_SKdt9lFNAxZGJhYThiZDEtNGI4NC00Njk3LTllN2EtNGI4MGZhYmRkYjIx&hl=en)
hoặc ở đây (http://danluan.org/node/244).

Dân Luận có các blog dự phòng trên WordPress
(http://danluan.wordpress.com) và Blogspot (http://danluanvn.blogspot.com),
mời độc giả truy cập trong trường hợp trang Danluan.org gặp
trục trặc... Xin liên lạc với banbientap(a-còng)danluan.org để
gửi bài viết cho Dân Luận!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét